Thủ tục hải quan quá cảnh

Hiện nay, việc quá cảnh hàng hoá không còn xa lạ gì đối với các đơn vị vận chuyển trung gian và doanh nghiệp. Quá trình này không còn mất nhiều thời gian như xưa mà rất thuận lợi, chi phí cũng tiết kiệm hơn rất nhiều. Việt Nam là một địa phận thuộc khu vực quá cảnh, là nơi diễn ra nhiều thủ tục hải quan quá cảnh. Vậy hàng quá cảnh là gì? Thủ tục hải quan quá cảnh diễn ra như thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu những thông tin này trong bài viết dưới đây.

Hàng quá cảnh là gì?

Việc giao thoa giữa các nền kinh tế đã khiến cho hàng hóa được giao dịch không chỉ trong nước, mà thậm chí ra nhiều nước khác ngoài khu vực. Khái niệm hàng hóa quá cảnh cũng dần được sử dụng và phổ biến. Vậy hàng quá cảnh là gì?

Khái niệm hàng quá cảnh được hiểu một cách đơn giản là những loại hàng hóa được vận chuyển giữa các nước và cần phải đi qua lãnh thổ của Việt Nam. Thời gian hàng hóa ở lại trong nước được quy định trong một con số xác định. Các hoạt động liên quan đến hàng hóa trong thời gian quá cảnh được phép thực hiện là truyền tải, phân tách đơn và lưu kho. Để có thể lưu kho, người khai báo hải quan phải thực hiện thủ tục hải quan quá cảnh.

Nói chung, hàng hóa khi chuyển từ một nước này tới nước khác phải đi qua địa phận của một nước thứ ba. Khi hàng ở trong lãnh thổ nước thứ ba, loại hàng hóa đó được coi là hàng quá cảnh. Việc thực hiện các hoạt động và thủ tục hải quan quá cảnh đều được ghi lại tại Luật Thương Mại năm 2005.

Những công ty tiếp nhận quá trình đó được gọi là các đơn vị dịch vụ quá cảnh hàng hóa. Đây là hoạt động thương mại, theo đó các các doanh nghiệp nói trên sẽ nhận thù lao từ chủ hàng và thực hiện khai báo. 

Hàng quá cảnh là gì?
Hàng quá cảnh là gì?

Những lưu ý về hàng quá cảnh

Trong các quy định và luật pháp tại Việt Nam quy định rõ những mặt hàng được phép quá cảnh tại Việt Nam. Trong đó, một số loại khi quá cảnh cần phải xin giấy phép.

Những loại hàng hóa được chuyển cửa khẩu quá cảnh

  • Hàng hóa của nhiều chủ hàng khác nhau nhưng có chung đơn vận tải. Những hàng hóa này được kiểm tra và làm thủ tục tại nội địa.
  • Những loại hàng hóa tạm nhập để tham dự hội chợ, triển lãm hoặc các loại hàng dự hội chợ, triển lãm được tái nhập khẩu. 
  • Thiết bị, các loại máy móc hay vật tư để xây dựng và thi công công trình.
  • Nguyên vật liệu thiên nhiên hoặc nhân tạo, vật tư được kiểm tra tại nội địa.
  • Hàng hóa chuyển từ kho xuất nhập khẩu chuyển từ cửa khẩu về kho ngoại quan hoặc ngược lại.
  • Hàng hóa nhập khẩu để chế xuất của các doanh nghiệp và chuyển từ khu chế xuất ra cửa khẩu.

Ngoài ra, các loại hàng hóa quá cảnh phải được niêm phong và được bảo quản nguyên vẹn. Các loại hàng đặc biệt cần được kiểm tra bởi phương tiện kỹ thuật. Trong thời gian quá cảnh, nếu bạn thực hiện các loại hoạt động thì cần phải được sự đồng ý của cơ quan hải quan có thẩm quyền.

Sau khi làm thủ tục hải quan quá cảnh, nếu hàng hóa không còn được nguyên trạng thì phải báo ngay với cơ quan hải quan để xử lý. Trong trường hợp bạn đã thực hiện một số biện pháp phòng tránh mà không thể thông báo ngay với cơ quan, bạn có thể báo với cơ quan công an, cảnh sát biển.

Danh mục hàng phải xin phép

Danh mục hàng phải xin phép

Các loại hàng bình thường khi thực hiện thủ tục hải quan quá cảnh chỉ cần làm giấy tờ. Tuy nhiên, đối với một số mặt hàng đặc biệt, người khai hải quan còn cần phải xin giấy phép của Bộ Công Thương khi quá cảnh tại Việt Nam. Những loại hàng hóa đó là:

  • Những hàng hóa thuộc loại hàng cấm vận chuyển, cấm xuất nhập khẩu hàng hóa hoặc đang tạm ngừng xuất nhập khẩu tại Việt Nam.
  • Những loại vũ khí, đạn dược, thuốc nổ có độ nguy hiểm cao.
  • Thuốc lá, xì gà các loại.
  • Các mặt hàng chuyên dụng để phục vụ an ninh, quốc phòng.
  • Những loại gỗ từ các nước có chung đường biên giới với Việt Nam.

Thủ tục hải quan quá cảnh đối với hàng hóa

Khi thực hiện các thủ tục hải quan quá cảnh đối với các loại hàng hóa, bạn cần chú ý đến những vấn đề về thời gian và chuẩn bị đủ giấy tờ. Người khai hải quan có thể là chủ của hàng quá cảnh, người trung gian thực hiện thủ tục, đại lý làm thủ tục hoặc chủ phương tiện vận chuyển. 

Địa điểm thực hiện thủ tục hải quan quá cảnh

Thủ tục hải quan quá cảnh phải được thực hiện ở trụ sở cơ quan hải quan tại cửa khẩu nhập hàng đầu tiên. Trước khi xuất cảnh, bạn cũng cần làm thủ tục tại cửa khẩu cuối cùng. Nếu hàng hóa đến từ các nước thành viên ASEAN, bạn có thể thực hiện tại Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu.

Nếu hàng hóa quá cảnh từ Việt Nam đến các nước khác, chi cục có thể được thực hiện tại Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu hoặc Chi cục hải quan cửa khẩu xuất. Đối với hàng hóa làm thủ tục trên Hệ thống ACTS, bạn chỉ thực hiện thủ tục tại các cửa khẩu quốc tế là cầu Treo (tại Hà Tĩnh), Lao Bảo (tại Quảng Trị) và Mộc Bài (tại Tây Ninh).

Thời gian quá cảnh

Theo quy định, thời gian quá cảnh của hàng hóa tại lãnh thổ Việt Nam tối đa trong vòng 30 ngày. Thời gian được tính từ ngày mà doanh nghiệp đã làm xong thủ tục hải quan quá cảnh. trừ trường hợp được lưu kho hoặc chịu hư hại còn chờ giải quyết.

Những loại hàng hóa hư hỏng cần thời gian để khắc phục và phải được cơ quan hải quan chấp thuận. Trong thời gian lưu kho để khắc phục hư hỏng, hàng hóa vẫn phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan có thẩm quyền. 

Hồ sơ hải quan

Khi thực hiện thủ tục hải quan quá cảnh, doanh nghiệp hoặc đại lý hải quan cần chuẩn bị đủ các loại hồ sơ sau:

  • Tờ khai quá cảnh hải quan đầy đủ các thông tin và chỉ tiêu theo tiêu chuẩn Bộ Tài chính ban hành.
  • Giấy phép quá cảnh hoặc chứng từ tương tự và hợp pháp. 
  • Thư bảo lãnh hoặc chứng từ đã đóng tiền thuế bảo lãnh, đặt cọc. 
  • Tờ khai hàng hóa đã xuất khẩu hoặc đã làm thủ tục xuất khẩu.

Nếu bạn muốn thay đổi hình thức vận chuyển của hàng hóa, bạn cũng cần phải thực hiện các yêu cầu và làm giấy phép. 

Trách nhiệm các bên làm thủ tục hải quan quá cảnh

Đối với người khai hải quan, cần phải khai đầy đủ, chính xác các thông tin cùng với các chứng từ theo quy định của pháp luật. Nếu đăng ký thủ tục hải quan quá cảnh qua Hệ thống ACTS, cần chuẩn bị bản cứng để giao cho cơ quan hải quan. Khi được yêu cầu kiểm tra, người khai báo hải quan phải xuất trình hàng hóa. 

Đối với chi cục hải quan ngoài cửa khẩu, cần kiểm tra và đối chiếu các thông tin và trên hệ thống ACTS. Nếu giấy tờ chưa đầy đủ hoặc còn nghi vấn, trách nhiệm của họ là thông báo lại và kiểm tra thực tế hàng hóa. Nếu kết quả không phù hợp, chi cục hải quan có trách nhiệm yêu cầu người khai chuẩn bị, bổ sung các loại giấy tờ.

Chi cục hải quan cũng có nhiệm vụ thực hiện niêm phong hàng hóa, giám sát hàng hóa lưu kho. Khi giao hàng, cần đảm bảo hàng hóa vẫn còn nguyên vẹn như lúc đầu ký gửi. Khi hàng hóa xuất quan, chi cụ phải giám sát và xác nhận đã xuất hàng. 

Thủ tục hải quan quá cảnh đối với hàng hoá
Thủ tục hải quan quá cảnh đối với hàng hoá

Hủy tờ khai hải quan quá cảnh

Trong những trường hợp này, doanh nghiệp hoặc người khai hải quan có thể hủy tờ khai hải quan:

  • Quá 15 ngày kể từ ngày khai báo và nhận số hồ sơ, tuy nhiên doanh nghiệp không xuất trình hàng hóa để kiểm tra. Hàng hóa không được đưa đến cửa khẩu, cơ quan có quyền hủy tờ khai của doanh nghiệp.
  • Quá hạn 15 ngày kể từ ngày khai báo và được Hệ thống ACTS chấp thuận. Tuy nhiên, cơ quan hải quan chưa phê duyệt được do lỗi hệ thống.
  • Một lô hàng nhưng lại khai quá nhiều tờ khai, các thông tin trong tờ khai sai sự thật hoặc không chính xác. 

Trong những trường hợp này, người khai hải quan gửi đề nghị hủy tờ khai trên hệ thống ACTS. Khi nhận được tờ hủy, trong 8 giờ làm việc cơ quan hải quan kiểm tra lý do thực tế và phản hồi cho người khai báo qua hệ thống. Trong trường hợp phía hải quan hủy tờ khai, Chi cục cũng phải thông báo cho chủ hàng qua hệ thống.

Trong trường hợp người khai hủy thủ tục hải quan quá cảnh nhưng khi kiểm tra, không có thông tin vi phạm của lô hàng thì quá trình chỉ được thực hiện sau khi lô hàng được xác nhận là không vi phạm pháp luật. 

Hệ thống điện tử ACTS

Hệ thống ACTS giải quyết và cho phép người dùng thực hiện thủ tục hải quan quá cảnh. Giao diện hệ thống có các chức năng khai, phản hồi thông tin về thủ tục hải quan. Thông qua hệ thống, tờ khai sẽ được chuyển đến cơ quan hải quan và người khai báo cũng nhận được phản hồi. 

Thông qua đó, người khai báo, cơ quan hải quan và chủ lô hàng có thể trao đổi thông tin trong suốt hành trình quá cảnh. Các loại số liệu cũng sẽ được thông báo và ghi lại trực tiếp trên hệ thống điện tử

Hệ thống ACTS hoạt động trong suốt 24 giờ mỗi ngày và cả tuần, bạn không cần mất thời gian chờ đợi thời gian làm việc hành chính của cơ quan. Tại bất cứ đâu, bạn đều có thể khai báo và hoàn tất thủ tục và không nhất thiết phải tới chi cục hải quan. 

Khi khai báo trên hệ thống, mọi thông tin của doanh nghiệp và lô hàng đều được đảm bảo bí mật. Bí mật thương mại và kinh doanh, các giao dịch giữa các bên, giữa hệ thống và người khai quan đều được bảo mật theo các quy định về an toàn thông tin của pháp luật.

Mọi thông tin được khai đều chính xác, khách quan, đảm bảo thời gian kịp thời và nhanh chóng. Điều này có lợi rất lớn đối với người khai hải quan khi được tiết kiệm về thời gian, chi phí. Với cơ quan hải quan, lượng công việc được giảm bớt và công việc thực hiện hiệu quả hơn.

Huỷ tờ khai hải quan quá cảnh
Huỷ tờ khai hải quan quá cảnh
Trách nhiệm của người khai hải quan đối với hàng hóa quá cảnh được quy định?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 43 Nghị định 08/2015/NĐ-CP và được sửa đổi bởi khoản 19 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP. Quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thì người khai hải quan đối với hàng hóa quá cảnh có những trách nhiệm sẽ được quy định.
Trong đó nhấn mạnh trách nhiệm đảm bảo nguyên trạng hàng hóa, niêm phong hải quan, nguyên niêm phong của hãng vận chuyển.

Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa quá cảnh bao gồm những tài liệu được quy định trong văn bản nào?

Theo khoản 2 Điều 43 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 19 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP. Quy định về thủ tục hải quan với hàng hóa quá cảnh.
Cụ thể: hồ sơ hải quan đối với hàng hóa quá cảnh bao gồm: tờ khai vận chuyển hay chứng từ thay thế tờ khai vận chuyển và bản kê chi tiết hàng hóa quá cảnh theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành.

Thủ tục hải quan của hàng hóa quá cảnh cần phải được thực hiện tại cơ quan nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 43 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 19 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP thì thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh phải được thực hiện tại trụ sở hải quan. Nơi cửa khẩu nhập hàng đầu tiên và cửa khẩu xuất hàng cuối cùng.
Trong trường hợp hàng hóa quá cảnh đóng chung trong cùng một container hoặc toa xe chở hàng với hàng nhập khẩu, xuất khẩu, đóng chung với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh.
Đối với trường hợp hàng hóa quá cảnh theo các Hiệp định đa phương được Việt Nam ký kết tham gia, thì phải thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ ban hành.

Thủ tục hải quan quá cảnh là loại thủ tục cần thiết với mỗi doanh nghiệp và nên được đầu tư, tìm hiểu. Hy vọng bài viết trên cung cấp cho bạn nhiều thông tin có ích, giúp cho hoạt động khai báo hàng quá cảnh của doanh nghiệp diễn ra nhanh chóng, hiệu quả hơn. 

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết, hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về Thủ tục hải quan quá cảnh. Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ hotline: 0972433318 để được tư vấn chi tiết hoặc để lại comment.

Công ty cổ phần Dịch vụ và Thương mại quốc tế OZ Việt Nam

Địa chỉ: Số 8/162 Nguyễn Văn Cừ, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: 0972433318

Email: xnkngantin@gmail.com

Đánh giá post