Văn bản Luật Hải quan Việt Nam

Văn bản Luật Hải quan mới nhất hiện nay là gì? Tầm quan trọng của văn bản pháp luật đối với hoạt động của ngành như thế nào?

Bạn đang thắc mắc về cách xuất nhập khẩu một mặt hàng hoặc một lô hàng nào? Bạn chưa rõ quy trình xuất khẩu một hàng hóa đi nước ngoài hoặc vận chuyển hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam? Hay các vấn đề liên quan đến bảo hiểm, xuất xứ hàng hóa, thuế, giấy phép,..  Tất cả các vấn đề trên được quy định chi tiết trong văn bản luật hải quan. Vậy đó là gì? Quy định những vấn đề gì? Cùng chúng tôi giải đáp cụ thể trong nội dung bài viết dưới đây.

Văn bản Luật Hải quan là gì?

Văn bản luật hải quan chính là một trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, nằm ở vị trí thứ 2 sau Hiến pháp. Bên cạnh Luật Hải quan chính là các văn bản hướng dẫn có liên quan, ví dụ như Nghị định, Thông tư,…..

Văn bản Luật Hải quan mới nhất là văn bản nào?

Luật Hải quan mới nhất chính là Luật Hải quan năm 2014. Luật có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01/01/2015, được thông qua tại kỳ họp thứ 7 của Quốc hội khóa XIII.

Luật Hải quan 2014 thay thế cho Luật Hải quan 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan năm 2005. Luật Hải quan hiện hành đã có điểm mới tiến bộ song vẫn kế thừa một số quy định tại văn bản pháp luật trước đây.

Luật Hải quan được xây dựng trên nguyên tắc nào?

Cũng giống như hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật khác, Luật Hải quan năm 2014 được xây dựng trên 06 (sáu) nguyên tắc sau:

“1. Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.

2. Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

3. Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật.

4. Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.

5. Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

6. Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.”

Luật Hải quan được xây dựng trên nguyên tắc nào?
Luật Hải quan được xây dựng trên nguyên tắc nào?

Văn bản Luật Hải quan có ý nghĩa như thế nào?

Theo các ý kiến đánh giá từ Vụ Pháp chế của Tổng cục Hải quan, Luật Hải quan năm 2014 có ý nghĩa chính trị và tầm quan trọng đặc biệt đối với công cuộc cải cách, hiện đại hóa Hải quan Việt Nam. Đồng thời, tạo nền tảng pháp lý cho Hải quan Việt Nam, pháp luật để tiếp tục thực hiện Chiến lược phát triển hải quan, Chiến lược phát triển tài chính, đáp ứng yêu cầu hội nhập sâu, rộng trong thời kỳ mới.

Luật Hải quan là văn bản quy phạm pháp luật quan trọng, điều chỉnh toàn bộ hoạt động nghiệp vụ của ngành Hải quan. Bên cạnh đó, nó cũng là cơ sở để xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực hải quan.

Luật Hải quan áp dụng với các đối tượng nào?

Căn cứ theo Điều 2 của Luật Hải quan năm 2014 thì các đối tượng áp dụng bao gồm 4 nhóm sau:

“1. Tổ chức, cá nhân thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hoá, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.

2. Tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.

3. Cơ quan hải quan, công chức hải quan.

4. Cơ quan khác của Nhà nước trong việc phối hợp quản lý nhà nước về hải quan.”

Như vậy, đối tượng điều chỉnh của văn bản này khá rộng bao gồm các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tìm hiểu thêm: hải quan là gì

Quy định trong văn bản Luật Hải như thế nào?

Luật được chia thành 8 chương, gồm 104 Điều cụ thể:

  • Chương 1: Những quy định chung, tức là quy định những vấn đề chung nhất của văn bản, từ Điều 1 đến hết Điều 11
  • Chương 2: Nhiệm vụ, tổ chức của hải quan, từ Điều 12 đến Điều 15
  • Chương 3: Thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan, được chia thành 09 mục với các nội dung khác nhau và tuân thủ trình tự nhất định.
  • Chương IV: tổ chức thu thuế và các khoản thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, từ Điều 83 đến Điều 86
  • Chương V:  Phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, từ Điều 87 đến Điều 92
  • Chương VI: Thông tin hải quan và thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, từ Điều 93 đến Điều 98
  • Chương VII: Quản lý nhà nước về hải quan, từ Điều 99 đến Điều 100
  • Chương VIII: Điều khoản thi hành, từ Điều 101 đến Điều 104.
Luật Hải quan áp dụng với các đối tượng nào?
VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ HẢI QUAN áp dụng với các đối tượng nào?

Bất cập và giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát hàng giả về sở hữu trí tuệ xuất khẩu, quá cảnh

Hàng giả mạo

Hàng hóa giả mạo về SHTT theo quy định của pháp luật SHTT Việt Nam bao gồm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý và hàng hóa bị sao chép lậu.

Theo đó, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được định nghĩa là hàng hóa, bao bì hàng hóa có nhãn hiệu, dấu hiệu trùng nhau hoặc rất khó để phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ nhưng được sử dụng cho cùng mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu, tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý đó. Vi phạm bản quyền là bản sao được tạo ra mà không được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan.

Xuất khẩu hàng hóa

Xuất khẩu hàng hóa là việc đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ của một quốc gia hoặc đưa vào một khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật, như: ưu đãi hải quan, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu phi thuế quan trên lãnh thổ…

Hàng hóa xuất khẩu có thể là hàng hóa do tổ chức, cá nhân trong nước hoặc doanh nghiệp trong nước sản xuất, khu công nghiệp, khu chế xuất nhận gia công cho thương nhân nước ngoài sau đó xuất khẩu ra nước ngoài theo hợp đồng gia công hoặc dưới hình thức sản xuất hàng xuất khẩu. 

Qúa cảnh hàng hóa

Quá cảnh hàng hóa tức là thực hiện việc vận chuyển hàng hóa thuộc quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ quốc gia, bao gồm chuyển tải, chuyển tải, lưu kho, chia tách ký gửi, chuyển đổi phương thức vận tải hoặc các công việc khác được thực hiện trong quá trình vận chuyển. Thực chất của quá cảnh hàng hóa là mượn đường đi qua lãnh thổ để đưa hàng hóa sang nước thứ ba. 

Thông thường, chủ hàng hóa là tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam thì phải thuê thương nhân Việt Nam kinh doanh dịch vụ quá cảnh thực hiện. Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn tự mình hoặc thuê thương nhân nước ngoài thực hiện việc quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam thì phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về quá cảnh.

Luật quy định cơ quan hải quan có thẩm quyền kiểm tra, giám sát, kiểm soát các loại hàng giả không phân biệt hàng xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh. Điều 73 Luật Hải quan 2014 quy định cơ quan hải quan có quyền kiểm tra, giám sát các loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. 

Tuy nhiên hoạt động này không tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh, hàng hóa phi mậu dịch như hàng viện trợ nhân đạo, tài sản di chuyển, hàng hóa được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao, hành lý, quà biếu, quà tặng theo tiêu chuẩn miễn thuế.

Giải pháp

  • Cần xác định hàng giả về SHTT là hàng hóa có nguy cơ gây nguy hại đến an ninh, sức khỏe của cộng đồng, người tiêu dùng và toàn xã hội. Vì vậy, pháp luật cần quy định chính sách kiểm soát hàng giả liên quan đến SHTT như chính sách đối với hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo pháp luật thương mại và phải kiểm soát theo chế độ hàng cấm xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Khi pháp luật đã giao quyền kiểm tra, giám sát, kiểm soát hàng hóa giả mạo SHTT xuất khẩu, quá cảnh thì phải cung cấp cho cơ quan hải quan có thẩm quyền để tạm dừng làm thủ tục hải quan và xử lý vi phạm cho loại này. Vì vậy, cần xác định hành vi xuất khẩu, quá cảnh hàng hóa giả mạo SHTT là hành vi xâm phạm quyền bị xử lý vi phạm hành chính và giao cơ quan hải quan xử lý vi phạm đối với hành vi này. Việc vi phạm này nhằm đảm bảo việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm kịp thời.
  • Cần nghiên cứu để đạt được mức tối thiểu của Hiệp định TRIPs về cơ chế kiểm soát hải quan đối với việc xuất khẩu và quá cảnh hàng giả liên quan đến quyền SHTT. 
  • Đồng thời, xét thấy bản chất của hoạt động quá cảnh là mượn lối đi không xâm hại đến lãnh thổ quốc gia, cơ quan hải quan sẽ kiểm soát hàng hóa xuất khẩu giả mạo quyền SHTT như đối với hàng hóa nhập khẩu. giả mạo SHTT nhưng không bắt giữ, xử lý hàng giả mạo SHTT quá cảnh lãnh thổ Việt Nam. Vì vậy, pháp luật cần quy định rõ phạm vi loại trừ kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm cả hàng hóa quá cảnh. 
  • Cơ quan hải quan sẽ không kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan, khám xét hàng hóa quá cảnh mà chỉ giám sát nguyên trạng hàng hóa khi qua lãnh thổ, đảm bảo đúng quy định. tuân thủ các quy định của pháp luật về quá cảnh trong thương mại quốc tế
Bất cập và giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát hàng giả về sở hữu trí tuệ xuất khẩu, quá cảnh
Bất cập và giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát hàng giả về sở hữu trí tuệ xuất khẩu, quá cảnh

Người khai hải quan, người nộp thuế có các quyền và nghĩa vụ được nói đến trong văn bản luật nào?

Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan, người nộp thuế được quy định tại Điều 8 Luật Hải quan, Điều 2 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

Văn bản luật nào nêu rõ khi khai hải quan người khai hải quan cần phải làm gì?

Người khai hải quan cần làm đầy đủ các yêu cầu theo quy định tại Điều 29 Luật Hải quan, Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ và Điều 18 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.

Thời hạn khai và nộp tờ khai được quy định tại văn bản luật nào?

Thời hạn khai và nộp tờ khai được quy định theo Điều 25 Luật Hải quan, Khoản 8 Điều 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về văn bản luật hải quan và các vấn đề xoay quanh. Luật Hải quan là kim chỉ nam để định hướng cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể thực thi một cách đồng bộ, thống nhất. Do đó, việc hiểu rõ các quy định của pháp luật hải quan rất cần thiết, vừa giúp đảm bảo quyền lợi của chính mình. Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào đừng quên liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé.

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết, hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về Văn bản Luật Hải quan Việt Nam. Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ hotline: 0972433318 để được tư vấn chi tiết hoặc để lại comment.

Công ty cổ phần Dịch vụ và Thương mại quốc tế OZ Việt Nam

Địa chỉ: Số 8/162 Nguyễn Văn Cừ, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: 0972433318

Email: xnkngantin@gmail.com.

Đánh giá post