Rượu ngày càng được tiêu thụ mạnh mẽ ở Việt Nam. Do đó thủ tục nhập khẩu rượu cũng từ đó mà được quan tâm và chú ý đến. Để tìm hiểu rõ hơn về thủ tục nhập khẩu rượu từ nước ngoài về Việt Nam mới nhất, hãy cùng xem tiếp những chia sẻ dưới đây của OZ Freight nhé.
Căn cứ pháp lý khi nhập khẩu rượu
Dưới đây là các chính sách pháp luật khi nhập khẩu rượu về Việt Nam:
- Nghị định 105/2017/NĐ-CP
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP
- Luật thuế tiêu thụ đặc biệt
Mã HS code và thuế nhập khẩu của rượu
Mã HS code của rượu mời quý vị tham khảo nhóm 2204, 2205, 2206, 2207, 2208.
Việc xác định chi tiết mã HS code của một mặt hàng nào đó cần phải dựa vào tính chất, thành phần và nồng độ để áp mã cho phù hợp nhất.
Theo quy định, căn cứ để áp mã HS code vào hàng hóa thực tế nhập khẩu tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở có catalogue, tài liệu kỹ thuật đi kèm hoặc đi giám định tại Cục Kiểm định hải quan, kết quả kiểm tra thực tế của hải quan và kết quả của Cục Kiểm định hải quan xác định chính là cơ sở pháp lý để áp mã HS code đối với hàng hóa nhập khẩu.
Mức thuế nhập khẩu của rượu là:
- Thuế nhập khẩu: 50%
- Thuế tiêu thụ đặc biệt: 30%
- Thuế giá trị gia tăng: 10%
Bài báo liên quan: thủ tục nhập khẩu các loại hàng hóa
Thủ tục nhập khẩu rượu về Việt Nam mới nhất
Căn cứ theo Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC cấp ngày 25/3/2015, hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu rượu, doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Có giấy phép nhập khẩu đủ điều kiện kinh doanh và phân phối rượu.
- Tiến hành thủ tục công bố sản phẩm rượu trước khi mặt hàng về.
- Hàng về tiến hành kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm.
- Tiến hành đăng ký và dán tem tại cửa khẩu nhập. Tem này do Tổng Cục Hải Quan phát hành.
Các loại:
- rượu vang
- rượu sake
- rượu vodka
- rượu cocktail
Giấy phép xin kinh doanh rượu
Hồ sơ xin cấp Giấy phép gồm có:
- Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. .
- Bảng kê các trang thiết bị của kho.
- Đề án buôn rượu.
- Hồ sơ pháp lý (Hợp đồng đại lý phân phối; Giấy phép bán buôn hoặc bán lẻ của từng đại lý; Giấy phép đăng ký kinh doanh của từng đại lý).
- Hợp đồng thuê kho có diện tích từ 300m2 trở lên.
- Bản sao công chứng giấy xác nhận đủ điều kiện môi trường của kho hàng.
- Bản sao công chứng giấy xác nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy.
- Hợp đồng thuê xe có trọng tải từ 500kg trở lên (tối thiểu 03 xe)
- Xác nhận số dư tài khoản công ty (tối thiểu 01 tỷ)
- Đơn xin cấp phép.
Xem thêm: Nhập khẩu bia về việt nam
Hồ sơ được gửi về Bộ công thương để xin xét duyệt. Lưu ý kiểm định định kỳ đối với sản phẩm theo quy định, nếu giấy phép có giá trị thời hạn là 5 năm kiểm định 6 tháng/1 lần
Công bố tiêu chuẩn chất lượng rượu nhập khẩu từ nước ngoài
Doanh nghiệp nhập khẩu rượu bắt buộc phải xin giấy phép Công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm nhập khẩu. hồ sơ công bố bao gồm:
- Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
- HACCP hoặc ISO 22000 nếu có
- Kiểm nghiệm do nhà sản xuất cấp. Trong trường hợp nhà sản xuất không thể tiến hành được kiểm nghiệm hoặc không cung cấp kiểm nghiệm hợp lệ thì cơ quan chức năng sẽ tiến hành kiểm nghiệm sản phẩm theo đúng quy định của pháp luật.
Nhãn mác của rượu khi nhập khẩu
Rượu nhập khẩu cần có đầy đủ nhãn mác theo quy định hiện hành.
Nhãn của rượu bắt buộc phải thể hiện được các nội dung sau:
- Định lượng.
- Hàm lượng etanol.
- Hạn sử dụng (nếu có).
- Hướng dẫn bảo quản (đối với rượu vang).
- Thông tin cảnh báo (nếu có).
- Mã nhận diện lô (nếu có).
Thủ tục nhập khẩu rượu mới nhất
Để tiến hành làm thủ tục hải quan nhập khẩu rượu, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị bộ hồ sơ, chứng từ hải quan theo quy định tại Thông tư 38/2015/TT-BTC bao gồm
Hồ sơ thông quan rượu vang gồm có:
- Hóa đơn thương mại
- Bảng kê hàng hóa
- Vận đơn
- Giấy chứng nhận xuất xứ
- Giấy chứng nhận phân tích thành phần, hàm lượng,… do nhà sản xuất cung cấp
- Các chứng từ khác (nếu có)
Một số câu hỏi thường gặp
Mức thuế khi nhập khẩu rượu?
– Thuế nhập khẩu: 50%
– Thuế tiêu thụ đặc biệt: 30%
– Thuế giá trị gia tăng: 10%
Nhãn mác hàng hóa khi tiến hành nhập khẩu?
Hàng nhập khẩu phải có đầy đủ nhãn mác theo quy định hiện hành, bao gồm:
– Tên hàng hóa
– Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp chịu trách nhiệm về hàng hóa
– Xuất xứ hàng hóa
– Một số nội dung quy định khác tùy theo từng loại hàng hóa
Mức thuế khi nhập khẩu rượu?
– Thuế nhập khẩu: 50%
– Thuế tiêu thụ đặc biệt: 30%
– Thuế giá trị gia tăng: 10%
Nhãn mác hàng hóa khi tiến hành nhập khẩu?
Hàng nhập khẩu phải có đầy đủ nhãn mác theo quy định hiện hành, bao gồm:
– Tên hàng hóa
– Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp chịu trách nhiệm về hàng hóa
– Xuất xứ hàng hóa
– Một số nội dung quy định khác tùy theo từng loại hàng hóa
Trên đây là những thủ tục nhập khẩu rượu mới nhất Quý doanh nghiệp có thể tham khảo để nhập khẩu rượu về Việt Nam một cách nhanh chóng và thuận lời. Cần thêm thông tin hoặc tư vấn chi tiết, Quý doanh nghiệp hãy liên hệ ngay với OZ Việt Nam chúng tôi!