Quy định về thuế chống bán phá giá mới nhất 2024

Thuế chống bán phá giá – loại thuế nhập khẩu bổ sung đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ “thuế chống bán phá giá là gì?” theo quy định của pháp luật về thuế chống bán phá giá như sau:

Bán phá giá là gì?

Bán phá giá là một hiện tượng xảy ra khi một hàng hóa của nước này được xuất khẩu vào nước khác với một mức giá thấp hơn mức giá trị thông thường của hàng hóa tương tự tại các nước xuất khẩu.

ban pha gia 1
Bán phá giá là gì?

Thuế chống bán phá giá là gì?

Thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước theo quy định tại khoản 5, điều 4, Luật thuế xuất nhập khẩu.

Từ khái niệm trên, có thể thấy, thuế chống bán phá giá là loại thuế đánh vào hoạt động nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, không phải hoạt động nhập khẩu nào cũng thuộc đối tượng phải nộp thuế mà nó chỉ áp dụng cho những hoạt động nhập khẩu vào Việt Nam gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước hoặc đe dọa gây thiệt hại đối với các hoạt động sản xuất trong nước.

thue chong ban pha gia
Thuế chống bán phá giá

Điều kiện, nguyên tắc, thời gian áp dụng, thời hạn áp dụng thuế chống phá giá

Thứ nhất: Về điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá được quy định tại khoản 1, điều 12, Luật thuế xuất nhập khẩu 2016

“ Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá:

a) Hàng hóa nhập khẩu bán phá giá tại Việt Nam và biên độ bán phá giá phải được xác định cụ thể;

b) Việc bán phá giá hàng hóa là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước”.

Thứ hai: Về nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá.

Nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá được quy định tại khoản 2, điều 12, Luật Thuế xuất nhập khẩu 2016, bao gồm 4 nguyên tắc sau:

“a) Thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước;

b) Việc áp dụng thuế chống bán phá giá được thực hiện khi đã tiến hành Điều tra và phải căn cứ vào kết luận Điều tra theo quy định của pháp luật;

c) Thuế chống bán phá giá được áp dụng đối với hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam;

d) Việc áp dụng thuế chống bán phá giá không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế – xã hội trong nước”.

Thứ ba: Về thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá. Thời hạn áp dụng thuế bán phá giá quy định tại khoản 3 điều 13, Luật chống bán phá giá 2016 như sau:

“ Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá không quá 05 năm, kể từ ngày quyết định áp dụng có hiệu lực. Trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá có thể được gia hạn”.

Ở nội dung trên, chúng ta đã nắm được về định nghĩa thuế chống bán phá giá là gì?, trong nội dung này chúng tôi xin giới thiệu tới quý vị về cách thức, điều kiện áp thuế chống bán phá giá.

Để một quốc gia nhập khẩu tiến hành áp thuế chống bán phá giá đối với pháp nhân thương mại có hành vi bán phá giá của quốc gia xuất khẩu thì quốc giá nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện sau:

Quốc gia nhập khẩu phải mở quy trình điều tra chống bán phá giá một cách kỹ lưỡng, phù hợp với những quy trình tố tụng cụ thể, đồng thời phải chứng minh được 3 yếu tố sau:

– Thứ nhất, phải có hành vi bán phá giá. Đây là hành vi thực tế, xảy ra trên thị trường của quốc gia nhập khẩu.

– Thứ hai, có thiệt hại vật chất đáng kể xảy ra.

– Thứ ba, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá với thiệt hại vật chất.

thoi han ap dung thue chong ban pha gia
Thời hạn áp dụng thuế bán chống phá giá

Lưu ý: Các cuộc điều tra chống phá giá phải chấm dứt ngay lập tức nếu cơ quan có thẩm quyền xác định được rằng biên độ phá giá quá nhỏ dưới mức 2% giá xuất khẩu.

Các điều kiện khác cũng được nêu ra trong Hiệp định AD chẳng hạn như: Cơ quan có thẩm quyền cũng phải chấm dứt điều tra nếu hàng hóa nhập khẩu được bán phá giá với số lượng không đáng kể, tức lượng hàng xuất khẩu bán phá giá của một nước thấp hơn 3% tổng giá trị nhập khẩu của sản phẩm đó. Tuy nhiên, các cuộc điều tra AD có thể được tiếp tục nếu tổng lượng hàng xuất khẩu bán phá giá của những nước thuộc diện này chiếm ít nhất 7% tổng giá trị nhập khẩu.

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết, hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về Thuế chống bán phá giá. Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ hotline: 0972433318 để được tư vấn chi tiết hoặc để lại comment.

Công ty cổ phần Dịch vụ và Thương mại quốc tế OZ Việt Nam

Địa chỉ: Số 8/162 Nguyễn Văn Cừ, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: 0972433318

Email: xnkngantin@gmail.com

Đánh giá post