Thủ tục nhập khẩu thức ăn cho thú cưng

Hiện nay, nhu cầu sử dụng thức ăn cho thú cưng ngày càng nhiều, kéo theo thủ tục nhập khẩu thức ăn cho thú cưng ngày càng trở nên phổ biến.

Thức ăn cho thú cưng có thể bao gồm các loại như: thức ăn cho chó, mèo, chuột hamster… và có thể là chế phẩm tạo nguồn năng lượng hoặc nguồn dinh dưỡng từ thịt, cỏ, hoặc những nguyên liệu tự nhiên khác. Vậy thủ tục nhập khẩu hàng hóa này bao gồm những gì? Chi tiết sẽ có trong bài viết dưới đây!

Căn cứ chính sách pháp luật khi nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

  • Căn cứ theo Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT cấp ngày 30/06/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật khi nhập khẩu thuộc đối tượng phải kiểm dịch động vật.
  • Căn cứ theo Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT cấp ngày 05/09/2014 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc thực vật khi nhập khẩu thuộc đối tượng phải kiểm dịch thực vật.
  • Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 39/2017/NĐ-CP và Thông tư số 28/2017/TT-BNNPTNT cấp ngày 25/12/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành về Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ thì khi nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng trước khi thông quan.
Căn cứ chính sách pháp luật khi nhập khẩu thức ăn chăn nuôi - Bill Trading Co.,LTD

Mã HS code và thuế nhập khẩu của thức ăn cho thú cưng

Thức ăn cho thú cưng có mã HS code thuộc Phần IV, Chương 23

Phần IV: THỰC PHẨM CHẾ BIẾN; ĐỒ UỐNG, RƯỢU MẠNH VÀ GIẤM; THUỐC LÁ VÀ CÁC LOẠI NGUYÊN LIỆU THAY THẾ THUỐC LÁ ĐÃ CHẾ BIẾN

Chương 23: Phế liệu và phế thải từ ngành công nghiệp thực phẩm; thức ăn gia súc đã chế biến. Chi tiết có trong bảng dưới đây mời bạn tham khảo:

Mã HS Mô tả hàng hóa Thuế GTGT (%) Thuế nhập khẩu thông thường (%) Thuế nhập khẩu ưu đãi (%)
2309 – Chế phẩm dùng trong chăn nuôi động vật.
230910  – Thức ăn cho chó hoặc mèo, đã đóng gói để bán lẻ:      
23091010  – Chứa thịt 5 10.5 7
23091090  – Loại khác 5 10.5 7

Hướng dẫn chi tiết thủ tục nhập khẩu thức ăn cho thú cưng

Thức ăn cho thú cưng nhập khẩu được chia làm hai dạng: một là sản phẩm nhập khẩu đã có trong danh mục thức ăn chăn nuôi được phép nhập khẩu vào Việt Nam, hai là chưa có trong danh mục.

  • Đối với sản phẩm đã có trong danh mục thức ăn chăn nuôi được phép nhập khẩu vào Việt Nam, mỗi lô hàng khi nhập khẩu về Việt Nam phải thực hiện thủ tục Đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng.
  • Đối với sản phẩm chưa có trong danh mục thức ăn chăn nuôi được phép nhập khẩu vào Việt Nam, khi nhập khẩu lô hàng phải thực hiện làm giấy phép lưu hành.

Sau đây, chúng ta cùng đi vào chi tiết từng loại hồ sơ cần thiết để làm thủ tục nhập khẩu thức ăn cho thú cưng

Giấy phép lưu hành thức ăn cho thú cưng

Như đã đề cập bên trên, đối với các sản phẩm thức ăn cho thú cưng không nằm trong danh mục sản phẩm thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam theo Thông Tư số 02/2019/TT-BNNPTNT thì khi nhập khẩu cần phải đăng ký lưu hành theo nghị định số 39/2017/NĐ-CP .

Hồ sơ làm giấy phép lưu hành gồm: 

  • Đơn đăng ký nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS được hợp thức hóa lãnh sự
  • Một trong các giấy chứng nhận: ISO, GMP, HACCP
  • Thành phần chi tiết của sản phẩm
  • Mẫu nhãn của sản phẩm
  • Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu về chất lượng và an toàn sản phẩm (Certificate of Alalysis)

Thời gian để xử lý bộ hồ sơ và ra chứng thư là khoảng 20 ngày kể từ ngày Cục Chăn Nuôi nhận đầy đủ chứng từ từ doanh nghiệp.

Tin tức liên quan: nhập tinh phôi giống vật nuôi

Kiểm dịch động vật thức ăn cho thú cưng

Theo Quyết Định số 45/2005/QĐ-BNN được Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cấp ngày 25/07/2005 thì mặt hàng thức ăn cho chăn nuôi thuộc diện phải kiểm dịch. Đối với kiểm dịch động vật chúng ta sẽ đăng ký trong quá trình lô hàng đang về cảng hoặc sân bay.

Hồ sơ làm kiểm dịch động vật gồm:

  • Health certificate (Giấy kiểm dịch động vật do đầu nước xuất khẩu cung cấp)
  • Bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 của Luật Thú Y
  • Vận đơn đường biển (Bill of lading)

Thời gian hoàn thành kiểm dịch động vật là 3 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ. Lưu ý, sau khi đã hoàn tất quá trình kiểm dịch động vật, doanh nghiệp có thể đem lô hàng về kho bảo quản để chờ chứng thư kiểm tra chất lượng.

thuc tuc nhap khau thuc an cho thu cung
Thủ tục nhập khẩu thức ăn cho thú cưng

Kiểm tra chất lượng đối với thức ăn cho thú cưng

Căn cứ theo Thông Tư số 66/2011/TT-BNNPTNT do Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cấp ngày 10/10/2011 tại mục 1 Điều 10 Chương III quy định về hình thức kiểm tra chất lượng đối với các sản phẩm thức ăn dành cho thú cưng có nguồn gốc từ động vật.

Hồ sơ làm kiểm tra chất lượng gồm: 

  • Hợp đồng mua bán (Sales contract)
  • Phiếu đóng gói (Packing List)
  • Hóa đơn mua bán (Commerical Invoice)
  • Phiếu kết quả phân tích chất lượng của nước xuất xứ cấp cho lô hàng (Certificate of Alalysis)

Trong khoảng 3 ngày làm việc, Cục Chăn nuôi sẽ kiểm tra, xác nhận và thông báo cho doanh nghiệp về nội dung cũng như thời gian và địa điểm kiểm tra.

Thời gian cấp giấy xác nhận kiểm tra chất lượng là không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ.

Hồ sơ khai báo hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu thức ăn cho thú cưng

 thủ tục nhập khẩu thức ăn cho thú cưng
Hồ sơ khai báo hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu thức ăn cho thú cưng

Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi bổ sung Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC) của Bộ Tài chính quy định, hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu có quy định về hồ sơ hải quan như sau:

  • Tờ khai hải quan: nộp 01 bản chính;
  • Hợp đồng mua bán hàng hoá: nộp 01 bản sao
  • Hóa đơn thương mại: nộp 01 bản sao.
  • Vận tải đơn: nộp 01 bản sao.
  • Phiếu đóng gói (Packing list): nộp 01 bản sao.
  • Giấy chứng nhận thành phần (COA): 01 bản sao
  • Tiêu chuẩn cơ sở nhà nhập khẩu: 01 bản sao
  • Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng, đăng ký KDDV hoặc KDTV: 01 bản sao
  • Công văn mang hàng về kho bảo quản: 01 bản chính (dùng trong trường hợp doanh nghiệp có mong muốn mang hàng hóa về kho bảo quan trong thời gian chờ kết quả kiểm tra nhằm hạn chế chi phí lưu cont, lưu bãi, lưu kho).
  • Giấy xác nhận lưu hành của thức ăn cho thú cưng tại Việt Nam:  01 bản sao

Một vài câu hỏi thường gặp

Thời gian nhập khẩu 1 lô hàng là bao lâu?

Tổng thời gian nhập khẩu của 1 lô hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố và bao gồm các khoảng thời gian sau:
– Thời gian trucking từ nhà máy ra cảng xuất
– Thời gian làm thủ tục hải quan XNK
– Thời gian cut off container ( Tùy từng cảng và tuỳ thuộc vào từng hãng tàu mà thời gian cut off khác nhau)
– Thời gian tàu chạy (Cần biết được hàng đi từ cảng nào đến cảng nào)
– Thời gian làm thủ tục hải quan nhập khẩu
– Thời gian vận chuyển từ cảng – kho nhận hàng.

Thời gian thông quan cho một lô hàng nhập khẩu mất bao lâu ?

Thời gian thông quan cho một lô hàng nhập thông thường là 8-16 giờ làm việc.
– Đối với những mặt hàng thuộc danh mục Kiểm Tra Chất Lượng Nhà Nước theo chuyên ngành (như thực phẩm, mỹ phẩm , đồ chơi trẻ em, vật liệu xây dựng, phế liệu…) thời gian có thể kéo dài hơn,
– Chúng tôi sẽ có giải pháp đưa hàng về kho khách hàng bảo quản trong thời gian chờ kết quả kiểm tra, nhằm tiết giảm tối đa các khoản phí lưu container, lưu bãi…

Khi khách hàng ủy thác xuất nhập khẩu cho OZ Freight thì khách hàng cần phải làm những gì? Có cần chuẩn bị thủ tục giấy tờ gì không?

– Cung cấp đầy đủ thông tin về loại hàng, model, thông số kỹ thuật… để OZ Freight đặt hàng.
– Phối hợp cùng OZ Freight để đàm phán hợp đồng với đối tác nước ngoài
– Chuyển tiền hàng để OZ Freight thanh toán cho người xuất khẩu
– Phối hợp nhận hàng (chẳng hạn: cùng nhân viên thủ tục hải quan của OZ Freight kiểm hóa tại cảng)
– Thanh toán phí dịch vụ ủy thác

OZ Freight thay thế doanh nghiệp làm công việc gì?

– Cung cấp đầy đủ thông tin về loại hàng, model, thông số kỹ thuật… để OZ Freight đặt hàng.
– Phối hợp cùng OZ Freight để đàm phán hợp đồng với đối tác nước ngoài
– Chuyển tiền hàng để OZ Freight thanh toán cho người xuất khẩu
– Phối hợp nhận hàng (chẳng hạn: cùng nhân viên thủ tục hải quan của OZ Freight kiểm hóa tại cảng)
– Thanh toán phí dịch vụ ủy thác
OZ Freight thay thế doanh nghiệp làm công việc gì?
– Đàm phán, ký kết hợp đồng nội/ngoại thương với người bán hàng nước ngoài
– Làm các thủ tục cần thiết để xuất – nhập khẩu hàng hóa
– Thanh toán tiền cho người bán hàng nước ngoài
– Khai và nộp các loại thuế: thuế nhập khẩu, thuế VAT… cho hàng nhập khẩu
– Lưu giữ bộ chứng từ xuất nhập khẩu: hợp đồng, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói…
– Xuất trả hàng đã nhập khẩu cho người ủy thác (khách hàng), cùng hóa đơn VAT cho hàng nhập khẩu

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết, hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về Thủ tục nhập khẩu thức ăn cho thú cưng. Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ hotline: 0972433318 để được tư vấn chi tiết hoặc để lại comment.

Liên hệ nhà cung cấp dịch vụ thủ tục nhập khẩu OZ việt nam

Đánh giá post