Thủ tục nhập khẩu tinh phôi giống vật nuôi lần đầu vào Việt Nam 2024

Việc nhập khẩu tinh, phôi giống vật nuôi được thực hiện như nào? Có nhập khẩu được tinh, phôi giống vật nuôi không? Nếu nhập khẩu thì quy trình ra sao? Hôm nay thutucxuatnhapkhau.com sẽ đi giải đáp thắc mắc này giúp các bạn nhé!

Về chính sách mặt hàng

Tinh, phôi giống vật nuôi lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam  thuộc sự quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nằm trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam. Và được quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 43/2018/TT-BNNPTNT.

Điều kiện sản xuất kinh doanh tinh, phôi giống vật nuôi

Được quy định tại Điều 10 Nghị định 66/2016/NĐ-CP. Quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm như sau:

  1. Có nhân viên kỹ thuật trình độ trung cấp trở lên chuyên ngành về chăn nuôi hoặc thú y.
  2. Có thiết bị, phương tiện bảo quản, vận chuyển theo tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.
Nhập khẩu tinh phôi giống vật nuôi
Nhập khẩu tinh, phôi giống vật nuôi

Trình tự thực hiện nhập khẩu tinh phôi giống vật nuôi

Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Chăn nuôi).

Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Chăn nuôi) kiểm tra, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Chăn nuôi) trả lời bằng văn bản, trường hợp từ chối phải phải nêu rõ lý do.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

– Đơn đăng ký nhập khẩu đực giống, tinh, phôi giống gia súc (theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 22/2019/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về quản lý giống và sản phẩm giống vật nuôi).

– Lý lịch đực giống, tinh, phôi giống gia súc nhập khẩu (theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 22/2019/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về quản lý giống và sản phẩm giống vật nuôi).

– Văn bản của cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu ủy quyền xác nhận về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng giống, mục đích sử dụng (văn bản là bản chính hoặc bản sao chứng thực kèm theo bản dịch tiếng Việt có xác nhận của đơn vị nhập khẩu).

 

nhập khẩu tinh phôi giống vật nuôi
Nhập khẩu tinh phôi giống vật nuôi

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 18 ngày làm việc.

– Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.

– Thẩm định hồ sơ: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.

 Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

– Tổ chức.

– Cá nhân.

Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Chăn nuôi).

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận.

Thời hạn hiệu lực của Văn bản chấp thuận: Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có):

Mẫu Đơn đăng ký nhập khẩu lần đầu đực giống, tinh, phôi giống gia súc (theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 22/2019/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về quản lý giống và sản phẩm giống vật nuôi).

Lý lịch đực giống, tinh, phôi giống gia súc nhập khẩu (theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 22/2019/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về quản lý giống và sản phẩm giống vật nuôi).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

– Yêu cầu đối với giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi lưu thông trên thị trường:

+ Đã công bố tiêu chuẩn áp dụng.

+ Có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng.

+ Đáp ứng yêu cầu kiểm dịch theo quy định của pháp luật về thú y.

(Điều 18 Luật Chăn nuôi)

– Giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi nhập khẩu phải được cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu ủy quyền xác nhận bằng văn bản về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng giống, mục đích sử dụng để nhân giống, tạo giống (khoản 1 Điều 20 Luật Chăn nuôi).

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH 14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thông tư số 22/2019/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về quản lý giống và sản phẩm giống vật nuôi.

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết, hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về thủ tục nhập khẩu tinh phôi giống vật nuôi vào Việt Nam. Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ hotline: 0972433318 để được tư vấn chi tiết hoặc để lại comment.

Công ty cổ phần Dịch vụ và Thương mại quốc tế OZ Việt Nam

Địa chỉ: Số 8/162 Nguyễn Văn Cừ, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: 0972433318

Email: xnkngantin@gmail.com

Đánh giá post