Thủ tục nhập khẩu máy biến áp đang là điều mà các nhà nhập khẩu đang tìm hiểu hiện nay do máy biến áp là một trong những thiết bị có nhu cầu sử dụng cao và đóng vai trò quan trọng đối với ngành điện. Chính vì thế, các doanh nghiệp tiến hành nhập khẩu các loại máy biến áp về để cung cấp cho thị trường.
Tuy nhiên, thủ tục nhập khẩu máy biến áp vẫn còn khá phức tạp và chia làm nhiều công đoạn gây khó khăn cho những nhà nhập khẩu mới bắt đầu tìm hiểu mặt hàng này. Ở bài viết này OZ Việt Nam sẽ giúp bạn hiểu thêm về các thủ tục nhập máy biến áp.
Chính sách nhập khẩu máy biến áp
Quy trình và chính sách nhập khẩu máy biến áp được nêu ở trong những văn bản giấy tờ như sau:
- Công văn 1786/TCHQ-GSQL ngày 11/03/2016
- Thông tư 36/2016/TT-BCT ngày 28/12/2016
- Quyết định 04/2017/QĐ-TTg ngày 09/3/2017
- Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017;
- Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018;
- Công văn số 1316/BCT-TKNL ngày 12/2/2018;
- Thông tư 18/2019/QĐ-TTg ngày 19/04/2019
- Quyết định 3810/QĐ-BKHCN ngày 18/12/2019;
- Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020;
- Thông tư 1182/QĐ-BCT ngày 06/04/2021.
Dán nhãn hàng hóa nhập khẩu
Dựa theo nghị định số 128/2020/NĐ-CP thì việc dán nhãn hàng hóa nhập khẩu là điều bắt buộc vì dán nhãn giúp cho cơ quan quản lý có thể quản lý được hàng hóa và xác định được các bên nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa. Nội dung của nhãn mác bao gồm:
- Thông tin bên xuất khẩu ( địa chỉ, tên công ty )
- Thông tin bên nhập khẩu ( địa chỉ, tên công ty )
- Tên hàng hóa và thông tin hàng hóa
- Xuất xứ hàng hóa
Nếu như bên xuất và nhập khẩu không tiến hành dán nhãn hàng hóa thì sẽ phải đối mặt với các rủi ro sau:
- Bị phạt tiền theo quy định nhà nước
- Không được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi
- Hàng hóa dễ bị thất lạc, hư hỏng hoặc nhầm lẫn
Có thể bạn quan tâm: dịch vụ hải quan
Mã HS của máy biến áp
Khi tiến hành nhập khẩu bất kỳ một loại hàng hóa nào từ nước ngoài về thì việc đầu tiên chúng ta cần phải hoàn tất là tra mã HS. Khi biết được mã HS của mặt hàng đó chúng ta mới có thể biết được đầy đủ các thông tư, thủ tục và thuế nhập khẩu áp cho loại hàng hóa đó.
Theo đó máy biến áp thuộc chương 85: máy điện và các thiết bị điện và những bộ phận của chúng, máy ghi và tái tạo âm thanh, máy ghi và tái tạo hình ảnh và âm thanh truyền hình và các loại bộ phận và phụ tùng của các thiết bị nêu trên.
- Mã 8504 – Máy biến điện (hay còn gọi là máy biến áp và máy biến dòng), máy biến đổi điện tĩnh (ví dụ như: bộ chỉnh lưu) và cuộn cảm
Các máy biến điện khác:
- Mã 85304 – có công suất danh định trên 500 KVA và không quá 15.000 KVA
Loại khác:
- Mã 85043414 – Biến áp thích ứng (SEN)
Thuế nhập khẩu máy biến áp là bao nhiêu?
- Thuế giá trị gia tăng cho máy biến áp (VAT) là: 10%
- Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi dành cho máy biến áp hiện nay sẽ giao động từ 0 đến 20% tùy theo từng mã HS.
Căn cứ để có thể áp mã số thuế là căn cứ vào các loại hàng hóa thực tế nhập khẩu của công ty tính tại thời điểm nhập khẩu trên cơ sở cung cấp các catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc sau khi đi giám định tại Cục kiểm định hải quan. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan nơi công ty bạn làm thủ tục và kết quả của Cục kiểm định Hải quan xác định sẽ là cơ sở pháp lý và chính xác để có thể áp mã đối với mặt hàng nhập khẩu đó.
Mã HS và Thuế trên chỉ mang tính chất tham khảo, để có thể biết được mặt hàng của bạn đang muốn nhập khẩu sẽ thuộc mã HS và thuế chính xác là bao nhiêu thì hãy liên hệ với uythacnhapkhau để được chúng tôi tra mã chính xác nhất và tư vấn thêm cho bạn.
cần phải đăng ký dán nhãn năng lượng cho máy biến áp nhập khẩu
Cách đăng ký dán nhãn năng lượng cho máy biến áp
Theo quy định tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8525:2015 thay thế cho TCVN 8525:2010 do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố, hiện nay máy biến áp phân phối là máy biến áp có:
- Điện áp đầu vào danh định phải nhỏ hơn hoặc bằng 35 kV;
- Điện áp đầu ra danh định phải nhỏ hơn hoặc bằng 0,4 kV;
- Làm việc ở lưới điện có tần số danh định là 50 Hz.
Hồ sơ đăng ký để dán nhãn năng lượng máy biến áp sẽ bao gồm:
- Giấy đăng ký công bố dán nhãn năng lượng cho máy biến áp
- Kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng của máy biến áp do tổ chức thử nghiệm cấp cho từng model khác nhau.
- Mẫu nhãn năng lượng dự kiến (hay còn gọi là nhãn năng lượng áp dụng cho máy biến áp là nhãn xác nhận khi chỉ tiêu chất lượng này phù hợp với quy định trong quy định TCVN 8525:2015 và mức hiệu suất năng lượng sẽ đạt mức cao tương ứng)
- Các loại giấy tờ liên quan khác.
Quyết định về việc phê duyệt mẫu
- Sau khi mẫu kiểm tra máy biến áp đã được phê duyệt thì kết quả đó sẽ có hiệu lực trong 10 năm tính từ ngày ký.
Sau khi đã kiểm tra các mẫu xong. Máy biến áp sẽ được tiến hành dán nhãn năng lượng chính thức. Căn cứ theo thông tư 36/2016/TT-BCT ban hành, bạn cần phải chuẩn bị 1 bộ hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng và bộ hồ sơ này sẽ được gửi về bộ công thương. Bộ hồ sơ này sẽ bao gồm các giấy tờ như sau:
- Giấy công bố dán nhãn năng lượng chính thức.
- Kết quả thử nghiệm chính thức
- Mẫu nhãn năng lượng dự kiến để dán lên sản phẩm máy biến áp.
Thủ tục nhập khẩu máy biến áp theo quy định hiện hành
Khi nhập khẩu khẩu máy biến áp cần phải chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ hải quan để hàng hoá có thể thông quan sau khi về Việt Nam. Hồ sơ hải quan sẽ bao gồm:
- Hoá đơn thương mại hàng hóa quốc tế (Invoice)
- Phiếu đóng gói hàng hóa(Packing list)
- Vận đơn vận chuyển hàng hóa(Bill of lading)
- Giấy chứng nhận xuất xứ CO của hàng hóa (nếu có)
- Tờ khai hải quan nhập khẩu máy biến áp
- Các loại chứng từ khác (nếu có)
Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về thủ tục nhập khẩu máy biến áp mà OZ Việt Nam chúng tôi muốn gửi đến bạn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về nhập khẩu máy biến áp hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ tại công ty chúng tôi thì hãy liên hệ ngay tới hotline của chúng tôi để được nhóm chăm sóc khác hàng tiến hành tư vấn và giải đáp những thắc mắc của khách hàng.