Quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển chi tiết 2024

Quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển diễn ra như thế nào? Tại sao doanh nghiệp lại lựa chọn vận chuyển bằng đường biển thay vì các đường khác. Đường biển là con đường vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu nhiều nhất thế giới. Hầu hết các loại hàng hóa đều có thể vận chuyển bằng đường biển. Với chi phí thấp cũng như thời gian vận chuyển không quá lâu là ưu điểm lớn nhất mà vận chuyển bằng tuyến này được lựa chọn.  Quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển bao gồm rất nhiều công đoạn nếu đi vào chi tiết. Nhưng để có thể hình dung được quy trình giao nhận hàng hóa bằng biển một cách tổng quát và dễ hiểu nhất thì các bạn cùng theo dõi bài viết của thutucxuatnhapkhau.com nhé  

Quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển

Quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển chúng tôi đưa ra gồm 10 bước. Ngay bây giờ chúng ta sẽ cùng đi vào bước đầu tiên đó là Booking 

Quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển
Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển

Bước 1: Booking 

Việc thuê tàu được gọi là Booking (Đặt chỗ). Với việc đặt tàu thì doanh nghiệp xuất khẩu nên thuê các công ty Forwarder để có được giá tốt và cạnh tranh nhất. Khi nhận được Booking từ Forwarder thì người xuất khẩu phải kiểm tra kỹ các thông tin trên Booking như: – Cảng đi – Cảng đến – Ngày khởi hành – Ngày cắt máng  – Loại container – Số lượng container và một số thông tin khác để chuẩn bị hàng giao cho Forwarder kịp thời gian

Bước 2: Đóng hàng

Nếu là hàng lẻ (LCL) sẽ được đóng gói tại kho và ghi ký mã hiệu cho kiện hàng (Shipping mark) theo yêu cầu của người nhập khẩu. Công ty Forwarder sẽ đưa hàng ra kho hàng lẻ CFS tại cảng và đóng hàng vào container chung với nhiều lô hàng lẻ khác.  Nếu là đóng hàng nguyên (FCL) sẽ được đóng container, kẹp chì (seal container) ngay tại kho của người xuất khẩu. Sau đó được bàn giao cho công ty Forwarder đưa hàng ra bãi container (CY) tại cảng. 

Bước 3: Thủ tục hải quan xuất khẩu

Sau khi hàng tới cảng, doanh nghiệp chuẩn bị toàn bộ chứng từ liên quan cho việc làm thủ tục hải quan. Tiếp theo, doanh nghiệp truyền tờ khai hải quan và thực hiện các thủ tục hải quan tại cảng. Đây là các công việc yêu cầu nghiệp vụ rất nhiều doanh nghiệp có thể cân nhắc việc thuê Forwarder để tiết kiệm thời gian và chi phí cho lô hàng Đối với một số mặt hàng đặc thù doanh nghiệp cần thực hiện thêm một số công việc như xin giấy phép xuất khẩu, hun trùng,…

Bước 4: Phát hành B/L

Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu, lô hàng được người vận tải đưa lên tàu và rời cảng. Người xuất khẩu cung cấp thông tin làm vận đơn (SI) cho công ty giao nhận từ khi chuẩn bị đóng hàng. Thông tin này được gửi cho hãng tàu để phát hành B/L cho người xuất khẩu sau khi tàu chạy. 

Bước 5: Gửi chứng từ

Người xuất khẩu chuẩn đủ chứng từ theo yêu cầu của người nhập khẩu bao gồm: – Hợp đồng thương mại (Contract) – Hóa đơn thương mại (Invoice)  – Phiếu đóng gói hàng hóa chi tiết (Packing List) – Vận đơn (Bill of Lading) – Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (C/O) ,…  – Catalogue của sản phẩm và gửi bộ chứng từ cho người nhập khẩu trực tiếp (nếu thanh toán bằng TT) hoặc gửi qua ngân hàng (nếu thanh toán bằng L/C). 

Quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển
Quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển

Bước 6: Nhận chứng từ

Khi nhận được bộ chứng từ, doanh nghiệp nhập khẩu kiểm tra lại toàn bộ thông tin xem đã chính xác và phù hợp chưa. Với những thông tin chưa chính xác doanh nghiệp nhập khẩu cần yêu cầu bên bán sửa lại ngay. Để tránh bị cơ quan hải quan phạt thì việc kiểm tra chứng từ này là vô cùng quan trọng. 

Bước 7: Thông báo hàng đến

Đại lý của hãng vận tải tại cảng đến sẽ gửi thông báo hàng đến (Notice of Arrival) cho doanh nghiệp nhập khẩu trước ngày tàu cập cảng. Trong trường hợp doanh nghiệp thuê Forwarder thì thông báo hàng đến sẽ được gửi đến cho Forwarder.  Sau khi có thông báo được gửi đến thì doanh nghiệp hoặc Forwarder sẽ cần kiểm tra lại các thông tin sau: – Ngày tàu cập cảng,  – Kho hàng hoặc nơi lưu giữ chờ thông quan, – Các loại phí phải nộp…  để chủ động cho việc làm thủ tục hải quan. 

Bước 8: Lệnh giao hàng

Doanh nghiệp nhập khẩu cung cấp bộ chứng từ cho công ty Forwarder để xuất trình B/L gốc và nộp các loại phí cho hãng tàu và nhận lệnh giao hàng. Đồng thời công ty Forwarder cũng tiến hành tìm vị trí hãng và làm phiếu xuất kho tại cảng.

Bước 9: Thủ tục hải quan nhập khẩu

Ngay cả khi hàng nhập khẩu chưa cập cảng thì doanh nghiệp cũng có thể bắt đầu mở tờ khai hải quan điện tử. Sau khi hàng cập cảng thì doanh nghiệp tiến hành thực hiện thông quan hàng hóa Đối với một số hàng hóa đặc thù, doanh nghiệp cần chuẩn bị thêm một số chứng từ và mang hàng đi làm kiểm tra chất lượng. Sau khi kiểm tra chuyên ngành và được cấp chứng nhận công bố hợp quy thì khi đó lô hàng mới hoàn thành Công việc làm thủ tục này mất rất nhiều thời gian và cần nghiệp vụ tốt nên doanh nghiệp nên thuê một Forwarder để giảm thiểu rủi ro và chi phí cho lô hàng. 

Bước 10: Dỡ hàng

Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan lô hàng được công ty Forwarder điều chuyển xe và đưa về kho của người nhập khẩu.  Nếu là hàng nguyên (FCL) thì cần phải dỡ hàng khỏi container và trả container rỗng về cho hãng tàu tại cảng.

  Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết, hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển .

Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ hotline: 0972433318 để được tư vấn chi tiết hoặc để lại comment. 

Công ty cổ phần Dịch vụ và Thương mại quốc tế OZ Việt Nam 

Địa chỉ: Số 8/162 Nguyễn Văn Cừ, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội Điện thoại: 0972433318

 Email: xnkngantin@gmail.com 

Xem thêm

Forwarder là gì? Tại sao cần thuê forwarder

Quy trình làm thủ tục hàng nhập khẩu tại kho hàng sân bay Tân Sơn Nhất

Quy trình nhập khẩu hàng giá EXW bằng đường bộ từ Trung Quốc về Việt Nam

Các phương thức vận chuyển hàng hóa quốc tếC

ác loại tàu dùng trong vận chuyển đường biển

Vận tải đa phương thức – các hình thức vận tải 

Đánh giá post