Hiện nay, trọng tài quốc tế đã trở thành một phương thức phổ biến trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế, đặc biệt là các tranh chấp thương mại quốc tế. Đây là một phương thức giải quyết tranh chấp tư, được lựa chọn bởi các bên tranh chấp như là một phương thức hiệu quả làm chấm dứt tranh chấp giữa họ mà không cầu viện đến tòa án.
Hãy cùng thutucxuatnhapkhau.com đi tìm hiều về Trọng tài thương mại quốc tế ở bài viết này nhé!
Trọng tài thương mại quốc tế là gì?
Trọng tài thương mại quốc tế là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ Tư pháp quốc tế, nhất là các quan hệ thương mại quốc tế mà pháp luật cho phép giải quyết được bằng trọng tài. Theo phương thức này, các bên nhất trí thỏa thuận với nhau là sẽ đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại một cơ quan trọng tài nhất định nào đó.
Tổ chức trọng tài mang tính chất quốc tế khi nó thể hiện một trong ba dấu hiệu sau:
– Các bên tham gia thỏa thuận trọng tài là các bên có trụ sở ở các nước khác nhau vào thời điểm ký kết thỏa thuận trọng tài;
– Một trong những địa điểm sau đây nằm ngoài lãnh thổ mà ở đó các bên có trụ sở: nơi tiến hành tố tụng trọng tài, nếu nơi này quy định trong thỏa thuận trọng tài hoặc được xác định căn cứ theo thỏa thuận đó;
– Mọi địa điểm mà ở đó một phần chủ yếu của các nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ thương mại được thực hiện hoặc nơi mà nội dung tranh chấp có mối quan hệ chặt chẽ nhất;
– Các bên thỏa thuận dứt khoát với nhau là nội dung của thỏa thuận trọng tài có liên quan đến hơn một nước.
Ưu, nhược điểm giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
Ưu điểm giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
Thứ nhất: Thời gian giải quyết nhanh chóng: đối với tất cả chúng ta thời gian vô cùng quý giá chẳng vì vậy mà thời gian được so sánh với vàng, đối với những doanh nhân thời gian còn quan trọng hơn rất nhiều bất cứ sự trì hoãn kéo dài nào cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc kinh doanh của họ thì giải quyết bằng phương thức trọng tài luôn là lựa chọn giải quyết được những vấn đề về thời gian do Tòa án là hệ thống được tổ chức theo các cấp xét xử và thủ tục tư pháp phức tạp.
Thứ hai: Giải quyết một cách trung lập nhất: phương pháp trọng tài sẽ giúp cho các bên tranh chấp tự do và bình đẳng để lựa chọn địa điểm xét xử trọng tài, ngôn ngữ sử dụng,.. sẽ không có bất kỳ định kiến hay sự thiên vị nào xuất hiện.
Thứ ba: Mang lại sự bảo mật cao: những tranh chấp thương mại luôn là những rắc rối ảnh hưởng trực tiếp tới doanh nghiệp liên quan tới bí mật thương mại, các mặt tiêu cực của hàng hóa, chất lượng sản phẩm,… Hội đồng trọng tài được thành lập để xét xử tranh chấp theo cách thức xét xử kín tách rời khỏi sự chú ý của dư luận.
Thứ tư: Phán quyết của trọng tài thương mại quốc tế là chung thẩm: đa số các phán quyết của trọng tài đều được thi hành với sự trợ giúp của nhà nước trừ trường hợp phán quyết bị hủy bởi tòa án do vi phạm các thủ tục tố tụng trọng tài. Vì có tính chung thẩm nó buộc các bên phải thi hành.
Nhược điểm giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
Hiện nay, nhược điểm lớn nhất mà việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại quốc tế đang gặp phải đó là do được xây dựng và đề cao sự thỏa thuận cũng như thiện chí của các bên nên giải quyết bằng trọng tài thương mại quốc tế đang gặp phải là một khi sự thiện chí của các bên không còn việc giải quyết bằng phương pháp trọng tài rất khó được thực hiện cũng như thi hành.
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài như thế nào?
Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài gồm có:
- Trọng tài viên phải tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
- Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật.
- Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
- Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Phán quyết trọng tài là chung thẩm.
Các loại trọng tài thương mại quốc tế
Trọng tài thương mại ad – hoc
Là trọng tài được thành lập bởi các bên đương sự, nhằm giải quyết một vụ tranh chấp cụ thể nào đó, sau khi giải quyết xong tranh chấp thì nó tự giải thể.
+ Đặc điểm: không có trụ sở cố định như trọng tài thường trực; không lệ thuộc vào bất kì quy tắc xét xử nào cả và thường chỉ có một trọng tài viên duy nhất do các bên thống nhất lựa chọn.
+ Ưu điểm: rất gọn nhẹ và linh hoạt; thời gian xét xử ngắn, hai bên dễ đi đến thỏa thuận chung, chi phí ít;
+ Nhược điểm: nó phụ thuộc rất nhiều vào sự hợp tác của các bên. Và vì nó không có quy tắc tố tụng riêng nên phụ thuộc vào hệ thống luật nơi xét xử của trọng tài.
Trọng tài thường trực
Là trọng tài có tổ chức được thành lập để hoạt động một cách thường xuyên, có trụ sở và điều lệ, có quy tắc xét xử riêng. Ban trọng tài có thể là một trọng tài viên được chọn trong số trọng tài viên niêm yết của trung tâm trọng tài hoặc có thể có ba trọng
Cơ chế pháp lý giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
Luật áp dụng để xét xử tranh chấp là luật mà trọng tài dùng để xem xét việc thực hiện nghĩa vụ của các bên tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng. Luật này được gọi là luật áp dụng cho hợp đồng.
Đối với các tranh chấp thương mại nội địa, đương nhiên, luật áp dụng trong hợp đồng là luật quốc gia, chẳng hạn như ở Việt Nam thì căn cứ vào luật thương mại, pháp lệnh hợp đồng kinh tế, luật đất đai… Vấn đề chọn luật áp dụng trong hợp đồng không đặt ra với các hợp đồng nội.
Trong thương mại quốc tế, luật của rất nhiều nước liên quan đến quan hệ của các bên trong hợp đồng và cùng có khả năng điều chỉnh hợp đồng ngang nhau. Giữa các nguồn luật đó luôn tồn tài hiện tượng xung đột luật, vì thế khi đưa tranh chấp ra trọng tài, các bên đương sự phải thoả thuận thống nhất về luật áp dụng trong hợp đồng. Các nguồn luật áp dụng trong thương mại quốc tế bao gồm: Các điều ước quốc tế, các tập quán thương mại quốc tế và luật quốc gia.
Trên đây là bài viết về Trọng tài thương mại quốc tế, mình hy vọng qua bài viết này giúp các bạn phần nào hiểu được về Trọng tài thương mại quốc tế và khi nào cần sử dụng đến cũng như cách giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại quốc tế.
Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại quốc tế Oz Việt Nam
Địa chỉ: Số 8 ngõ 162 Nguyễn Văn Cừ, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 0972433318
Email: xnkngantin@gmail.com
Website: https://ozfreight.vn/