5 lý do khiến bạn chọn nhập FOB chứ không phải CIF

Thực tế cho thấy các doanh nghiệp hiện nay vẫn thường truyền tai nhau “nhập FOB bán CIF”. Vậy tại sao khi nhập khẩu lại chọn điều kiện FOB chứ không phải CIF thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

Trước tiên, khi ký kết hợp đồng nhập khẩu, doanh nghiệp cần hiểu rõ điều khoản FOB và CIF là gì trong Incoterms 2020

inco
Incoterm 2020

Chủ động được thời gian (FOB > CIF)

Khi nhập FOB thì nhà nhập khẩu sẽ chủ động lịch trình tàu chạy, chủ động được thời gian hàng về. Bạn sẽ cảm thấy tự tin khi nắm bắt rõ ràng lịch trình tàu chạy.

Tiếp theo, bạn sẽ nhanh chóng nhận được các chứng từ cần thiết để giải quyết nhanh khi cần phải chỉnh sửa thông tin.

Tiết kiệm chi phí (FOB > CIF)

Nhập FOB thì doanh nghiệp sẽ nắm trong tay quyền thuê tàu nên sẽ có nhiều sự lựa chọn hãng tàu phù hợp. Mỗi hãng tàu sẽ có những đặc điểm, thời gian vận chuyển, lộ trình chạy, dịch vụ khác nhau..

Khi chủ động trả tiền cước biển thì bạn có thể tìm kiếm hãng tàu phù hợp với chi phí hợp lý.

Hoặc nếu bạn không thể trực tiếp tham gia book tàu thì có thể thuê các Forwarder và ủy thác dịch vụ cho họ. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc với các hãng tàu khác nhau thì các Forwarder sẽ tư vấn cho bạn những hãng tàu phù hợp với lộ trình và chi phí hợp lý. Hơn thế nữa khi sửa House Bill thì các agent Việt Nam sẽ không thu phí.

Hơn nữa, khi nhập FOB thì khi bạn được chủ động trong viêc thuê tàu thì vào mùa cao điểm đối với 1 số hãng tàu sẽ có chiết khẩu cước “Refund”- bạn cũng sẽ tiết kiệm được chi phí từ việc này nhé!

Chỉnh sửa thông tin
thong tin
chỉnh sửa thông tin

Mọi thông tin trên chứng từ bạn sẽ là người chủ động kiểm tra trước khi hãng tàu phát hành Bill gốc nên khi có sai sót thì việc chỉnh sửa thông tin trên Bill sẽ dễ dàng hơn.

Nếu nhập FOB, khi hàng tới cảng, trước khi phát hành Master Bill thì hãng tàu sẽ yêu cầu điền vào form SI để đặt chỗ. Nếu bạn kiểm soát được bước này thì tỷ lệ sai sót trên chứng từ ít hơn. Còn khi hợp đồng ký giá CIF thì bạn chỉ cần ngồi đợi chứng từ, không được tham gia vào bước này nên không tự sửa thông tin được.

Thời hạn thanh toán

Khi bạn ký giá FOB trong hợp đồng ngoại thương thì việc thanh toán giá cước, Local Charge, Trucking và các chi phí khác sẽ được thanh toán khi hàng cập cảng. Còn khi doanh nghiệp nhập khẩu ký giá CIF thì sau khoảng 3 ngày khách nước ngoài đã điện đòi tiền. Do vậy, nhập FOB sẽ không áp lực về thời hạn thanh toán, phù hợp cho những doanh nghiệp có lượng vốn ít, không xoay vòng được trong thời gian ngắn.

Ngoài ra, khi ký FOB thì doanh nghiệp sẽ trả tiền ký quỹ để mở LC ít hơn, giảm bớt chi tiêu ngoại tệ giúp cân bằng cán cân thương mại.

Lựa chọn Forwarder
cang
Hình ảnh về Logistics tại Việt Nam

Nếu các doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm trong việc book tàu, mua bảo hiểm, lựa chọn hãng tàu thì nên thuê 1 bên Forwarder để làm những công việc đó. Các Forwarder Việt Nam với thâm niên làm việc lâu năm sẽ có nhiều kinh nghiệm xử lý vấn đề giúp quá trình thông quan hàng hóa diễn ra nhanh hơn.

Vậy nên khi ký FOB thì bạn đang góp phần phát triển ngành Logistics Việt Nam.

Mặc dù khi đàm phán và ký kết hợp đồng nhập khẩu việc lựa chọn điều kiện FOB có rất nhiều lợi ích, bên cạnh đó nó cũng có nhiều khó khăn, doanh nghiệp cần hiểu rõ những khó khăn có thể gặp phải như sau:

– Am hiểu Incoterm và những rủi ro của điều kiện FOB.

– Đau đầu trong việc quyết định mua bảo hiểm, các hãng bảo hiểm tốt, giá rẻ.

– Tìm công ty FWD uy tín.

– Bỏ thời gian tìm hiểu ưu, nhược điểm của hãng tàu và tập quán, phương thức đền bù, cơ chế vận hành của các hãng tàu và tốn thời gian so sánh giá của các hãng tàu

– Có thể bị bên xuất khẩu lừa đảo

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết, hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao chọn FOB không phải CIF. Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ hotline: 0972433318 để được tư vấn chi tiết hoặc để lại comment.

Công ty cổ phần Dịch vụ và Thương mại quốc tế OZ Việt Nam

Địa chỉ: Số 8/162 Nguyễn Văn Cừ, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: 0972433318

Email: xnkngantin@gmail.com

Đánh giá post