VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN

Vận đơn đường biển là gì?

Vận đơn đường biển ( B/L- Bill of Lading) là một chứng từ vận tải hàng hóa quan trọng. Do người chuyên chở hoặc đại lý hãng tàu (forwarder) ký phát cho chủ hàng sau khi tàu rời bến.

Trong vận tải đường biển thì vận đơn có chức năng quan trọng. Hơn nữa còn là một trong các chứng từ không thể thiếu của mỗi lô hàng.

Chức năng của vận đơn đường biển

Vận đơn đường biển có 3 chức năng chính sau:

Vận đơn là biên lai hàng hóa của người vận tải xác nhận chuyên chở lô hàng. Người vận tải chỉ giao hàng cho người nào xuất trình trước tiên vận đơn đường biển hợp lệ mà họ đã ký phát tại cảng xếp hàng.

Vận đơn là chứng từ xác nhận quyền sở hữu đối với hàng hóa được ghi trên vận đơn. Nó có giá trị dùng để thanh toán, định đoạt tại ngân hàng. Hơn nữa, nó có thể cầm cố, mua bán, chuyển nhượng.

Vận đơn được xem là hợp đồng vận chuyển đã được ký. Trong thuê tàu chuyến thì người vận chuyển và chủ hàng phải ký kết trước hợp đồng. Tuy nhiên trong thuê tàu chợ (tàu container, hàng LCL) thì hãng tàu không có ký kết hợp đồng trước, mà hai bên chỉ có giấy xác nhận lưu cước (Booking note) sau khi hàng đã lên tàu cấp bill thì trách nhiệm mỗi bên mới bắt đầu.

Tác dụng của vận đơn đường biển 

Vận đơn xác nhận số lượng, chủng loại hàng người bán gửi cho người mua từ đó làm cơ sở để đóng thuế.

Vận đơn là căn cứ để khai báo hải quan, truyền Manifest.

Vận đơn là căn cứ để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng hàng hóa.

Nội dung của vận đơn đường biển 
xvan don duong bien mbl.jpg.pagespeed.ic .GK1A0NZTC0
Vận đơn đường biển của hãng tàu MSC

Trên vận đơn hiển thị những nội dung sau:

  • Tên & logo của hãng vận tải
  • Số vận đơn (B/L No.)
  • Số lượng bản gốc (No. of Originals)
  • Người gửi hàng (Shipper)
  • Người nhận hàng (Consignee)
  • Người thông báo (Notify Party)
  • Tên tàu & Số chuyến (Vessel & Voyage No.)
  • Cảng xếp (Port of Loading), cảng dỡ (Port of Discharge)
  • Số container, số chì (Container No, Seal No)
  • Mô tả hàng hóa, bao kiện (Description of Packages and Goods)
  • Trọng lượng toàn bộ (Gross Weight), dung tích (Measurement)
  • Cước và phí (Freight & Charges)
  • Ngày và địa điểm phát hành B/L (Place and Date of Issue)
  • Các nội dung khác..
    xmat sau van don duong bien.jpg.pagespeed.ic .4SutBv Kvy
    Mặt sau vận đơn đường biển – hãng tàu MSC

Phân loại vận đơn đường biển

Căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau, ta có thể chia vận đơn thành các loại thường gặp như sau:

Căn cứ vào quan hệ trong việc trả hàng của vận đơn sẽ chia ra thành 2 loại vận đơn

+ Vận đơn chủ (Master Bill of Lading)

Master bill là loại vận đơn chủ do người sở hữu phương tiện vận chuyển (hãng tàu, hãng máy bay) cấp cho người đứng tên trên bill với tư cách là chủ hàng (Shipper). Hình thức nhận diện Master Bill (MBL) là trên vận đơn có thông tin hãng tàu như Logo, tên công ty, số điện thoại, văn phòng hãng tàu.

+ Vận đơn thứ (House Bill of Lading)

House Bill là loại vận đơn do forwarder phát hành cho Shipper là người xuất hàng thực tế (real shipper) và người nhận hàng thực tế (real consignee). Như vậy những loại vận đơn do hãng tàu phát hành như Bill Gốc (Original Bill), Telex Release (Surrendered bill) hay Express release (Seaway bill) thì Forwarder vẫn có quyền phát hành những bill này. Tuy nhiên về pháp luật sẽ có quyền và trách nhiệm khác nhau.

Về hình thức House Bill không khác lắm so với Master Bill. Tuy nhiên cách nhận diện House Bill là bill này do công ty trung gian (Forwarder) phát hành và có in hình logo của Forwarder.

Căn cứ vào khả năng chuyển nhượng của vận đơn sẽ chia ra thành 3 loại:

+ Vận đơn theo lệnh (To Order B/L)

Là vận đơn mà tại ô “Người nhận hàng” (Consignee) không ghi tên người nhận hàng, mà ghi hai từ “Theo lệnh” (To order) hoặc theo lệnh của một người nào đó được người giao hàng (Shipper) chỉ định phát lệnh trả hàng,

Vận đơn theo lệnh có thể chuyển nhượng được bằng cách người có quyền phát lệnh trả hàng ký hậu (ký ở mặt sau vận đơn). Nếu vận đơn không được ký hậu thì chỉ có người có quyền phát lệnh trả hàng mới có thể nhận được hàng từ người vận chuyển. Vận đơn theo lệnh thường áp dụng cho phương thức thanh toán LC.

+ Vận đơn đích danh (Straight B/L)

Đúng như tên gọi, trên vận đơn đích danh, ở mục Consignee ghi thông tin đích danh tên và địa chỉ người nhận hàng. Do vậy, chỉ người có tên và địa chỉ trùng khớp với thông tin được ghi trên Bill này mới được nhận hàng.

Chỉ có một số trường hợp sử dụng vận đơn đích danh như Cá nhân gửi hàng cá nhân, hàng quà biếu, hàng triển lãm, hàng hoá vận chuyển trọng nội bộ công ty. học logistics online

Vận đơn đích danh không thể chuyển nhượng cho người khác bằng cách ký hậu chuyển nhượng.

+ Vận đơn vô danh (Bearer B/L)

Là vận đơn trên đó ô “Người nhận hàng” bỏ trống, không ghi gì. Người vận chuyển giao hàng cho bất kỳ người nào xuất trình vận đơn cho họ. Vận đơn vô danh được chuyển nhượng bằng cách trao tay.

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết, hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vận đơn đường biển. Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ hotline: 0972433318 để được tư vấn chi tiết hoặc để lại comment.

Công ty cổ phần Dịch vụ và Thương mại quốc tế OZ Việt Nam

Địa chỉ: Số 8/162 Nguyễn Văn Cừ, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: 0972433318

Email: xnkngantin@gmail.com

>> Incoterms 2020 – Những thay đổi bạn cần biết

>>> 5 lý do khiến bạn chọn nhập FOB chứ không phải CIF

 

Đánh giá post