UCP 600

Chắc hẳn các doanh nghiệp làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu không còn xa lại gì khi nhắc đến UCP. Vậy UCP là gì? Và tại sao các doanh nghiệp làm xuất nhập khẩu phải biết đến UCP.

Dưới đây thutucxuatnhapkhau.com sẽ trình bày về UCP là gì và những thay đổi của UCP 600 so với UCP 500.

UCP 600
ucp 600

1) UCP là gì?

UCP là Quy tắc và Thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ (tiếng Anh: The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits) là một bộ các quy định về việc ban hành và sử dụng thư tín dụng (hay L/C). UCP được các ngân hàng và các bên tham gia thương mại áp dụng ở trên 175 quốc gia. Khoảng 11-15% thương mại quốc tế sử dụng thư tín dụng với tổng giá trị hơn 1.000 tỷ USD mỗi năm.

Lịch sử hình thành

UCP – Uniform Customs and Practice for Documentary Credits, là tập hợp các nguyên tắc và tập quán quốc tế được ICC soạn thảo và phát hành, trong đó quy định quyền hạn và trách nhiệm của các bên liên quan trong giao dịch tín dụng chứng từ khi L/C dẫn chiếu tuân thủ UCP. UCP được phát hành lần đầu năm 1933, qua nhiều lần sửa đổi: 1951, 1962, 1974, 1983, 1993, 2007. Phiên bản mới nhất, UCP 600 có hiệu lực từ 1/7/2007 với 39 điều khoản so với 49 điều khoản của UCP 500 (1993).

Tính chất pháp lý của UCP 600

UCP 600 không phải là luật nên không mang tính chất pháp lý bắt buộc. Do đó tất cả các phiên bản UCP đều còn nguyên giá trị. Vì thế khi dẫn chiếu UCP phải nói rõ UCP nào đang được áp dụng.

UCP chỉ có hiệu lực pháp lý bắt buộc khi trong L/C có dẫn chiếu áp dụng UCP.

Nếu UCP xung đột với luật quốc gia, thì luật quốc gia vượt UCP về mặt pháp lý. Điều này có nghĩa là, phán quyết của tòa án địa phương có thể phủ nhận nội dung giao dịch bằng L/C.

Trong giao dịch L/C, các bên phải tuân thủ các điều khoản của L/C, sau đó mới đến các điều khoản của UCP.

2) Nội dung của UCP

2.1 Các thuật ngữ

Ngân hàng thông báo (Advising Bank) là ngân hàng thông báo L/C cho người thụ hưởng.

Người đề nghị mở L/C (Applicant): là bên mà L/c được phát hành theo yêu cầu của họ. Thông thường người đề nghị mở L/C là nhà nhập khẩu

Người thụ hưởng (Beneficiary): bên hưởng số tiền thanh toán. Thông thường người thụ hưởng là nhà xuất khẩu.

Xuất trình phù hợp (Complying presentation): là việc xuất trình chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản của L/C.

Xác nhận (Confirmation)

Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): là ngân hàng bổ sung sự xác nhận của mình vào L/C theo yêu cầu của người đề nghị mở L/C hoặc yêu cầu của ngân hàng phát hành.

Tín dụng (Credit) còn được gọi là tín dụng thư hay thư tín dụng.

Thanh toán (Honor) bao gồm thanh toán trả ngay, thanh toán trả chậm, và chấp nhận hối phiếu.

Ngân hàng phát hành (Issuing Bank), là ngân hàng thực hiện phát hành L/C theo đơn của người đề nghị mở L/C.

Chiết khấu (Negotiation) là việc Ngân hàng được chỉ định mua các hối phiếu (ký phát đòi tiền ngân hàng khác) và/hoặc các chứng từ xuất trình phù hợp bằng cách ứng trước hoặc đồng ý ứng trước tiền cho người thụ hưởng.

Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank), là ngân hàng mà tại đó L/C có giá trị thanh toán hoặc chiết khấu.

Xuất trình chứng từ (Presentation) là việc chuyển giao chứng từ theo L/C cho ngân hàng phát hành hoặc cho ngân hàng được chỉ định.

Người xuất trình chứng từ (Presenter) là người thụ hưởng, ngân hàng, hoặc một bên khác thực hiện việc xuất trình.

2.2 Trách nhiệm của các Ngân hàng

Trách nhiệm của Ngân hàng phát hành (Điều 7 – UCP 600)

Sau khi hoàn thành đơn xin mở L/C, Ngân hàng phát hành cần kiểm tra những nội dung liên quan đến phát hành L/C.

L/C có thể được phát hành bằng thư (qua đường bưu điện), bằng điện (Telex, fax hoặc SWIFT).

Khi chứng từ xuất trình là phù hợp, ngân hàng phát hành có nghĩa vụ thanh toán nếu L/C có giá trị trả ngay, trả chậm hoặc chấp nhận bởi ngân hàng phát hành.

Ngân hàng phát hành chịu ràng buộc không hủy ngang thực hiện thanh toán tính từ thời điểm tín dụng được phát hành.

Ngân hàng phát hành cam kết hoàn trả cho ngân hàng được chỉ định khi ngân hàng được chỉ định đã thanh toán hoặc chiết khấu bộ chứng từ phù hợp và đã chuyển chứng từ cho ngân hàng phát hành.

Trách nhiệm của Ngân hàng xác nhận (Điều 8 – UCP 600)

Trong trường hợp nhà xuất khẩu muốn có sự đảm bảo chắc chắn được thanh toán, một ngân hàng khác có thể đứng ra xác nhận L/C theo yêu cầu của ngân hàng phát hành.

Ngân hàng xác nhận thường là ngân hàng lớn có uy tín. Trên thực tế, người thụ hưởng thường chỉ định ngân hàng xác nhận, nếu không chỉ định thì ngân hàng phát hành sẽ tự chọn, và ngân hàng thông báo thường được đề nghị là ngân hàng xác nhận.

Thông thường yêu cầu xác nhận được ghi trong một “Thư yêu cầu”, hoặc được ghi trực tiếp lên L/C ở mục “Các điều kiện khác” hoặc “Ghi chú”. Ngân hàng được đề nghị xác nhận L/C, nếu đồng ý thì phải thông báo quyết định của mình đồng thời cho ngân hàng phát hành và người thụ hưởng; nếu không đồng ý cũng phải thông báo ngay cho ngân hàng phát hành biết.

Trách nhiệm trả tiền trước hết thuộc về ngân hàng phát hành, nếu ngân hàng phát hành không trả thì ngân hàng xác nhận phải trả thay. Nhưng theo quy định của UCP, việc xác nhận của ngân hàng xác nhận tạo nên một cam kết chắc chắn, không hủy ngang, bổ sung vào cam kết của ngân hàng phát hành.

Khi chứng từ xuất trình là phù hợp, ngân hàng xác nhận có nghĩa vụ thanh toán nếu L/C có giá trị.

Khi chứng từ xuất trình là phù hợp, ngân hàng xác nhận phải chiết khấu miễn truy đòi, nếu L/C có giá trị chiết khấu tại ngân hàng xác nhận.

Ngân hàng xác nhận chịu ràng buộc không hủy ngang đối với việc thanh toán hoặc chiết khấu kể từ thời điểm xác nhận L/C.

Ngân hàng xác nhận cam kết hoàn trả tiền cho 1 ngân hàng được chỉ định khác khi ngân hàng này đã thanh toán hoặc đã chiết khấu đối với xuất trình phù hợp và đã chuyển chứng từ cho ngân hàng xác nhận.

Cam kết trả tiền của ngân hàng xác nhận cho ngân hàng được chỉ định độc lập với cam kết của ngân hàng xác nhận đối với người thụ hưởng.

Trách nhiệm của Ngân hàng thông báo (Điều 9 – UCP 600)

Mục đích chuyển L/C cho ngân hàng thông báo: xác minh tính chân thật bề ngoài của L/C trước khi thông báo cho nhà xuất

Bất kỳ L/C hoặc sửa đổi L/C nào không xác minh được tính chân thật bề ngoài thì ngân hàng thông báo phải thông báo ngay cho ngân hàng phát hành.

Ngân hàng thông báo phải chuyển chính xác và đầy đủ các điều kiện và điều khoản của L/C hoặc sửa đổi L/C đã nhận được cho người thụ hưởng.

Ngân hàng thông báo không có trách nhiệm về các sai sót trong việc dịch hoặc giải thích các thuật ngữ chuyên môn, không chịu trách nhiệm về khả năng giao hàng của người hưởng, khả năng thanh toán của người yêu cầu.

Trách nhiệm của Ngân hàng được chỉ định (Điều 12 – UCP 600)

Khi chứng từ xuất trình là phù hợp, ngân hàng được chỉ định được ngân hàng phát hành chỉ định để thực hiện:

Trả ngay cho người thụ hưởng nếu L/C quy định “available with the nominated bank by sight payment”.

Chấp nhận hối phiếu nếu L/C quy định “available with the nominated bank by acceptance”.

Cam kết trả chậm nếu L/C quy định “available with the nominated bank by deferred payment”.

Chiết khấu hối phiếu hoặc các chứng từ nếu L/C quy định “available with the nominated bank by negotiation”.

2.3 Thay đổi của UCP 600 so với 500

Đầu tiên: về hình thức, UCP 600 được bố cục lại với 39 điều khoản (so với 49 điều khoản của UCP 500), trong đó bổ sung nhiều định nghĩa và giải thích thuật ngữ mới để làm rõ nghĩa của các thuật ngữ còn gây tranh cãi trong bản UCP 500.

Thứ hai, UCP 600 đã quy định rõ thời gian cho việc từ chối hoặc chấp nhận các chứng từ xuất trình là khoảng thời gian cố định “5 ngày làm việc ngân hàng” (five banking days). Còn ở UCP 500, khoảng thời gian này được quy định không rõ ràng là “Thời gian hợp lý” (Reasonable Time) và “Không chậm trễ” (Without delay) để kiểm tra chứng từ và thông báo chứng từ bất hợp lệ. Cụ thể như sau:

Thứ ba, UCP 600 đã đưa ra quy định mới về địa chỉ của người yêu cầu mở và người hưởng lợi thư tín dụng phải được thể hiện trên chứng từ xuất trình đúng như trong L/C:

Thứ tư, theo UCP 600, ngân hàng phát hành được phép từ chối chứng từ và giao bộ chứng từ cho người yêu cầu mở thư tín dụng khi nhận được chấp nhận bộ chứng từ bất hợp lệ của họ.

Trên đây là bài viết về UCP 600, khi phương thức thanh toán tín dụng chứng từ vẫn là phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu thì yêu cầu tìm hiểu những quy tắc và tập quán quốc tế trong thanh toán xuất nhập khẩu như UCP 600 là một yêu cầu quan trọng cho các ngân hàng và doanh nghiệp của bạn.

Công ty cổ phần Dịch vụ và Thương mại quốc tế Oz Việt Nam

Địa chỉ: Số 8 ngõ 162 Nguyễn Văn Cừ, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội

SĐT: 0972433318

website: /https://ozfreight.com/

Đánh giá post
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon