L/C là gì? Các phương thức thanh toán L/C

L/C là gì? Có những phương thức thanh toán L/C nào. Dưới đây thutucxuatnhapkhau.com sẽ trình bày cho các bạn  để có thể lựa chọn được phương thức thanh toán phù hợp với doanh nghiệp của mình.

L/C là gì?

L/C (Letter of credit) là một bức thư do ngân hàng đại diện của người nhập khẩu (bên mua) lập ra theo yêu cầu của người nhập khẩu (bên mua) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người xuất khẩu(bên bán) tại một thời điểm cụ thể, nếu người xuất khẩu (người bán) xuất trình bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản được nêu trong thư tín dụng.

Các phương thức thanh toán L/C

1) L/C trả ngay không hủy ngang

Khái niệm:

Là loại thư tín dụng mà khi đã được mở thì nó sẽ không được tự ý sửa đổi hoặc hủy bỏ nếu không có sự đồng ý của các bên liên quan như người mở thư tín dụng, người hưởng lợi, ngân hàng mở, ngân hàng xác nhận.

Trường hợp áp dụng:

Áp dụng cho các giao dịch mua bán thông thường. Giao dịch mua bán thông thường là phương thức thanh toán thường thấy nhất, phổ biến nhất trên cơ sở quan hệ tiền và hàng trong ngoại thương

Quy trình thực hiện:

L/C là gì? Các phương thức thanh toán L/C
Sơ đồ thanh toán L/C trả ngay không hủy ngang

(1) Bên nhập khẩu/bên mua thông báo cho ngân hàng của mình mở L/C cho bên xuất khẩu (bên bán).

(2) Ngân hàng bên mua thông báo cho ngân hàng bên bán mở L/C cho bên bán.

(3) Ngân hàng bên bán thông báo cho bên bán đã được bên mua mở L/C thông qua ngân hàng mua.

(4) Bên bán giao hàng cho bên mua theo đúng yêu cầu hợp đồng.

(5) Bên bán cầm toàn bộ chứng từ có liên quan lên ngân hàng bên bán để được thanh toán theo điều kiện L/C.

(6) Ngân hàng bên bán thông báo và nhận tiền đã thanh toán cho bên bán từ ngân hàng bên mua

(7) Ngân hàng bên mua thông báo cho bên mua đã thanh toán cho bên bán.

2) Thư tín dụng giáp lưng

Khái niệm:

Người tái xuất nhận được L/C mở cho mình, dùng L/C này thế chấp và mở một L/C khác cho người khác hưởng, với một nội dung tương tự L/C nhận được, L/C mở sau gọi là L/C giáp lưng.

Trường hợp áp dụng:

Áp dụng cho phương thức tái xuất: tái xuất là hình thức kinh doanh quốc tế mà trong đó có một bên xuất khẩu những mặt hàng ngoại nhập chưa qua gia công chế biến ở trong nước.

Quy trình thực hiện:

L/C là gì? Các phương thức thanh toán L/C

(1) Người nhập khẩu mở thư tín dụng thứ nhất cho bên tái xuất

(2) Ngân hàng nhập khẩu ký phát thư tín dụng, thông báo cho ngân hàng nước tái xuất.

(3) Ngân hàng nước tái xuất thông báo thư tín dụng thứ nhất cho khách hàng.

(4) Người tái xuất mở thư tín dụng giáp lưng dựa trên cơ sở thư tín dụng gốc cho bên xuất khẩu.

(5) Ngân hàng tái xuất ký phát thư tín dụng giáp lưng cho bên xuất khẩu qua ngân hàng bên xuất khẩu.

(6) Ngân hàng nước xuất khẩu thông báo thư tín dụng cho bên xuất khẩu.

(7) Bên xuất khẩu xuất hàng.

(8) Bên nhập khẩu thanh toán tiền hàng.

(9) Bên tái xuất thanh toán tiền hàng sau khi chiết khấu tiền lãi.

3) Thư tín dụng đối ứng

Khái niệm:

Thư tín dụng đối ứng chỉ có hiệu lực trả tiền khi bên đối tác cũng mở một thư tín dụng tương ứng. Hai bên đều phải mở thư tín dụng và đều phải giao hàng. Trên thực tế phải lưu ý thời điểm mở L/C phải song hành nhau vì nếu không do một bên trục trặc sẽ gây ra phát sinh chi phí ngân hàng cho bên kia.

Trường hợp áp dụng:

Áp dụng cho mua bán đối lưu. Mua bán đối lưu là hình thức các bên trao đổi những hàng hóa có giá trị tương đương. Hoạt động có thể diễn ra gần như đồng thời và không dùng tiền để bù trừ hoặc ghi chép đến kỳ quyết toán và có thể dùng tiền để bù trừ.

Quy trình thực hiện:

L/C là gì? Các phương thức thanh toán L/C
Sơ đồ thanh toán L/C đối ứng

(1) Bên A thông báo cho ngân hàng bên A mở L/C cho bên B.

(2) Ngân hàng bên A thông báo cho ngân hàng bên B mở L/C thứ nhất cho bên B.

(3) Ngân hàng bên B thông báo cho bên B đã mở được L/C thứ nhất.

(4) Bên B thông báo cho ngân hàng bên B mở L/C thứ hai đối ứng cho bên A

(5) Ngân hàng bên B thông báo cho ngân hàng bên A   mở L/C thứ hai

(6) Ngân hàng bên A thông báo tới bên A đã mở được L/C thứ hai đối ứng

(7) Bên B tiến hành giao hàng X cho bên A

(8) Bên A giao hàng Y cho bên B.

4) Thư tín dụng chủ – con

Khái niệm:

Thư tín dụng chủ – con là 2 L/C do bên nhận gia công (L/C Master chủ) và bên gia công (L/C baby con) mở cho đối phương trong hợp đồng gia công.

Trường hợp áp dụng:

Áp dụng cho giao dịch gia công quốc tế. Hình thức gia công là bên nhận gia công nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của bên đặt gia công để chế biến gia thành phẩm, giao lại cho bên đặt gia công và nhận phí gia công.

Quy trình thực hiện:

L/C là gì? Các phương thức thanh toán L/C
Sơ đồ thanh toán L/C chủ – con

(1) Bên đặt gia công thông báo cho ngân hàng đặt gia công mở L/C Master cho bên nhận gia công.

(2) Ngân hàng đặt gia công thông báo cho ngân hàng nhận gia công mở L/C Master cho bên nhận gia công.

(3) Bên nhận gia công được thông báo đã được mở L/C Master

(4) Bên nhận gia công báo ngân hàng nhận gia công mở L/C baby cho bên đặt gia công.

(5) Ngân hàng nhận gia công thông báo ngân hàng đặt gia công mở L/C baby

(6) Ngân hàng đặt gia công thông báo người đặt gia công đã mở L/C baby.

(7) Bên đặt gia công giao nguyên vật liệu / bán thành phẩm.

(8) Bên nhận gia công giao thành phẩm và nhận tiền dịch vụ thông qua hệ thống ngân hàng

Lưu ý:

Nếu là hình thức nhận nguyên liệu – giao thành phẩm thì L/C Baby là L/C trả chậm do không có sự chuyển giao quyền sở hữu nguyên vật liệu.

Nếu là hình thức mua nguyên liệu – bán thành phẩm thì L/C Baby là L/C trả ngay do có sự chuyển giao quyền sở hữu nguyên vật liệu. Người nhận gia công mua đứt nguyên vật liệu xong rồi gia công và bán lại cho người đặt gia công.

Trên đây là bài viết rất chi tiết và các phương thức thanh toán đặc biệt trong ngoại thương. Nếu các bạn có thắc mắc thì hay để lại comment hoặc liên hệ ngay với Oz Việt Nam qua hotline: 0972433318 để được tư vấn chi tiết hơn.

 

 

Đánh giá post