Thủ tục xuất khẩu gạo tại Việt Nam

Thủ tục xuất khẩu gạo đang là điều mà các nhà xuất khẩu nông sản đang tìm hiểu trong những năm gần đây. Gạo Việt Nam là mặt hàng xuất khẩu truyền thống tại Việt Nam và có lượng xuất khẩu lớn thứ ba trên thế giới chỉ sau các nước như Ấn Độ và Thái Lan. Xuất khẩu gạo nắm một vai trò quan trọng và to lớn trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp cũng như xuất khẩu hàng hóa. Vậy thủ tục xuất khẩu gạo tại Việt Nam bao gồm những gì? Hãy cùng OZ Việt Nam chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

thủ tục xuất khẩu gạo tại Việt Nam
thủ tục xuất khẩu gạo tại Việt Nam

Tình hình xuất khẩu gạo và lợi thế xuất khẩu gạo tại Việt Nam

Xuất gạo là ngành kinh doanh quan trọng của Việt Nam từ bao năm nay, đóng góp đáng kể vào nền kinh tế của Việt Nam. Việt Nam ngày càng trở thành một trong những nhà nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới, cạnh tranh với các quốc gia khác như Thái Lan, Ấn Độ,…

Việt Nam là quốc gia hàng đầu về xuất khẩu gạo trên thế giới. Có các khu vực đồng bằng như Bắc Bộ và Nam Bộ, đồng bằng Sông Cửu Long như khu vực Thái Bình, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang,… là các khu vực sản xuất gạo chính tại Việt Nam. Bên cạnh đó, gạo Việt Nam trồng và xuất khẩu chủ yếu là các loại gạo tấm, gạo nếp,…

Thị trường xuất khẩu gạo tại Việt Nam trải dài đến hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Trong đó các thị trường lớn nhất bao gồm các nước khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc, Châu Âu, đã và đang phát triển tới tay người tiêu dùng khu vực Châu Phi và Châu Mỹ.

Việt Nam có sản lượng gạo cao do có địa hình kinh tế phù hợp và có năng lực trồng trọt đáng kể. Bên cạnh đó là chính sách ưu tiên của chính phủ thúc đẩy, hỗ trợ các chính sách phát triển nông nghiệp và xuất khẩu gạo ra quốc tế cùng với sự quảng bá hình ảnh tích cực từ Việt Nam và các quốc gia nhập khẩu.

Bên cạnh những mặt tích cực của ngành xuất khẩu gạo tại Việt Nam cũng tồn tại những khó khăn, những thách thức cần giải quyết và những sự cạnh tranh từ các quốc gia khác. Nhưng triển vọng về ngành xuất khẩu lúa gạo tại Việt Nam sẽ mãi phát triển và trở thành đầu tàu của thế giới về ngành xuất khẩu gạo.

Mã HS của sản phẩm gạo xuất khẩu

Để xác định được chính sách, thuế xuất nhập khẩu ưu đãi và các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa thì ta trước tiên cần phải xác định được mã HS của sản phẩm. Việc xác định được mã HS của sản phẩm phải dựa vào tính chất, đặc điểm cấu tạo và thàn phần của hàng hóa. Gạo có mã HS thuộc chương 10 nhóm ngũ cốc và có mã HS như sau:

Mã HSMô tả sản phẩm
1006Lúa gạo
10061Thóc
10061010Để gieo trồng
10061090Các loại khác
100620Gạo lứt
10062010Gạo Hom Mali ( SEN)
10062090Loại khác
100630Các loại gạo đã xát toàn bộ hoặc sơ bộ, đã hoặc chưa đánh bóng hoặc hồ ( glazed )
10063030Gạo nếp ( SEN )
10063040Gạo Hom Mali ( SEN )
Các loại khác
10063091Gạo đồ 
10063099Loại khác
Mã HS của gạo xuất khẩu

Chính sách và giấy tờ xuất khẩu gạo tại Việt Nam

Theo những nghị định về chính sách xuất khẩu tại Việt Nam, doanh nghiệp xuất khẩu phải có đầy đủ điều kiện kinh doanh, xuất khẩu gạo được bộ Công thương chấp nhận và cho phép. Khi tiến hành xuất khẩu gạo, doanh nghiệp xuất khẩu cần đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo. Hồ sơ đăng ký bao gồm như sau:

  • Hợp đồng xuất khẩu gạo giữa hai bên ( bản chính hoặc bản sao )
  • Bản chính báo cáo số lượng gạo, lương thực có sẵn, Nội dung nêu rõ tổng lượng thóc, tổng lượng gạo có sẵn , địa chỉ cụ thể
  • Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, xuất khẩu gạo hiệu lực khi đăng ký hợp đồng lần đầu
  • Trong trường hợp được quyền ưu tiên theo quy định của chính phủ, bên bán chỉ cần nộp thêm văn bản đề nghị ưu tiên và báo cáo trong việc mua thóc, gạo, thông qua hợp đồng tiêu thụ nông sản với người sản xuất kèm theo các chứng từ liên quan
thủ tục xuất khẩu gạo tại Việt Nam
thủ tục xuất khẩu gạo tại Việt Nam

Quy trình thủ tục xuất khẩu gạo

Quy trình về thủ tục hải quan xuất khẩu gạo khá là phức tạp và có nhiều khó khăn, nhất là đối với các bên xuất khẩu non trẻ. Chính vì vậy việc nắm rõ được các quy trình và thủ tục xuất khẩu gạo sẽ giúp các bên thuận lợi và dễ dàng hơn trong quá trình xuất nhập khẩu gạo. Dưới đây là những thủ tục xuất khẩu gạo

Quy định về chính sách xuất khẩu gạo

Về cơ bản, gạo là hàng hóa được nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích xuất khẩu ra quốc tế. Tuy nhiên, đối với những bên xuất khẩu non trẻ cần nắm rõ một số quy định về chính sách xuất khẩu gạo tại Việt Nam:

  • Nghị định số 109/2010/NĐ-CP : Quy định về kinh doanh và xuất khẩu gạo
  • Nghị định số 107/2018/NĐ-CP: Quy định về kinh doanh và xuất khẩu gạo
  • Văn bản số 2/VBHN-BTC năm 2018 : Quy định về một số điều trong nghị định số 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu agoj.

Hồ sơ xin cấp giấy phép chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh gạo

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh gạo : 1 bản chính ( quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP )
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận : 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu của bên xuất khẩu
  • Hợp đồng thuê kho chứa, cơ sở vật chất, xay, xát chế biến gạo (nếu như có cơ sở vật chất, kho chứa) hoặc giấy tờ chứng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu kho chứa, cơ sở vật chất chế biến, sơ chế gạo (đối với khu vực thuộc quyền sở hữu của bên xuất khẩu ): 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính
  • Nếu như nộp trực tiếp cho Bộ Công thương, bên thương nhân có thể nộp bản chụp các giấy tờ, tài liệu theo điểm b, c thuộc nghị định số 107/2018/NĐ-CP để xuất trình kèm theo bản chính để tiến hành đối chiếu.

Quy trình thực hiện làm thủ tục xuất khẩu gạo

  • Bên bán có thể tiến hành nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở bộ Công thương hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc nộp hồ sơ trực tuyến qua trang dịch vụ trực tuyến, cổng thông tin điện tử của bộ công thương.
  • Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, bộ Công thương sẽ xem xét và cấp giấy chứng nhận theo mẫu số 2 được quy định tại nghị định số 107/2018/NĐ-CP
  • Giấy chứng nhận sẽ có hiệu lực là 5 năm kể từ ngày cấp. Sau khi chứng nhận hết hạn thì bên xuất khẩu phải tiến hành xin lại giấy phép để có thể tiếp tục kinh doanh xuất khẩu gạo ra quốc tế.
  • Khai và nộp hồ sơ hải quan : nộp hoặc chứng từ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định
  • Đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến điểm quy định để tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa và phương tiện vận tải
  • Nộp thuế và các chi phí theo quy định của nhà nước về thuế, phí, lệ phí và các quy định khác liên quan
thủ tục xuất khẩu gạo tại Việt Nam
thủ tục xuất khẩu gạo tại Việt Nam

Trên đây là thủ tục xuất khẩu gạo tại Việt Nam mà khách hàng cần lưu ý và quan tâm. Nếu như khách hàng còn có bất kỳ thắc mắc về thủ tục xuất khẩu gạo tại Việt Nam hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ tại OZ Việt nam chúng tôi thì hãy nhanh chóng liên hệ tới sô hotline dưới đây của chúng tôi để được đội nhóm chăm sóc khách hàng tiến hành giải đáp các thắc mắc mắc của khách hàng hoặc tiến hành tư vấn về các dịch vụ phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

>> Xem thêm: Thủ tục xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ OZ VIỆT NAM

Địa chỉ: Số 57, ngõ 481 Ngọc Lâm , P. Ngọc Lâm, Q. Long Biên, TP. Hà Nội.

Hotline: 0972433318

Email: xnkngantin@gmail.com

Website: thutucxuatnhapkhau.com

Đánh giá post