Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi như thế nào? Chính sách nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có khó không? Trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và lĩnh vực chăn nuôi nói riêng thì việc lựa chọn thức ăn chăn nuôi là việc rất quan trọng. Ngoài việc lựa chọn thức ăn chăn nuôi trong nước thì hiện nay có rất nhiều thức ăn chăn nuôi nhập khẩu. Hãy cùng thutucxuatnhapkhau.com đi tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

Phân loại thức ăn chăn nuôi

Thức ăn chăn nuôi được hiểu là loại thức ăn được dùng để cho vật nuôi ăn nhằm bổ sung chất dinh dưỡng và phát triển sự tăng trưởng của vật nuôi. Có nhiều loại thức ăn như thức ăn bổ sung, thức ăn truyền thống, thức ăn hỗn hợp,…

Thức ăn bổ sung: là loại nguyên liệu cho thêm vào phần ăn để có thể cân đối lại dinh dưỡng cho vật nuôi.

Thức ăn truyền thống: là loại sản phẩm truyền thống thông dụng như thóc, gạo, cám, ngô, cua, cá, tôm,… và các sản phẩm tương tự.

Thức ăn hỗn hợp: Là một loại thức ăn hỗn hợp trộn đều nhằm cung cấp đủ dinh dưỡng theo từng giai đoạn phát triển của vật nuôi.

Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

Mã hs code thức ăn chăn nuôi

Việc xác định mã hs code của một sản phẩm nhập khẩu rất quan trọng. Mã Hs code thức ăn chăn nuôi các bạn có thể tham khảo nhóm sau:

Phân nhóm 2309: Chế phẩm dùng trong chăn nuôi động vật

230910 – Thức ăn cho chó hoặc mèo, đã đóng gói để bán lẻ:
23091010 – – Chứa thịt
23091090 – – Loại khác
230990 – Loại khác:
– – Thức ăn hoàn chỉnh:
23099011 – – – Loại dùng cho gia cầm
23099012 – – – Loại dùng cho lợn
23099013 – – – Loại dùng cho tôm
23099014 – – – Loại dùng cho động vật linh trưởng
23099019 – – – Loại khác
23099020 – – Chất tổng hợp, chất bổ sung thức ăn hoặc phụ gia thức ăn
23099090 – – Loại khác

Thuế nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

Thuế nhập khẩu thông thường là 4.5-10.5%

Thuế nhập khẩu ưu đãi là 0-3%

Thuế nhập khẩu từ Trung Quốc có CO form E là 0%

Thuế VAT là 5%

Về chính sách mặt hàng nhập khẩu

Căn cứ vào Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT Hướng dẫn về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

Căn cứ vào Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT Hướng dẫn một số điều của luật chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi

Căn cứ vào Nghị định 13/2020/NĐ-CP Hướng dẫn chi tiết luật chăn nuôi

Căn cứ vào Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT Quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi

Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

Trước khi nhập khẩu thức ăn chăn nuôi trước tiên bạn cần phải kiểm tra xem loại thức ăn chăn nuôi bạn dự định nhập khẩu có nằm trong danh mục cho phép lưu hành tại Việt Nam chưa.

Bạn có thể tra cứu trực tuyến trên trang Cổng thông tin dịch vụ trực tuyến của Bộ NN&PTNT. Chọn “DMTACN NHẬP KHẨU” chọn thông tư 26/2012 ở mỗi thông tư sẽ có file chi tiết kèm theo.

Tiếp theo cần làm đăng ký kiểm tra chất lượng và làm công bố thức ăn chăn nuôi nhập khẩu.

Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

Sản phẩm thức ăn chăn nuôi nằm trong danh mục cho phép lưu hành tại Việt Nam

Đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi nằm trong danh mục cho phép lưu hành tại Việt Nam thì thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi sẽ đơn giản hơn. Doanh nghiệp chỉ cần làm thủ tục kiểm tra chất lượng.

Sản phẩm thức ăn chăn nuôi không nằm trong danh mục cho phép lưu hành tại Việt Nam

Đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi không nằm trong danh mục cho phép lưu hành tại Việt Nam thì doanh nghiệp cần làm thủ tục công nhận chất lượng của thức ăn chăn nuôi để được lưu hành ở Việt Nam.

Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn xin nhập khẩu, ghi rõ: tên thức ăn chăn nuôi, khối lượng theo hợp đồng, nguồn gốc xuất xứ, thời gian, địa điểm nhập khẩu và tái xuất (theo mẫu tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT
  • Hợp đồng thực hiện giữa các bên phù hợp với các quy định của Pháp luật Việt Nam về việc nhập hàng, gia công, tái xuất.

Điều kiện để được công nhận đủ điều kiện lưu hành tại Việt Nam:

  • Công bố tiêu chuẩn áp dụng
  • Kết quả khảo nghiệm trên vật nuôi
  • Hồ sơ xin Công nhân đử điều kiện lưu hành

Sau khi có công nhận doanh nghiệp tiến hành mang mẫu đi kiểm tra chất lượng.

Khi đã có Công nhận chất lượng, hàng hóa về đến cảng, bạn cần liên hệ với bên kiểm định để họ đến lấy mẫu kiểm tra. Ngoài ra lô hàng còn phải làm kiểm dịch thực đối với mặt hàng thức ăn chăn nuôi nguồn gốc thực vật hoặc kiểm dịch động vật đối với thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật.

Đăng ký kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu

Chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm:

Sales contract (Hợp đồng ngoại thương);
Invoice (Hóa đơn thương mại);
Packing list (Phiếu đóng gói hàng hóa);
Bill of lading (Vận đơn);
CO (certificate of original)
Đơn đăng ký kiểm tra chất lượng

Lấy mẫu mang đi test. Hàng sẽ được lấy mẫu tại cảng hoặc tại kho bảo quản hàng hóa.

Chờ kết quả kiểm tra chất lượng và chứng thư để thông quan lô hàng.

Thủ tục hải quan

Hồ sơ hải quan bao gồm:

Sales contract (Hợp đồng ngoại thương);
Invoice (Hóa đơn thương mại);
Packing list (Phiếu đóng gói hàng hóa);
Bill of lading (Vận đơn);
CO (certificate of original)

Hồ sơ công bố lưu hành thức ăn chăn nuôi

Hồ sơ kiểm dịch

Hồ sơ kiểm tra chất lượng

Trên đây là bài viết về thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi nếu các bạn đang muốn nhập khẩu thức ăn chăn nuôi nhưng chưa rõ thủ tục nhập khẩu thì hãy liên hệ với OZ Việt Nam qua hotline: 0972433318 để được chúng tôi tư vấn kịp thời. Ngoài ra chúng tôi cung cấp giá cước vận chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam.

Đánh giá post