Thủ tục nhập khẩu tinh dầu về Việt Nam

Tinh dầu là một dạng hợp chất ở thể lỏng chứa các hợp chất thơm dễ bay hơi, được chiết xuất bằng cách chưng cất hơi nước hoặc ép lạnh… từ các bộ phận của thực vật. Tinh dầu ngày càng được sử dụng nhiều ở Việt Nam bởi thành phần và công dụng đa dạng của nó. Vậy thủ tục nhập khẩu tinh dầu về Việt Nam, thủ tục xuất khẩu tinh dầu bao gồm những gì? Quy trình nhập khẩu diễn ra như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây!

Tinh dầu là gì? Có mấy loại tinh dầu

Dựa vào công dụng của chúng, tinh dầu thường được chia làm 3 loại:

Tinh dầu dùng làm mỹ phẩm: là một loại tinh dầu được sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm như mỹ phẩm da, mỹ phẩm tóc và mỹ phẩm cơ thể. Tinh dầu có thể giúp tăng cường độ ẩm, giảm nếp nhăn và cải thiện tình trạng da.

Tinh dầu dùng trong spa: là một loại tinh dầu được sử dụng trong các tiện nghi spa để tạo ra môi trường rửa tắm tự nhiên và giúp giảm stres. Tinh dầu có thể giúp tăng cường độ nồng độ chất chống oxy hóa trong nước và giúp da dễ dàng hấp thu các chất dinh dưỡng.

Tinh dầu dùng để làm thuốc: là một loại tinh dầu được sử dụng trong sản xuất các loại thuốc. Tinh dầu có thể được sử dụng làm cấu trúc của một số loại thuốc hoặc là một phần của các hợp chất hóa học được sử dụng trong thuốc. Một số tinh dầu còn được sử dụng trong thuốc để giúp cải thiện tác dụng của thuốc hoặc giảm tác động phụ của thuốc.

Xem thêm bài báo: thủ tục nhập khẩu hàng hóa

Căn cứ, chính sách làm thủ tục nhập khẩu tinh dầu thơm

Việc nhập khẩu tinh dầu về Việt Nam được thực hiện theo Thông tư 06/2011/TT-BYT của Bộ Y Tế về quản lý mỹ phẩm; Thông tư 06/2018/TT-BYT của Bộ Y Tế cấp ngày 06/04/2018 ban hành Danh mục thuốc, nguyên liệu mỹ phẩm xuất nhập khẩu được xác định mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam.

Mã HS code và thuế nhập khẩu tinh dầu

Tinh dầu nhập khẩu được quy định ở nhóm 3301 trong biểu thuế xuất nhập khẩu được ban hành bởi Tổng cục Hải Quan. 

thủ tục nhập khẩu tinh dầu
Mã HS code và thuế nhập khẩu tinh dầu

Mã HS code của tinh dầu chi tiết được OZ Freight tổng hợp ở bên dưới, mời bạn tham khảo:

Mô tả Mã HS Thuế NK ưu đãi (%) Thuế NK form E (%) Thuế NK form D (%)
Tinh dầu cam 3301 12 00 5 0 0
Tinh dầu quýt 3301 13 00 5 0 0
Loại khác từ chi cam quýtVí dụ: chanh, bưởi … 3301 19 00 5 0 0
Tinh dầu bạc hà cay (Mantha piperita) 3301 24 00 5 0 0
Tinh dầu bạc hà khác 3301 25 00 5 0 0
Tinh dầu sả 3301 29 10 5 0 0
Tinh dầu sả 3301 29 10 5 0 0
Tinh dầu đàn hương 3301 29 20 5 0 0
Tinh dầu khác từ các loại quả 3301 29 90 5 0 0
Tinh dầu làm thuốc 3301 90 10 5 0 0
Tinh dầu khác không nằm vào các loại trên 3301 90 90 5 0 0

Bộ hồ sơ thủ tục nhập khẩu tinh dầu thơm

Tương ứng với từng loại tinh dầu sẽ có các yêu cầu hồ sơ thủ tục nhập khẩu khác nhau. Cụ thể:

Bộ hồ sơ nhập khẩu tinh dầu dùng trong spa bao gồm những chứng từ sau đây:

  • Tờ khai hải quan
  • Hóa đơn thương mại (commercial invoice)
  • Vận đơn đường biển (Bill of lading)
  • Danh sách đóng gói (Packing list)
  • Hợp đồng thương mại (Sale contract)
  • Chứng nhận xuất xứ (C/O ) nếu có

Bộ hồ sơ nhập khẩu tinh dầu dùng làm mỹ phẩm ngoài những chứng từ kể trên có thêm những chứng từ sau:

  • Bản công bố mỹ phẩm

Bộ hồ sơ nhập khẩu tinh dầu dùng để làm thuốc chữa bệnh ngoài những chứng từ kể trên có thêm những chứng từ sau:

  • Chứng chỉ hành nghề
  • Giấy chứng nhận có đủ sức khỏe hành nghề
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc
  • Giấy phép nhập khẩu

Tìm hiểu thêm: thủ tục hải quan bao gồm những gì

Bộ hồ sơ công bố mỹ phẩm

Trong trường hợp tinh dầu nhập khẩu về được dùng làm mỹ phẩm, doanh nghiệp cần phải làm công bố mỹ phẩm. Hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm bao gồm các chứng từ sau:

  • Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm, đính kèm dữ liệu công bố sản phẩm (bản mềm của Phiếu công bố);
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường (có chữ ký và đóng dấu);

Trường hợp mỹ phẩm sản xuất trong nước mà doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường không phải là nhà sản xuất thì cần phải có bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nhà sản xuất).

  • Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ Giấy ủy quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm ủy quyền cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường được phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam;
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS): Áp dụng trong trường hợp công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu và đáp ứng các yêu cầu sau:

CFS do nước sở tại cấp là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ, còn hạn tính đến thời điểm làm bộ hồ sơ. Trong trường hợp CFS không nêu thời hạn thì phải là bản được cấp trong vòng 24 tháng kể từ ngày cấp.

CFS phải được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là một trong những nước thành viên.

Quy trình hải quan nhập khẩu tinh dầu

Quy trình nhập khẩu cho ba loại tinh dầu kể trên sẽ có khác biệt nhỏ cho từng loại, OZ Freight xin tóm tắt các bước chính khi làm thủ tục nhập khẩu tinh dầu thơm về Việt Nam như sau:

B1. Khai báo tờ khai hải quan

Sau khi hoàn tất đầy đủ chứng từ nhập khẩu bao gồm: Hợp đồng, commercial invoice, packing list, vận đơn đường biển, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến… Thì có thể nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan online qua phần mềm.

B2. Mở tờ khai hải quan

Sau khi khai báo xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả và phân luồng tờ khai. Khi có luồng tờ khai thì tiến hành in tờ khai hải quan ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu đến Chi cục hải quan để tiến hành mở tờ khai. Tùy theo kết quả phân luồng xanh, vàng, đỏ mà thực hiện tiếp các bước mở tờ khai.

B3. Thông quan tờ khai hải quan

Sau khi kiểm tra hồ sơ xong, nếu không có vấn đề thắc mắc gì thêm thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận cho thông quan tờ khai hải quan. Lúc này doanh nghiệp có thể đóng thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan để tiến hành thông quan hàng hóa. 

B4. Mang hàng hóa về kho bảo quản và sử dụng

Khi tờ khai thông quan thì tiến hành các bước thanh lý tờ khai và làm thủ tục cần thiết để mang hàng hóa về kho.

Những lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu tinh dầu

  • Tìm hiểu nguồn gốc tinh dầu và nhà cung cấp.
  • Kiểm tra chất lượng tinh dầu trước khi nhập khẩu.
  • Tìm hiểu về các quy định và hạn chế về nhập khẩu của tinh dầu của quốc gia cung cấp.
  • Chọn một đại lý nhập khẩu chuyên nghiệp và uy tín.
  • Tìm hiểu về thuế và phí liên quan đến nhập khẩu tinh dầu.
  • Lưu ý các yêu cầu về bảo vệ môi trường và an toàn sức khỏe.

Trên đây là toàn bộ quy trình, thủ tục nhập khẩu tinh dầu về Việt Nam do OZ Freight tổng hợp. Nếu có thắc mắc gì thêm vui lòng comment bên dưới hoặc liên hệ theo đường dây nóng để nhận được tư vấn chi tiết và nhanh chóng nhất!

Xem thêm tài liệu: thủ tục nhập khẩu hóa chất, thủ tục xuất khẩu tinh dầu, tinh dầu hoa hồng

Thời gian thông quan cho một lô hàng nhập khẩu mất bao lâu ?

Thời gian thông quan cho một lô hàng nhập thông thường là 8-16 giờ làm việc.
– Đối với những mặt hàng thuộc danh mục Kiểm Tra Chất Lượng Nhà Nước theo chuyên ngành (như thực phẩm, mỹ phẩm , đồ chơi trẻ em, vật liệu xây dựng, phế liệu…) thời gian có thể kéo dài hơn,
– Chúng tôi sẽ có giải pháp đưa hàng về kho khách hàng bảo quản trong thời gian chờ kết quả kiểm tra, nhằm tiết giảm tối đa các khoản phí lưu container, lưu bãi…

Quy trình một lô hàng nhập khẩu như thế nào?

-> Kiểm tra bộ chứng từ nhập khẩu
-> Nhận bộ chứng từ bản chính và tiến hành khai báo hải quan
-> Gửi thông báo nộp thuế nhập khẩu cho khách hàng
-> Liên hệ hãng tàu để nhận Lệnh Giao Hàng (D.O)
-> Ra cảng nộp bộ hồ sơ bản gốc cho hải quan XNK
-> Làm các thủ tục kiểm hóa với hải quan, đóng tiền, giao nhận hàng với thương vụ cảng
-> Điều xe có tải trọng phù hợp vào lấy hàng đưa về kho khách hàng.

Các chi phí cơ bản khi nhập khẩu chính ngạch đường biển?

Chi phí mà người nhập khẩu phải trả đối với từng điều kiện nhập khẩu:
EXW:
– Trucking ( phí vận chuyển nội địa từ xưởng của người bán đến bãi cont)
– Khai báo hải quan xuất khẩu
– Local charges đầu xuất khẩu (THC, Bill fee, Telex fee, Seal fee, VGM, Manifest, EBS, Lift on/off…)
– Ocean freight
– Local charges đầu nhập khẩu (THC, CIC, Cleaning fee, DEM, Storage, D/O fee, Lift on/off…)
– Khai báo hải quan nhập khẩu
– Trucking ( phí vận chuyển nội địa từ bãi cont đến kho của người nhập)
FOB:
– Local charges đầu xuất khẩu (THC, Bill fee, Telex fee, Seal fee, VGM, Manifest, EBS, Lift on/off)
– Ocean freight
– Local charges đầu nhập khẩu (THC, CIC, Cleaning fee, DEM, Storage, D/O fee, Lift on/off)
– Khai báo hải quan XNK
– Trucking ( phí vận chuyển nội địa từ bãi cont đến kho của người nhập)
CIF:
– Local charges đầu nhập khẩu (THC, CIC, Cleaning fee, DEM, Storage, D/O fee, Lift on/off…)
– Khai báo hải quan nhập khẩu
– Trucking ( phí vận chuyển nội địa từ bãi cont đến kho của người nhập)
– Ngoài ra bên nhập khẩu phải trả thêm các loại thuế theo quy định nhà nước: thuế VAT, thuế NK (nếu có),….

Đánh giá post