Quản lý thuế đối với hàng xuất nhập khẩu

Hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa diễn ra rất nhiều và dày đặc. Từ các cá nhân, cửa hàng nhỏ lẻ đến doanh nghiệp lớn đều phải mua hoặc bán hàng hóa ra nước ngoài. Vậy nên, nếu bạn muốn lấy hàng thì cần biết về các quy định nhập hàng tại hải quan để tránh mất thời gian.

Nhất là về phần chính sách quản lý thuế đối với hàng xuất nhập khẩu, điều nhà nước quản lý sát sao và làm rất nghiêm chỉnh. Trong bài viết dưới đây, cùng OZ Freight điểm lại những chính sách quản lý thuế đối với hàng xuất nhập khẩu mà bạn cần biết khi làm thủ tục hải quan

Thuế xuất nhập khẩu là gì? Tại sao cần loại thuế này?

Xuất – nhập khẩu là hoạt động cần thiết cho sự phát triển kinh tế của một đất nước. Việc tự cung tự cấp đã bị đánh đổ và thay bằng nền kinh tế hàng hóa, trong đó hàng hóa lưu thông giữa các khu vực và các quốc gia. 

Vừa qua, khi đại dịch Covid ập tới, hoạt động này đã bị đình trệ và gặp phải nhiều rủi ro. Tuy nhiên, trong năm nay, xuất nhập khẩu lại được tái hoạt động và trở nên nóng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, có những định nghĩa và quy định bạn nên tìm hiểu trước khi gia nhập ngành.

Thuế xuất nhập khẩu của hàng hóa được xem là một loại thuế gián thu. Tiền thuế do các cơ quan hải quan thu đối với các loại hàng hóa xuất hoặc nhập khẩu vào Việt Nam. Đối tượng nộp thuế là cá nhân, công ty hoặc cơ quan đại diện. Những quy định về tiền thuế được các văn bản Pháp luật của nhà nước quy định rõ ràng. Người nộp thuế phải dựa vào các chính sách quản lý thuế đối với hàng xuất nhập khẩu. 

Thuế xuất nhập khẩu là gì - Tại sao cần loại thuế này
Thuế xuất nhập khẩu là gì? Tại sao cần loại thuế này? – QUẢN LÝ THUẾ XUẤT KHẨU

Vai trò của thuế xuất nhập khẩu?

Thuế xuất nhập khẩu có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nhà nước là là số ít các loại thuế độc lập. Chúng được làm rõ trong các quy định về quản lý thuế đối với hàng xuất nhập khẩu. Đây chính là nguồn thu chính của chính phủ, giúp cân bằng và điều tiết các hoạt động của một quốc gia. Một đất nước nếu còn tồn tại hoạt động xuất và nhập khẩu thì nền kinh tế được đánh giá là ổn định. 

Bên cạnh đó, chính phủ có thể cân bằng được giá cả trên thị trường, nâng cao giá trị hàng hóa sản xuất trong nước. Vì không bị đánh thuế, hàng nội địa sẽ rẻ hơn và được ưu tiên, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa trong nước. 

Đối với hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu, thuế làm giá bán của chúng ra ngoài cao hơn, nâng tầm hàng hóa. Hơn nữa, để khuyến khích người dân bán hàng, nhà nước cũng có nhiều chính sách miễn giảm thuế. Nhờ đó, hàng hóa bán ra nước ngoài giá vẫn cao, người dân thu về được nhiều lãi hơn. 

Tóm lại, nhờ việc đánh thuế vào hàng xuất nhập khẩu, nhà nước đang tạo ra lợi thế cho hàng trong nước và cân bằng luồng hàng. Những cơ quan hải quan dựa vào những chính sách quản lý thuế đối với hàng xuất nhập khẩu để kiểm tra những loại hàng cấm nhập khẩu và thời gian, quy trình đóng thuế

Tài liệu liên quan: thủ tục nhập khẩu hàng hóa

Loại hàng hóa nào phải chịu thuế?

Trong chính sách quản lý thuế đối với hàng xuất nhập khẩu, nhà nước cũng đã chỉ rõ những mặt hàng được cho phép và bị cấm khi nhập khẩu. Bên cạnh đó, còn có một số loại hàng hóa không cần chịu thuế khi nhập cảnh. Các bạn có thể tham khảo các loại hàng phải nộp thuế dưới đây:

  • Các loại hàng hóa bình thường khi xuất hoặc nhập khẩu qua biên giới và cửa khẩu nước Việt Nam.
  • Những hàng hóa từ thị trường nội địa chuyển tới khu phi thuế quan và ngược lại, ở khu phi thuế quan về nội địa. 
  • Các loại hàng hóa được nhập hoặc xuất khẩu để phục vụ cho các cuộc thi, trưng bày, triển lãm,… 
  • Hàng hóa với mục đích tặng, biếu nhưng có giá trị lớn vượt mức miễn thuế. 

Loại hàng hoá nào không cần chịu thuế?

Bên cạnh những mặt hàng cần nộp thuế được quy định trong những chính sách quản lý thuế đối với hàng xuất nhập khẩu, các loại hàng không cần chịu loại thuế này là:

  • Hàng hóa thuộc phạm vi quá cảnh, chuyển quan hoặc qua biên giới theo mức quy định của pháp luật.
  • Những loại hàng hóa là hàng viện trợ cho chính phủ, của chính phủ hoặc phi chính phủ không yêu cầu hoàn lại. 
  • Hàng hóa ở khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài hoặc ngược lại. Chúng chỉ được sử dụng trong khu phi thuế quan hoặc được giao dịch trong khu phi thuế quan. 
  • Loại hàng hóa là tài nguyên thiên nhiên như dầu khí của nhà nước được đem đi xuất khẩu. 
nhung chinh sach quan ly thue doi voi hang xuat nhap khau ban can biet 4
Căn cứ tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu

Những điều cần biết về thuế xuất nhập khẩu

Ngoài ra, trong các chính sách quản lý thuế đối với hàng xuất nhập khẩu cũng có quy định sẵn về các thành phần trong thuế như người nộp thuế, tiền tệ khi nộp và phương pháp tính thuế của hàng hóa. 

Ai là người nộp thuế?

Những cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan sở hữu hàng hóa thuộc phạm vi phải nộp thuế chính là người đóng thuế xuất nhập khẩu. Họ có thể trực tiếp làm việc với hải quan, thông qua người đại diện pháp luật hoặc những công ty làm thủ tục hải quan. Tất cả đều được quy định rõ tại các chính sách quản lý thuế đối với hàng xuất nhập khẩu. 

Căn cứ vào cách tính thuế xuất nhập khẩu, con số được đưa ra chính xác trên các văn kiện, tờ khai hải quan. Giá tính thuế và thuế suất được tính theo tỷ lệ phần trăm. Mức thuế với mỗi loại hàng hóa khác nhau, sau khi được kiểm tra và kê khai, người nộp thuế có trách nhiệm kiểm tra và nộp đúng, đủ số thuế. 

Phương pháp tính

  • Đối với thuế xuất nhập khẩu hàng hóa tính theo từng đơn vị hàng hóa thực tế. Chúng được ghi trên tờ khai hải quan đúng theo thời điểm tính thuế và quy định tại quản lý thuế đối với hàng xuất nhập khẩu. 

Công thức:

Số thuế phải nộp = Đơn vị tính của từng mặt hàng thực tế xuất nhập khẩu x Giá tính thuế x Thuế suất của từng mặt hàng tại thời điểm tính

  • Đối với những mặt hàng chịu thuế tuyệt đối thì số tiền phải nộp bằng đơn vị mặt hàng thực tế được kê khai trên giấy tờ hải quan với thuế suất tại thời điểm nộp thuế.

Công thức:

Số thuế phải nộp  =  Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu x Thuế suất tuyệt đối áp dụng cho một đơn vị hàng hóa tại thời điểm tính thuế

Đối với thuế suất, mỗi loại hàng hóa khác nhau đã có những quy định khác nhau tại thông tư về quản lý thuế đối với hàng xuất nhập khẩu. Với các nước có quan hệ thương mại và giao dịch với Việt Nam sẽ được áp dụng thuế suất ưu đãi. Thuế suất ưu đãi đặc biệt sẽ được áp dụng với những nước có thuế suất ưu đãi với hàng hóa từ Việt Nam. Các quốc gia còn lại ẽ áp dụng thuế suất thông thường. Và đặc biệt, thuế suất thông thường sẽ không cao hơn 70% so với thuế suất ưu đãi của Chính phủ. 

quản lý thuế với hàng xuất nhập khẩu
Những điều cần biết về thuế xuất nhập khẩu

Quy định quản lý thuế đối với hàng xuất nhập khẩu

Trong thông tư mới nhất của Bộ Tài Chính 06/2021/TT-BTC, văn bản hướng dẫn thi hành quản lý thuế đối với hàng xuất nhập khẩu có những mục rõ ràng. Trong đó, loại tiền tệ, thời gian và các thủ tục xử lý vi phạm đều được viết sẵn. 

Đối tượng áp dụng gồm người nộp thuế, cơ quan hải quan, cơ quan tổ chức nhà nước và các cá nhân liên quan. Dựa vào các tình huống và điều luật khác nhau, những mặt hàng và số tiền đều phải được kê khai minh bạch để nộp về ngân sách nhà nước.

Đồng tiền khi nộp thuế

Nhà nước yêu cầu, đồng tiền khai nộp thuế xuất, nhập khẩu hàng hóa phải là đồng tiền Việt Nam, hay chính là Việt Nam đồng (VNĐ). Số tiền này được nộp đúng như trong giấy tờ, do người nộp thuế là cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan đại diện. Số tiền nộp được ghi rõ cả chữ và số. 

Trong trường hợp mua bán dầu khi tự nhiên hoặc quặng thô, số tiền thuế có thể sử dụng đồng ngoại tệ. Số tiền ngoại tệ phải nộp tương ứng với số tiền Việt Nam được quy đổi ứng với số chuyến bay tương ứng đến hải quan lúc đó. Trước đó, chi phí hải quan và cảng hàng không nếu phát sinh phí đều không được tính vào số tiền thuế cần đóng. Và nếu muốn chuyển đổi đồng ngoại tệ tự do, người nộp thuế phải hoàn thành chi phí tại cảng hàng không tước. 

Trong những trường hợp người nộp thuế được phép nộp thuế bằng ngoại tệ tự do nhưng chọn nộp bằng đồng Việt Nam, tỷ giá quy đổi sẽ được dựa vào quy định tại Điều 86 Luật Hải quan. Những quy định và thông tư tham khảo được quy định tại chính sách quản lý thuế đối với hàng xuất nhập khẩu. 

Thời hạn nộp thuế

Hàng hóa trước khi được đưa vào thị trường và kê khai hải quan cần phải được giám định trước. Hải quan phải kiểm tra loại hàng hóa có được phép nhập cảnh và số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu. Vậy nên, ở quy trình giải phóng hàng hóa người nộp thuế phải nộp một khoản thuế tạm thời.

Trong trường hợp kết quả giám định của cơ quan hải quan khác với tờ khai của người nộp thuế, giấy tờ bổ sung tiền nộp thêm phải được hoàn thành trong 5 ngày làm việc tiếp theo. Với những trường hợp hàng nằm trong danh sách miễn giảm thuế, cơ quan hải quan có trách nhiệm thông báo cho người nộp thuế bổ sung giấy tờ còn thiếu. 

Những loại hàng chưa có giá chính thức, người nộp thuế vẫn phải nộp một khoản thuế tạm thời theo quy định. Sau đó, bổ sung giấy tờ và hoàn thiện nốt số tiền còn lại trong 5 ngày làm việc tiếp theo. Thời hạn chuyển tiền vào ngân sách nhà nước với những vùng sâu đi lại khó khăn là 3 ngày làm việc. Người thi hành và các mẫu giấy tờ có tại thông tư về quản lý thuế đối với hàng xuất nhập khẩu. 

Thủ tục xử lý chậm nộp thuế, nộp bổ sung

Chính sách quản lý thuế đối với hàng xuất nhập khẩu trong thông tư cũng quy định rõ những mức xử phạt các trường hợp chậm nộp thuế. Với những trường hợp chậm nộp thuế mà không có giấy tờ thì sau thời gian chậm nộp, cơ quan hải quan sẽ không tính tiền chậm nộp.

Khi đã rơi vào tình huống chậm nộp mà cơ quan hải quan không xử lý, người nộp thuế phải tự tính số tiền thuế chậm nộp và nộp bổ sung vào ngân sách nhà nước. Đối với cơ quan hải quan, sau 30 ngày người nộp thuế vẫn chưa hoàn thành số tiền cần nộp, họ sẽ thông báo cho người nộp thuế qua các mẫu văn bản được quy định. 

Đối với những loại hàng hóa được miễn nộp thuế như đã kể trên, người nộp thuế phải có trách nhiệm kê khai và bổ sung đầy đủ giấy tờ theo quy định. Những thông tin bắt buộc phải trung thực và chính xác, nếu sau kiểm tra không khớp với tờ khai người nộp thuế sẽ phải chịu trách nhiệm. 

nhung chinh sach quan ly thue doi voi hang xuat nhap khau ban can biet 3
Quy định quản lý thuế đối với hàng xuất nhập khẩu

Doanh nghiệp có được hoàn thuế nhập khẩu không, khi đã xuất khẩu sang nước thứ ba?

Các trường hợp hoàn thuế được quy định đầy đủ tại Điều 114 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 có hiệu lực từ ngày 01/4/2015. Thông tư quy định về thủ tục Hải quan; Kiểm tra giám sát hải quan; Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Khi công ty cần tra cứu các Tờ khai Hải quan đã được thông quan nhưng chưa đóng lệ phí (20.000 đ/ bộ) thì phải làm thế nào?

Để biết thông tin nợ thuế của Công ty, bạn có thể tiến hành tra cứu tại mục “TRA CỨU NỢ THUẾ” trên Cổng thông tin điện tử Hải quan theo đường link:
http://www.customs.gov.vn/SitePages/TraCuuNoThue.aspx.
Sau đó, bạn điền các thông tin yêu cầu (Mã số doanh nghiệp, số chứng minh thư,…) và click chuột vào “Xem Thông Tin”.

Nếu doanh nghiệp chuẩn bị nhập một lô hàng (đã xuất khẩu nhưng không đạt chất lượng) bị khách hàng xuất trả trở lại Việt Nam. Sau khi nhập khẩu về Việt Nam, công ty sửa lại lỗi hư hỏng và xuất trả lại cho khách hàng.
Khi tiến hành làm thủ tục nhập khẩu đối với lô hàng sửa lại này, phần thuế nhập khẩu công ty cần phải khai báo đầy đủ hay không?

Theo qui định tại khoản 7 Điều 114 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 thì hàng hóa đã xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam thì được hoàn thuế xuất khẩu đã nộp và không phải nộp thuế nhập khẩu. Chi tiết công ty có thể tham khảo tại thông tư 38/2025/TT-BTC và thủ tục,hồ sơ hoàn thuế qui định tại Điều 121 của thông tư này nhé.

Thuế xuất nhập khẩu là một trong các loại thuế quan trọng và được nhà nước quan tâm. Vậy nên, việc hiểu khái niệm thuế và các chính sách quản lý thuế đối với hàng xuất nhập khẩu cần phải được coi trọng. Hy vọng bài viết trên của OZ Freight đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và hoàn thành đầy đủ các trách nhiệm của mình. 

Đánh giá post