Thủ tục nhập khẩu màn hình máy tính Viewsonic

ViewSonic là một thương hiệu điện tử đa quốc gia nổi tiếng, được thành lập vào năm 1987 tại California, Mỹ. Công ty chuyên về phần cứng hiển thị hình ảnh như màn hình tinh thể lỏng, máy chiếu và phần mềm bảng trắng kỹ thuật số,…Màn hình máy tính ViewSonic cũng được đánh giá rất cao và được ưa chuộng tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Ngay bây giờ, hãy cùng OZ Việt Nam đi tìm hiểu về thủ tục nhập khẩu màn hình máy tính ViewSonic như thế nào nhé!

Một số thông tin về màn hình máy tính ViewSonic

Hiện nay, các loại màn hình máy tính của ViewSonic đang được chia thành 3 phân khúc chính là sản phẩm phổ thông giá rẻ, sản phẩm tầm trung và sản phẩm cao cấp vì thế khách hàng có rất nhiều lựa chọn khi mua sản phẩm từ hãng

Một số điểm nổi bật của màn hình máy tính ViewSonic:

– Chất lượng hình ảnh sắc nét

– Kết nối thông minh với nhiều trang bị hỗ trợ

– Chuyển động hình ảnh mượt mà

– Âm thanh sống động

– Thiết kế công thái học tạo cảm giác thoải mái

Các mặt hàng thông dụng:

– Màn hình đồ họa ViewSonic 24 inch VP2456

– Màn hình ViewSonic 24 inch TD2455

– Màn hình ViewSonic 32 inch VA3209-2K-MHD

thu tuc nhap khau man hinh viewsonic 2
màn hình máy tính ViewSonic

Về chính sách nhập khẩu mặt hàng màn hình máy tính ViewSonic

Theo Quyết định số 1725/QĐ-BCT năm 2024 về việc ban hành danh mục các mặt hàng kiểm tra hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương, chỉ loại màn hình máy tính sau cần kiểm tra hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng theo TCVN 9508:2012:

Màn hình máy tính: Loại màn hình tinh thể lỏng (LCD), đi-ốt phát quang (LED) và màn hình dẹt khác có mã HS code 8528.72.92.  

Lưu ý:

– Áp dụng đối với loại đến 24 inch

– Loại trừ các loại màn hình dùng trong y tế, chuyên dụng trong công nghiệp

Hs code của màn hình máy tính ViewSonic

Hs code của màn hình máy tính có thể tham khảo nhóm 8528: “Màn hình và máy chiếu, không gắn với thiết bị thu dùng trong truyền hình; thiết bị thu dùng trong truyền hình, có hoặc không gắn với máy thu thanh sóng vô tuyến hoặc thiết bị ghi hoặc tái tạo âm thanh hoặc hình ảnh”. Tùy theo từng loại màn hình sẽ có mức thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) cũng như thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ Trung Quốc có CO form E khác nhau. 

Nếu màn hình máy tính có mã HS code 8528.72.92 bị yêu cầu kiểm tra hiệu suất năng lượng bên trên thì:

– Thuế giá trị gia tăng (VAT) là 10%

– Thuế nhập khẩu với hàng từ Trung Quốc có CO form E nằm trong diện loại trừ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, chính vì thế, mức thuế suất thuế nhập khẩu của loại hàng hóa này là 35%.

thu tuc nhap khau man hinh viewsonic 4 1
màn hình ViewSonic

Quy trình nhập khẩu màn hình máy tính ViewSonic

Bước 1: Kiểm tra thông tin bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam

Trước tiên để nhập khẩu màn hình máy tính ViewSonic, doanh nghiệp cần check xem nhãn hiệu đã được bảo hộ tại Việt Nam hay chưa. Hiện tại, ViewSonic đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu tại Việt Nam. Trong một số trường hợp, khi thương nhân nhập khẩu không phải là nhà phân phối được ủy quyền của hãng, thương nhân nhập khẩu có thể chủ động xin văn bản xác nhận hàng chính hãng do chủ sở hữu nhãn hiệu được bảo hộ xác nhận và cấp cho thương nhân nhập khẩu. 

Văn bản xác nhận hàng chính hãng không phải là tài liệu bắt buộc phải có trong bộ hồ sơ hải quan. Tuy nhiên, văn bản này có thể hỗ trợ cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ nhanh hơn, qua đó giảm bớt thời gian thụ lý hồ sơ khai báo nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp. Vì vậy, việc trước tiên doanh nghiệp có thể cân nhắc là xin giấy ủy quyền để nhập khẩu các sản phẩm của hãng.

thu tuc nhap khau man hinh viewsonic
màn hình ViewSonic

Chủ sở hữu nhãn hiệu được bảo hộ có quyền gì trong thủ tục nhập khẩu trong trường hợp chủ hàng không có giấy ủy quyền?

Thứ nhất, có quyền yêu cầu kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo điều 34 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP
Thứ hai, có quyền tham gia cùng cơ quan hải quan trong việc kiểm tra, giám sát theo Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 13/2015/TT-BTC

Theo các căn cứ pháp lý nếu trên, trong trường hợp chủ hàng hóa có sở hữu trí tuệ phát hiện các dấu hiệu bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và có các bằng chứng mô tả chi tiết hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, ảnh chụp, các đặc điểm phân biệt hàng thật với hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ” sẽ có quyền nộp đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Trường hợp người xuất khẩu, người nhập khẩu không thuộc Danh sách người xuất khẩu, nhập khẩu hợp pháp hàng hóa và Danh sách những người có khả năng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì cơ quan hải quan chỉ thông báo hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cho chủ sở hữu quyền hoặc người được ủy quyền hợp pháp theo quy định tại Điều 14 Thông tư này trên cơ sở kiểm tra hồ sơ hải quan và/hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Bước 2: Chuẩn bị bộ chứng từ 

Qua các căn cứ pháp lý và các phân tích bên trên, thủ tục nhập khẩu hàng hóa có sở hữu trí tuệ không có yêu cầu thêm tài liệu nào khác ngoại trừ bộ hồ sơ xuất nhập khẩu thông thường áp dụng đối với hàng hóa đó. Tuy nhiên, có một số lưu ý đặc biệt đối với các loại hàng hóa này do chúng tôi khuyến nghị như sau:

→ Quy trình kiểm tra thông tin khai báo nhập khẩu đối với hàng hóa có sở hữu trí tuệ sẽ được thực hiện kỹ càng, do vậy quá trình thụ lý hồ sơ có thể lâu hơn so với hàng hóa xuất nhập khẩu thông thường

→ Trong trường hợp thương nhân nhập khẩu thuộc “Danh sách những người có khả năng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ” cơ quan hải quan sẽ thông báo cho chủ sở hữu trí tuệ và/hoặc kiểm tra hàng hóa thực tế.

→ Trong trường hợp thương nhân nhập khẩu không thuộc “Danh sách người xuất khẩu, nhập khẩu hợp pháp hàng hóa” (Chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc danh sách nhà phân phối được ủy quyền) thì cơ quan hải quan chỉ thông báo cho chủ sở hữu nhãn hiệu được bảo hộ khi phát hiện dấu hiệu nghi vấn trên cơ sở bộ hồ sơ hải quan và/hoặc kiểm tra hàng hóa thực tế.

Bộ hồ sơ nhập khẩu thông thường bao gồm:

– Hợp đồng ngoại thương (Sales Contract)

– Phiếu đóng gói chi tiết hàng hóa (Packing list)

– Hóa đơn thương mại (Invoice)

– Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (C/O) (Nếu có)

– Vận đơn (Bill of lading)

– Catalogue sản phẩm (Nếu có)

Bước 3: Khai báo hải quan và đăng ký kiểm tra chất lượng

Khi đã chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ, doanh nghiệp tiến hành khai báo hải quan điện tử. Sau khi có tờ khai hải quan nhập khẩu, tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng trên hệ thống 1 cửa quốc gia. Kết quả đăng ký kiểm tra chất lượng sẽ được trả trực tiếp trên hệ thống trong vòng 1 ngày làm việc.

Nếu đăng ký kiểm tra chất lượng được thông qua, doanh nghiệp gắn số đăng ký lên hệ thống hải quan và thông quan lô hàng.

Bước 4: Thử nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu

Theo TCVN 9508:2012 các loại Màn hình máy tính phải thực hiện kiểm tra Hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng bao gồm: các màn hình máy tính (dưới đây gọi là màn hình) gồm một màn hình hiển thị và các mạch điện tử liên kết, thường được lắp đặt trong một vỏ bọc duy nhất, có khả năng hiển thị thông tin bằng hình ảnh từ một máy tính thông qua một hoặc nhiều đầu vào, ví dụ như VGA và DVI.

Những loại Màn hình máy tính không phải thử nghiệm Hiệu suất năng lượng bao gồm:

– Màn hình hiệu suất cao

– Màn hình chuyên dụng

– Một số màn hình có chức năng đặc biệt khác.

Bước 5: Làm hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng

Căn cứ theo Thông tư số 23/VBHN-BCT ngày 24/03/2020 của Bộ công thương, Doanh nghiệp trước khi đưa phương tiện, thiết bị ra thị trường, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu phương tiện, thiết bị phải lập 01 bộ hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng và gửi về Bộ Công Thương. Bộ hồ sơ bao gồm:

a) Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng, trong đó nêu rõ doanh nghiệp đăng ký dán nhãn so sánh hay nhãn xác nhận theo mẫu tại Phụ lục 1;

b) Kết quả thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm cấp cho model sản phẩm;

c) Tài liệu chứng minh phòng thử nghiệm nước ngoài đã đáp ứng đủ điều kiện (Đối với trường hợp việc thử nghiệm dán nhãn năng lượng được thực hiện bởi tổ chức thử nghiệm nước ngoài);

d) Mẫu nhãn năng lượng dự kiến.

Doanh nghiệp đăng ký dán nhãn năng lượng được lựa chọn hình thức gửi hồ sơ qua mạng internet tại Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương hoặc gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Bộ Công Thương. Trường hợp các hồ sơ, tài liệu tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt và có công chứng.

Trên đây là bài viết về thủ tục nhập khẩu màn hình máy tính ViewSonic mà OZ Việt Nam muốn gửi đến bạn. Mong rằng bài viết này sẽ đem lại những thông tin hữu ích cho bạn. Nếu các bạn còn thắc mắc về quá trình làm thủ tục hải quan, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0972433318 để được giải đáp kịp thời.

Công ty cổ phần Dịch vụ và Thương mại quốc tế OZ Việt Nam

Địa chỉ: Số 57 Ngõ 481, Phố Ngọc Lâm, Phường Ngọc Lâm, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: 0972433318

Email: xnkngantin@gmail.com

Đánh giá post