Thủ tục nhập khẩu mộc nhĩ khô

Nấm mèo khô hay còn được gọi với một cái tên quen thuộc khác là nấm mộc nhĩ khô.  Đây là một trong các loài nấm ăn có đặc tính bổ trợ máu huyết cực kỳ hiệu quả, nhiều vitamin và khoáng chất, hỗ trợ tim mạch và chống mỡ máu cực kỳ hiệu quả, vì vậy nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng rất cao. Vậy thủ tục nhập khẩu mộc nhĩ khô như thế nào? Quy trình nhập khẩu mộc nhĩ khô như thế nào? Hãy theo dõi bài viết của chúng tôi nhé!

Cơ sở pháp lý

  • Căn cứ vào thông tư số 11/2021/TT-BNNPTNT
  • Căn cứ vào thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT
  • Nghị định 15/2018/ NĐ-CP
  • Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT
  • Thông tư số 34/2018/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT

Mã HS và thuế của mộc nhĩ khô
  • Mộc nhĩ khô có mã HS là: 0712
  • Tùy vào thực tế hàng của bạn mà mộc nhĩ khô có mã HS chi tiết dưới đây
Mộc nhĩ khô là gì?
  • Thuế nhập khẩu thông thường: 45%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi: 30%
  • Nếu bạn có C/O form E: 0%
  • Thuế GTGT: Đối với hàng mộc nhĩ khô ở khâu nhập khẩu sẽ không phải chịu thuế GTGT

Chính sách khi nhập khẩu mộc nhĩ

Dựa vào phần phụ lục mục 9 và mục 10 của Phụ lục I, theo thông tư số 11/2021/TT-BNNPTNT ngày 20/09/2021, việc nhập khẩu nấm mèo đòi hỏi có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khi thực hiện các thủ tục thông quan hàng hóa.

Thủ tục nhập khẩu mộc nhĩ khô như thế nào?
Thủ tục nhập khẩu mộc nhĩ khô

Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu

  1. Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban
    hành kèm theo Thông tư này).
  2. Bản sao chụp hoặc bản điện tử hoặc bản chính Giấy chứng nhận kiểm
    dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của nước xuất khẩu
    cấp.
    Trường hợp chủ vật thể nộp bản sao chụp hoặc bản điện tử, phải nộp bản
    chính trước khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá
    cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể.
  3. Bản chính hoặc bản điện tử hoặc bản sao chứng thực Giấy phép kiểm
    dịch thực vật nhập khẩu (trường hợp quy định phải có Giấy phép).

Hồ sơ đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm theo cả phương thức kiểm tra thông thường và kiểm tra chặt bao gồm:

a) Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu, tuân theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành cùng Nghị định này

b) Bản tự công bố sản phẩm

c) 03 (ba) Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu liên tục theo phương thức kiểm tra chặt cho các lô hàng, sản phẩm chuyển đổi từ kiểm tra chặt sang kiểm tra thông thường (bản chính);

d) Bản sao Danh mục hàng hóa (Packing list)

đ) Đối với các sản phẩm quy định tại Điều 14 của Nghị định này, cần có giấy chứng nhận đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (bản chính), trừ trường hợp thủy sản do tàu cá nước ngoài thực hiện đánh bắt và chế biến trực tiếp để bán cho Việt Nam.

Hồ sơ bao hải quan

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 của Thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC) khi nhập khẩu mộc nhĩ khô cần nộp và xuất trình như giấy tờ sau:

  • Hóa đơn thương mại (Invoice)
  • Hợp đồng mua bán hàng hoá (Sales contract)
  • Vận tải đơn (Bill of Lading): nộp 01 bản sao
  • Phiếu đóng gói (Packing list): nộp 01 bản sao
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) nếu có: Bản gốc
  • Giấy đăng ký Kiểm dịch đã được duyệt(và Kết quả Kiểm dịch, nộp bổ sung khi đã có).

Quy trình nhập khẩu mộc nhĩ như thế nào?
Quy trình nhập khẩu mộc nhĩ khô

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ như trên, doanh nghiệp tiến hành thực hiện theo các bước dưới đây:

  • Bước 1: Kiểm tra quy định, yêu cầu của nhà nước khi nhập khẩu mộc nhĩ khô
  • Bước 2: Tiến hành đăng ký kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm
  • Bước 3: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để tiến hành khai báo hải quan cho hàng hóa
  • Bước 4: Tiến hành khai báo hải quan trên phần mềm V5
    • Luồng xanh: Miễn kiểm tra hồ sơ và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa, doanh nghiệp chỉ cần đóng thuế sau đó kéo hàng về kho
    • Luồng vàng: Kiểm tra hồ sơ hải quan và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa
    • Luồng đỏ: Kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa
  • Bước 5: Lấy mẫu để kiểm dịch khi hàng cập cảng
  • Bước 5: Sau khi có kết quả kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm và kiểm dịch đạt yêu cầu thì hàng hóa được thông quan
  • Bước 6: Doanh nghiệp có thể kéo hàng về kho của mình

Những điều bạn cần lưu ý khi nhập khẩu mộc nhĩ khô
  • Chất lượng của hàng hóa phải được kê khai một cách đầy đủ và chính xác.
  • Khi đóng gói hàng, doanh nghiệp cần đảm bảo tuân thủ con số được ghi trên chứng từ và kích thước sao cho khối lượng không vượt quá quy định.
  • Để bảo quản chất lượng sản phẩm, quý khách có thể yêu cầu đưa hàng về trong thời gian kiểm tra chất lượng, giữ nguyên tình trạng chất lượng ban đầu.Quá trình kiểm tra chất lượng thường mất nhiều thời gian, và trong lúc chờ đợi, bạn có thể tự ý bảo quản hàng hóa để đảm bảo an toàn và chất lượng sản phẩm.
  • Tuân thủ đúng các quy định liên quan đến kiểm tra chất lượng từ cơ quan có thẩm quyền là quan trọng để đảm bảo rằng hàng hóa của bạn đáp ứng mọi tiêu chuẩn.

Quá trình nhập khẩu mộc nhĩ khô đòi hỏi tuân thủ nghiêm ngặt các thủ tục hải quan và kiểm dịch thực vật. Việc chuẩn bị hồ sơ, bảo quản chất lượng hàng hóa, và đảm bảo kê khai đầy đủ là quan trọng để đảm bảo việc nhập khẩu diễn ra suôn sẻ. Nếu có bất kỳ vấn đề hay thắc mắc nào, liên hệ với chúng tôi OZ Freight để đạt được sự hỗ trợ chuyên nghiệp và hiệu quả.

Đánh giá post