Thủ tục nhập khẩu lò vi sóng mới nhất 2023

Thủ tục nhập khẩu lò vi sóng đang là điều mà các nhà nhập khẩu đang tìm hiểu thêm hiện nay,lò vi sóng hiện nay đang là công cụ hỗ trợ quan trọng trong nhà bếp và được sử dụng rộng rãi trong bếp của mỗi nhà. Vì sự tiện lợi cũng như đa dụng của lò vi sóng dẫn đến thị trường cho lò vi sóng tại Việt Nam vô cùng nóng trong những năm gần đây.

Vậy thủ tục nhập khẩu lò vi sóng gồm những quy trình như thế nào, bài viết dưới đây của OZ Freight chúng tôi sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về thủ tục nhập khẩu hàng hóa này.

thủ tục nhập khẩu lò vi sóng

Khái quát về lò vi sóng

Lò vi sóng là một thiết bị gia đình phổ biến được sử dụng để nấu, hâm nóng và sưởi ấm thức ăn bằng cách sử dụng sóng vi sóng. Sóng vi sóng được tạo ra từ bên trong lò vi sóng và được hấp thụ bởi thức ăn, tạo ra nhiệt độ để nấu, hâm nóng và sưởi ấm thức ăn.

Lò vi sóng được thiết kế với các chức năng và tính năng khác nhau, bao gồm chế độ nấu, chế độ hâm nóng, chế độ sưởi ấm, chức năng rã đông và chức năng nướng. Ngoài ra, nhiều lò vi sóng hiện đại còn có các tính năng tiện ích khác như chức năng tự động, bảng điều khiển cảm ứng và tính năng giữ ấm.

Mặc dù lò vi sóng rất tiện lợi và phổ biến trong gia đình, nhưng cần phải sử dụng đúng cách để đảm bảo an toàn và tránh những tai nạn không mong muốn.

Chính sách nhập khẩu lò vi sóng về Việt Nam

Quy trình và các chính sách làm thủ tục nhập khẩu lò vi sóng về Việt Nam đã được chính phủ quy định trong những văn bản pháp luật sau đây:

  • Luật thuế GTGT 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008;
  • Công văn số 1488/TĐC-ĐGPH ngày 21/10/2009;
  • Công văn 6061/TCHQ-TXNK ngày 29/06/2016
  • Quyết định 04/2017/QĐ-TTg ngày 09/03/2017;
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018;
  • Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN ngày 18/12/2019;
  • Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018;
  • Thông tư số 09/2019/TT-BKHCN ngày 30/09/2019;
  • Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.

Dựa theo những văn bản pháp luật trên đây thì ta có thể thấy rằng, mặt hàng lò vi sóng không nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, đối với lò vi sóng đã qua sử dụng thì thuộc danh mục cấm nhập khẩu.

Cũng theo những văn bản pháp luật ở trên thì khi làm thủ tục nhập khẩu lò vi sóng. Phải làm kiểm tra chất lượng theo quyết định 3810/QĐ-BKHCN.

thủ tục nhập khẩu lò vi sóng

Dán nhãn hàng nhập khẩu hàng hóa

Dán nhãn hàng lên các hàng hóa nhập khẩu là một quy định cần thiết cho các loại sản phẩm nhập khẩu về Việt Nam. Dán nhãn hàng hóa nhằm mục đích giúp cho cơ quan hành chính có thể quản lý chính xác các loại hàng hóa nhập khẩu, xác định được xuất xứ hàng hóa và đơn vị chịu trách nhiệm cho hàng hóa nhập khẩu về Việt Nam. Vì thế, dán nhãn hàng hóa là một trong những khâu không thể thiếu trong khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam từ các quốc gia khác.

Nội dung của nhãn dán sản phẩm đối với lò vi sóng bao gồm như sau:

  • Thông tin của người nhà xuất khẩu ( địa chỉ và tên công ty )
  • Thông tin của người nhập khẩu hàng hóa ( địa chỉ, tên công ty )
  • Tên hàng hóa và thông tin hàng hóa 
  • Xuất xứ hàng hóa

Dán nhãn lên hàng hóa là điều cần thiết và bắt buộc phải dán theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu như hàng hóa chưa được dán nhãn khi nhập khẩu vào Việt Nam hoặc là nội dung nhãn dán bị sai lệch thì bên nhập khẩu sẽ phải đối mặt với các rủi ro như sau:

  • Bị phạt tiền theo quy định của nhà nước về hàng hóa nhập khẩu được quy định tại điều 22 Nghị định 128/2020/NĐ-CP
  • Không được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt do không có đủ thông tin nhãn dán hàng hóa
  • Hàng hóa sẽ dễ bị thất lạc, hư hỏng do không có nhãn dán cảnh báo cho việc xếp dỡ, vận chuyển.

Mã HS và thuế nhập khẩu của lò vi sóng

Tra cứu mã HS là việc làm đầu tiên khi tiến hành làm thủ tục nhập khẩu lò vi sóng về Việt Nam vì việc biết được mã HS sẽ giúp ta biết được liệu mặt hàng này có bị cấm nhập khẩu hay không hoặc mặt hàng này có được nhận thuế nhập khẩu ưu đãi hay không. Dưới đây là mã HS cùng với thuế nhập khẩu của mặt hàng lò vi sóng

  • 85165000: Mã HS của lò vi sóng với thuế nhập khẩu ưu đãi là 37.5% và thuế giá trị gia tăng ( VAT) là 8%.

Cũng theo như mã HS của mặt hàng lò vi sóng ở trên, lò vi sóng khi nhập khẩu về Việt Nam thì sẽ phải tiến hành làm kiểm tra chất lượng sản phẩm. Ngoài mức thuế suất này còn có thuế suất ưu đãi nhập khẩu áp dụng cho các quốc gia và vùng lãnh thổ mà Việt Nam có ký kết hiệp định thương mại hoặc là thành viên của khối thương mại giữa các nước thì khi Việt Nam nhập khẩu lò vi sóng từ các nước đó sẽ nhận được thuế nhập khẩu ưu đãi.

Quy trình và thủ tục nhập khẩu lò vi sóng về Việt Nam

Chuẩn bị bộ hồ sơ nhập khẩu lò vi sóng

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu lò vi sóng nói riêng và các mặt hàng khác nói chung đã được quy định trong thông tư 38/2015/TT-BTC và được sửa đổi và bổ sung tại thông tư 39/2018/TT-BTC như sau:

Trong những hồ sơ và giấy tờ kể trên thì tờ khai hải quan, vận đơn, hóa đơn thương mại và hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa. Đối với những giấy tờ khác thì sẽ cần phải làm khi được yêu cầu từ bên cơ quan hải quan nhà nước.

Hồ sơ kiểm tra chất lượng sẽ có hai hình thức nộp hồ sơ bao gồm: hồ sơ giấy trực tiếp và hồ sơ điện tử nộp tại cổng thông tin một cửa quốc gia Việt Nam. Hồ sơ kiểm tra chất lượng sản phẩm là vô cùng cần thiết và là vô cùng quan trọng trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu lò vi sóng về Việt Nam vì vậy, khi có số tờ khai hải quan thì phải tiến hành đăng ký hồ sơ kiểm tra chất lượng để tránh kéo dài thời gian làm thủ tục nhập khẩu.

Quy trình nhập khẩu lò vi sóng vào Việt Nam

Quy trình nhập khẩu lò vi sóng cũng giống như nhập khẩu các loại mặt hàng khác đều được quy định trọng thông tư 39/2018/TT-BTC như sau:

  • Bước 1: Tiến hành khai tờ khai hải quan

Sau khi đã có đầy đủ các giấy tờ cũng như chứng từ hồ sơ nhập khẩu như đã nói ở trên và có được mã HS của sản phẩm thì có thể đưa thông tin đăng ký khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm điện tử.

  • Bước 2: Mở tờ khai hải quan

Sau khi khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Có luồng tờ khai thì in tờ khai và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai hải quan. Tùy theo các luồng xanh, vàng và đỏ mà thực hiện các bước mở tờ khai tương ứng.

  • Bước 3: Thông quan tờ khai hải quan

Sau khi tiến hành kiểm tra xong hồ sơ và giấy tờ không có tồn tại vấn đề gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan cho tờ khai hải quan nhập khẩu lò vi sóng.

  • Bước 4: Tiến hành đưa hàng hóa về kho bảo quản

Sau khi tờ khai đã được thông quan thì sẽ tiến hành bước thanh lý tờ khai và làm các thủ tục cần thiết để mang hàng hóa về kho của mình.

tải xuống incoteam 2020 bản tiếng việt

Những lưu ý cần biết khi tiến hành nhập khẩu lò vi sóng về Việt Nam

Trong quá trình nhập khẩu lò vi sóng về Việt Nam, chúng ta cần phải lưu ý những điều như sau:

  • Phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước đúng quy định
  • Lò vi sóng đã qua sử dụng sẽ được xếp trong danh mục các mặt hàng cấm nhập khẩu vào Việt Nam
  • Lò vi sóng khi nhập khẩu vào VIệt Nam phải tiến hành làm thủ tục kiểm tra chất lượng sản phẩm

Trên đây là những thông tin cần thiết về thủ tục nhập khẩu lò vi sóng về Việt Nam mới nhất trong năm 2023.

Nếu như khách hàng còn có bất kỳ thắc mắc nào về hải quan nhập khẩu lò vi sóng hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ tại OZ Freight chúng tôi thì hãy nhanh chóng liên hệ với số hotline của công ty chúng tôi để có thể nhận được sự tư vấn cũng như trợ giúp nhanh chóng và hiệu quả nhất từ đội ngũ chăm sóc khách hàng nhiệt tình và giàu kinh nghiệm của chúng tôi.

Làm thế nào để đảm bảo lò vi sóng nhập khẩu đạt yêu cầu về chất lượng và an toàn?

Hãy kiểm tra các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn tại quốc gia nhập khẩu, chọn nhà cung cấp uy tín, và thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi nhập khẩu.

Có những rủi ro nào khi nhập khẩu sản phẩm này và cách để giảm thiểu chúng?

Rủi ro bao gồm chất lượng sản phẩm kém, gặp vấn đề về thuế và hải quan, hoặc mất thời gian do vận chuyển. Để giảm thiểu rủi ro, hãy chọn nhà cung cấp uy tín, kiểm tra chất lượng sản phẩm và tuân thủ các quy định về nhập khẩu.

Đánh giá post