Thủ tục nhập khẩu bột mì

Bột mì là một nguyên liệu cơ bản được sử dụng để làm bánh mì hoặc các món ăn khác. Nó được chế tạo từ các nguyên liệu cơ bản như lúa mì, nước và chất bột, và sau đó được quấn và quấy để tạo thành một loại bột mịn, trắng và dễ chảy. Vậy thủ tục nhập khẩu bột mì về Việt Nam quy trình như thế nào? Mời bạn theo dõi tiếp bài viết dưới đây!

Các loại bột mì

Bột mì có rất nhiều loại khác nhau, nếu để dễ nhận biết bằng mắt thường thì phân loại theo màu sắc, gồm 2 loại: bột mì đen (được làm từ lúa mì đen) và bột mì trắng (được làm từ lúa mì trắng).

Nhưng thông thường, người ta sẽ phân loại bột mì theo công dụng của chúng (dựa vào hàm lượng protein trong bột):

  • Bột mì thường (bột mì đa dụng)
  • Bột mì số 8
  • Bột mì số 11
  • High-gluten flour
  • Self-rising flour
  • Pastry flour
thủ tục nhập khẩu bột mì
Thủ tục nhập khẩu bột mì

Xem thêm: thủ tục nhập khẩu hàng hóa

Căn cứ chính sách pháp luật nhập khẩu bột mì

Chính sách nhập khẩu bột mì từ nước ngoài về Việt Nam được quy định trong những văn bản pháp luật sau đây:

  • Luật thuế GTGT 13/2008/QH12 được cấp ngày 03/06/2008;
  • Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT được cấp ngày 05/09/2014;
  • Thông tư 04 /2017/TT-BNNPTNT được cấp ngày 14/02/2017;
  • Thông tư 15/2018/TT-BNNPTNT được cấp ngày 29/10/2018;
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC được cấp ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC được cấp ngày 20/04/2018;
  • Nghị định số 15/2018/NĐ-CP được cấp ngày 02/02/2018;
  • Nghị định 69/2018/NĐ-CP được cấp ngày 15/05/2018;
  • Nghị định 128/2020/NĐ-CP được cấp ngày 19/10/2020;
  • Thông tư 11/2021/TT-BNN&PTNT được cấp ngày 20/09/2021.

Căn cứ vào những văn bản pháp luật trên đây thì bột mì không thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, khi làm thủ tục nhập khẩu cần phải lưu ý một số điểm sau:

  • Bột mì đã đóng gói thành phẩm, phải làm tự công bố vệ sinh ATTP;
  • Bột mì nhập khẩu phải làm kiểm dịch thực vật;
  • Bột mì nhập khẩu là đối tượng không chịu thuế GTGT.

Mã HS code của bột mì

Theo biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2020, bột mì được phân vào nhóm 1101: Bột mì hoặc bột Meslin, và chỉ gồm 2 phân nhóm đó là:

  • Bột mì tăng cường vi chất dinh dưỡng (1101.0011) hoặc 
  • Các loại còn lại (1101.0019).
Mô tảMã HSThuế NK ưu đãi (%)
Mã HS bột mì tăng cường vi chất dinh dưỡng.1101001115
Mã hs bột mì loại khác.1101001915

Thủ tục nhập khẩu bột mì mới nhất

Thủ tục nhập khẩu bột mì diễn ra khá phức tạp, nhất là đối với lô hàng đầu vì phải tự công bố và kiểm dịch. Vậy thủ tục cần thực hiện những gì? Mời bạn đọc tiếp phần thông tin dưới đây.

1. Tự công bố sản phẩm trước khi lô hàng về

Dựa trên cơ sở Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành vào ngày 02/02/2018 thay thế cho Nghị định 38/2012/NĐ-CP thì bột mì là mặt hàng nằm trong Danh mục tự công bố sản phẩm. Chính vì vậy, các doanh nghiệp khi tiến hành nhập khẩu bột mì về Việt Nam cần làm thủ tục tự công bố chất lượng bột mì.

Hồ sơ tự công bố gồm: 

  • Bản tự công bố thực phẩm theo mẫu 1 Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm thực phẩm có thời hạn trên 12 tháng, được công nhận phù hợp với ISO 17025.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Mẫu sản phẩm; mẫu nhãn mác sản phẩm; hình ảnh sản phẩm.

Nơi tiếp nhận hồ sơ tự công bố là Bộ Công Thương, kết quả sẽ được công bố sau khi nộp hồ sơ khoảng 1 tuần hoặc hơn.

2. Kiểm dịch thực vật và kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với bột mì nhập khẩu

thủ tục nhập khẩu bột mì
Thủ tục nhập khẩu bột mì – ảnh minh họa

Dựa trên cơ sở Thông tư 24/2017/TT-BNNPTNT ban hành bảng mã HS code các loại hàng hóa chịu sự quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì khi nhập khẩu bột mì phải tiến hành kiểm dịch thực vật khi lô hàng về đến cảng hoặc kho.

Chủ đề chính: thủ tục hải quan bao gồm những gì

Hồ sơ đăng ký kiểm dịch gồm:

  • Đơn đăng ký theo mẫu
  • Giấy phép kiểm dịch 1 bản gốc ( bản sao)
  • Phyto: 1 bản gốc
  • Bill, Contract, INV + Packing
  • Công văn cam kết chứng thư kiểm dịch thực vật
  • List hàng
  • Cấp số đăng ký để lên tờ khai

Hồ sơ kiểm tra an toàn thực phẩm gồm:

  • Invoice, Packing list
  • Bản tự công bố
  • Kết quả kiểm nghiệm ATTP
  • Một số giấy tờ khác (nếu có)

3. Thủ tục khai báo hải quan

Khi đã hoàn thiện đầy đủ các giấy phép phía trên, doanh nghiệp có thể tiến hành khai báo hải quan để đưa hàng hóa về kho.

Thủ tục khai báo hải quan gồm: 

Một số câu hỏi thường gặp

Thời gian thông quan cho một lô hàng nhập khẩu mất bao lâu?

Thời gian thông quan cho một lô hàng nhập thông thường là 8-16 giờ làm việc.
– Đối với những mặt hàng thuộc danh mục Kiểm Tra Chất Lượng Nhà Nước theo chuyên ngành (như thực phẩm, mỹ phẩm , đồ chơi trẻ em, vật liệu xây dựng, phế liệu…) thời gian có thể kéo dài hơn,
– Chúng tôi sẽ có giải pháp đưa hàng về kho khách hàng bảo quản trong thời gian chờ kết quả kiểm tra, nhằm tiết giảm tối đa các khoản phí lưu container, lưu bãi…

Giá vận chuyển hàng hóa đường biển, đường bộ và đường hàng không

Cước vận chuyển hàng hóa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, gồm: cố định và biến động theo thời gian. Vì vậy, hãy cung cấp thông tin về lô hàng cụ thể hoặc dự kiến của bạn cho OZ Freight để nhận báo giá đầy đủ về các chi phí cho toàn bộ quá trình nhập khẩu. – LH: 0972 433 318

Thủ tục nhập khẩu bột mì cần được tiến hành qua nhiều bước, do đó sẽ còn nhiều bỡ ngỡ đối với doanh nghiệp nhập khẩu lần đầu.

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết, hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về thủ tục nhập khẩu bột mì. Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ hotline: 0972433318 để được tư vấn chi tiết hoặc để lại comment. 

Công ty cổ phần Dịch vụ và Thương mại quốc tế OZ Việt Nam

 Địa chỉ: Số 8/162 Nguyễn Văn Cừ, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội 

Điện thoại: 0972433318 

Email: xnkngantin@gmail.com 

Đánh giá post