Quy trình và thủ tục nhập hàng từ Trung Quốc về Việt Nam

Hiện nay, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam để kinh doanh tăng không ngừng. Số lượng hàng nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam gần như chiếm phần trăm rất lớn vì rất nhiều lý do như: vị trí địa lý, các hiệp định thương mại,……..Vậy quy trình và thủ tục nhập hàng từ Trung Quốc về Việt Nam như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của thutucxuatnhapkhau.com để các bạn có thể hiểu rõ hơn nhé!

1. Quy trình và thủ tục nhập hàng từ Trung Quốc về Việt Nam

1.1 Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam

Bước 1: Doanh nghiệp cần tìm nhà xuất khẩu và tham khảo giá sản phẩm mình có nhu cầu nhập

Doanh nghiệp khi cần tìm hiểu về quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam trước tiên cần tìm nhiều nhà xuất khẩu để có thể có một mức giá tốt nhất đối với mặt hàng mà mình có nhu cầu nhập khẩu. Ngoài mức giá là một yếu tố quan trọng để doanh nghiệp lựa chọn nhà xuất khẩu doanh nghiệp cần chú ý đến kinh nghiệm, độ uy tín,.. của nhà xuất khẩu để giảm thiểu rủi ro không may.

Ngoài ra để đảm bảo độ an toàn thì doanh nghiệp nhập khẩu nên đặt mua mẫu sản phẩm trước để kiểm tra xem mặt hàng có đúng với yêu cầu mình đặt ra chưa, khi kiểm tra mẫu sản phẩm được gửi về nếu đạt yêu cầu thì mới tiến hành đặt hàng.

Các trang đặt hàng uy tín

Khi đặt mua một sản phẩm những điều sau đây doanh nghiệp cần chú ý:

  • Thứ nhất, đối với hàng hóa: cần chú ý đến chất lượng, mẫu mã, kiểu loại, quy cách đóng gói, ngày sản xuất và hạn sử dụng của hàng hóa,…
  • Thứ hai, đối với nhà nhập khẩu: Cần chú ý đến quy mô, độ uy tín cũng như kinh nghiệm,… của họ đối với sản phẩm. Tìm hiểu rõ về địa chỉ công ty, cách thức liên hệ, gmail,..xem sản phẩm chủ lực của họ là gì,…

Bước 2: Đặt mua hàng – Order

Sau khi lựa chọn được nhà xuất khẩu, doanh nghiệp cần tiến hành ký hợp đồng mua bán hàng hóa với nhà xuất khẩu. Để làm hợp đồng, bạn cần cung cấp các thông tin cơ bản dưới đây.

  • Về thông tin người bán phải bao gồm: tên công ty, địa chỉ, số điện thoại cùng email và người đại diện của công ty.
  • Thông tin của người mua bao gồm: tên công ty, địa chỉ, số điện thoại cùng email và người đại diện công ty.
  • Về thông tin của hàng hóa bao gồm: tên hàng, số lượng hàng đặt và điều kiện giao hàng cùng tổng số tiền.
  • Điều kiện và cách thức giao hàng ra sao để tránh các tranh chấp không đáng có
  • Phương thức thanh toán
  • Ghi rõ số hợp đồng, thời hạn giao hàng.
  • Phương thức thanh toán bao gồm: thông tin tài khoản ngân hàng người hưởng thụ và điều kiện thanh toán hợp đồng.

Bước 3: Đóng gói hàng và giao hàng tại địa điểm quy định

Sau khi ký kết hợp đồng, nhà xuất khẩu tiến hành chuẩn bị gửi hàng hóa cho nhà nhập khẩu. Lúc này doanh nghiệp nhập khẩu cần chú ý đến quá trình đóng hàng và giao hàng của hàng hóa như: thời gian vận chuyển đến địa điểm theo quy định, chi phí, .. để có thế không làm lỡ thời gian của hàng nhập.

Để tiến hành theo dõi quá trình trên hai bên có thể tự thống nhất với nhau ví dụ như qua: Wechat- một ứng dụng khá phổ biến, Gmail,.. hoặc có thể liên lạc trực tiếp bằng điện thoại hay các hình thức khác.

Khi doanh nghiệp nhập khẩu đã có đầy đủ những thông tin như trên thì có thể làm căn cứ để tính toán cho những lô hàng nhập khẩu sau đó, đặc biệt khi cần đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu những lô hàng gấp.

Bước 4: Thanh toán quốc tế

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam

Bước tiếp theo của quy trình nhập khẩu hàng từ Trung Quốc về Việt Nam là doanh nghiệp cần tiến hành thanh toán theo thời gian đã quy định trên hợp đồng. Việc thanh toán này tiến hành giữa Trung Quốc và Việt Nam, là hình thức thanh toán quốc tế vì vậy doanh nghiệp nhập khẩu cần chuẩn bị những giấy tờ theo yêu cầu của bên nhà nhập khẩu. Lưu ý rằng các thông tin như địa chỉ công ty, người thụ hưởng, tên ngân hàng phải khớp với invoice, hợp đồng.

Khi ký hợp đồng doanh nghiệp có thể lựa chọn phương thức thanh toán như: phương thức tín dụng thư -L/C, phương thức T/T, phương thức nhờ thu,… trong đó thì phương thức thanh toán L/C là an toàn cho cả bên bán và bên mua.

Bước 5: Tiến hành chọn phương thức vận chuyển

Các phương thức vận chuyển hàng hóa

Trong quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam, có rất nhiều phương thức vận chuyển hàng hóa khác nhau, doanh nghiệp nên lựa chọn hình thức vận chuyển một cách kỹ lưỡng. Đối với từng phương thức vận chuyển khác nhau thì có những ưu điểm và hạn chế khác nhau như:

  • Đối với đường hàng không: chi phí cao nhưng vận chuyển nhanh chóng.
  • Đối với đường biển: chi phí thấp nhưng thời gian vận chuyển khá chậm.
  • Đối với đường bộ: thời gian và chi phí vận chuyển vừa phải.

Đối với lô hàng được vận chuyển về Việt Nam bằng đường biển hay đường hàng không thì doanh nghiệp cần chú ý những nội dung dưới đây:

  • Tên hãng vận tải, địa chỉ công ty, số điện thoại và trang web để theo dõi đường đi lịch trình của hàng hóa.
  • Thời gian của việc vận chuyển mất bao lâu?
  • Thời gian mà phương tiện vận tải đến?
  • Đi trực tiếp hay qua chuyển tải (direct/tranship)
  • Cảng đi/cảng đến là cảng nào?
  • Trường hợp hàng bị hư hỏng thì có được bồi thường không, nếu được bồi thường thì sẽ bồi thường như thế nào?

>> Xem thêm: Quy trình nhập khẩu hàng hóa

1.2 Thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam

Trong quy trình nhập khẩu hàng từ Trung Quốc về Việt Nam sẽ có những bước cần làm thủ tục hải quan. Từ bước 6 có thể coi gần như toàn bộ về thủ tục nhập khẩu hàng hóa, một phần đã được lồng ghép tại những bước trên.

Bước 6: Chuẩn bị hồ sơ hàng hóa

Để có thể nhập khẩu hàng hóa từ Trung quốc về Việt Nam, doanh nghiệp nhập khẩu cần chuẩn bị một số giấy tờ, chứng từ sau đây:

  • Hóa đơn bán hàng
  • Hợp đồng thương mại
  • Phiếu đóng gói hàng hóa – Packing list
  • Giấy chứng nhận xuất xứ form E – C/O form E
  • Vận đơn – Bill of Lading
  • Các chứng từ khác – nếu có

Lưu ý: Doanh nghiệp nhập khẩu nên nhờ nhà xuất khẩu gửi bản nháp để kiểm tra các thông tin trước nhằm tránh nhầm lẫn, sai sót.

Bước 7: Khai tờ khai nhập khẩu điện tử

Bước tiếp theo trong quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam là doanh nghiệp nhập khẩu cần tiến hành khai báo trên phần mềm khai báo hải quan điện tử – EUCS5VNACCS. Sau khi tiến hành khai báo thành công trên phần mềm, hệ thống sẽ tự động phân luồng cho hàng hóa. Hàng hóa sẽ được phân thành 3 luồng:

  • Luồng xanh: Doanh nghiệp tiến hành lấy hàng hóa mà không bị kiểm tra hồ sơ hay thực tế hàng hóa
  • Luồng vàng: Hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ hàng hóa nhưng không kiểm tra thực tế hàng hóa
  • Luồng đỏ: Hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ và thực tế hàng hóa

Bước 8: Lấy hàng hóa và đưa về kho nội địa

Thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam

Khi hàng tàu gửi giấy thông báo hàng đến (Arrival Notice) đến cho doanh nghiệp nhập khẩu, doanh nghiệp cần mang vận đơn gốc và giấy giới thiệu đến hãng tàu để nhận Lệnh giao hàng – D/O. Hãng tàu hoặc đại lý cần giữ lại vận đơn gốc và giao 3 bản D/O cho người nhận hàng.

Doanh nghiệp nhập khẩu cần đóng phí lưu kho, phí xếp dỡ và lấy biên bản.

Doanh nghiệp nhập khẩu cần mang biên lai nộp phí, 3 bản D/O, Invoice và Packing List đến văn phòng quản lý tàu tại cảng để ký xác nhận D/O và để tìm vị trí hàng, tại đây lưu 1 bản D/O. Chủ hàng mang 2 bản D/O còn lại đến bộ phận kho vận để làm phiếu xuất kho. Bộ phận này giữ 1 D/O và làm 2 phiếu xuất kho cho chủ hàng;

Sau khi được hải quan xác nhận hoàn thành thủ tục nhập khẩu hàng từ Trung quốc về Việt Nam thì hải quan thì chủ hàng có thể mang ra khỏi cảng và chở hàng về kho riêng. Tùy vào nhu cầu của mỗi chủ hàng, tuy nhiên họ dựa vào mỗi mặt hàng mà lựa chọn loại xe. Sau đó chuyển cho chủ xe giấy giao nhận hàng và nhà xe sẽ tự lấy hàng chuyển hàng về địa điểm kho của bạn một cách nhanh và an toàn nhất. Điều này sẽ giúp tiết kiệm chi phí cũng như thời gian cho doanh nghiệp trong kinh doanh.

3. Những điều cần lưu ý khi làm quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam 

Để việc làm quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam được nhanh chóng, dễ dàng và chính xác nhất thì người nhập khẩu nên lưu ý những vấn đề dưới đây

Thứ nhất, Cần chú ý nhứng mặt hàng cần xin giấy phép nhập khẩu: Để đảm bảo tiêu chí hạn chế nhập khẩu của nhà nước nên cơ quan hải quan sẽ kiểm soát rất chặt chẽ mặt hàng nhập khẩu, đặc biệt là các mặt hàng cần xin giấy phép nhập khẩu, ví dụ: cây có bầu đất,… Đối với những hàng này thì doanh nghiệp nên chú ý chuẩn bị những giấy tờ, chứng từ cần thiết một cách chính xác để tránh mất thêm thời gian cũng như chi phí.

Thứ hai, Cần tránh những mặt hàng sau khi nhập từ Trung Quốc: Hoa củ quả, lương thực, thực phẩm khô, thực phẩm tươi sống,… vì thường rau củ quả nhập từ Trung Quốc luôn có thuốc bảo quản nhiều nhiều hơn quy định có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe hay đồ tươi sống thường có chất lượng không đảm bảo cũng như việc vận chuyển bảo quản khó khăn.

Nhập Khẩu Hàng Hóa Từ Trung Quốc Chi Tiết

Thứ ba, Kiểm tra chất lượng của hàng hóa nhập khẩu: doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ chất lượng của hàng hóa, đối chiếu, so sánh với các thông tin trên chứng từ để đảm bảo rằng chất lượng hàng hóa đúng như đã khai, ngăn chặn rủi ro hàng phải tiêu hủy hay tái xuất. Điều này có thể gây tổn thất lớn đến với doanh nghiệp nên cần đặc biệt lưu ý.

Làm thế nào để chuẩn bị hồ sơ và giấy tờ cần thiết khi nhập hàng từ Trung Quốc về Việt Nam?

Để chuẩn bị hồ sơ và giấy tờ cần thiết, doanh nghiệp cần lưu ý các loại giấy tờ sau: hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hóa đơn thương mại, đơn hàng, chứng từ vận chuyển (Bill of Lading) , Air Waybill), giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm và các giấy tờ liên quan khác theo quy định của cả hai nước.

Nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam là gì?

Nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam là việc hàng hoá từ Trung Quốc được đưa vào lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Trên đây là toàn bộ thông tin về quy trình và thủ tục nhập hàng từ Trung Quốc về Việt Nam. Nếu bạn vẫn còn vướng mắc nào về quy trình nhập khẩu hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, thì hãy comment hoặc liên hệ với chúng tôi OZ Freight để được tư vấn chi tiết hơn.

Đánh giá post