Nguyên tắc thủ tục hải quan trong năm 2024

Việc thực hiện các công viên liên quan đến việc kiểm tra, giám sát hàng hóa và phương tiện vận tải vận chuyển qua khu vực biên giới là một nhiệm vụ của hải quan. Và việc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan phải căn cứ theo Điều 16 của Luật Hải quan năm 2014. Vậy cụ thể, nguyên tắc thủ tục hải quan được thực hiện như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của thutucxuatnhapkhau.com để hiểu rõ hơn nhé!

Dựa theo Điều 16 Luật Hải quan năm 2014, có năm nguyên tắc thủ tục hải quan:

  • Thứ nhất là: Hàng hóa, phương tiện vận tải phải được làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan; vận chuyển đúng tuyến đường, đúng thời gian qua cửa khẩu hoặc các địa điểm khác theo quy định của pháp luật.
  • Thứ hai là: Kiểm tra, giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro nhằm bảo đảm hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về hải quan và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
  • Thứ ba là: Hàng hóa được thông quan, phương tiện vận tải được xuất cảnh, nhập cảnh sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan
  • Thứ tư là: Thủ tục hải quan phải được thực hiện công khai, nhanh chóng, thuận tiện và theo đúng quy định của pháp luật
  • Thứ năm là: Việc bố trí nhân lực, thời gian làm việc phải đáp ứng yêu cầu hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

Để có thể thực hiện chính xác, nhanh chóng và kịp thời thủ tục hải quan, hãy cùng chúng tôi phân tích năm nguyên tắc thủ tục hải quan trên nhé.

Nguyên tắc thủ tục hải quan
Nguyên tắc thủ tục hải quan

1. Nguyên tắc thứ nhất

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 16, Luật Hải quan 2014 nguyên tắc đầu tiên được quy định như sau:

“1. Hàng hóa, phương tiện vận tải phải được làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan; vận chuyển đúng tuyến đường, đúng thời gian qua cửa khẩu hoặc các địa điểm khác theo quy định của pháp luật.”

Dựa vào đó, đối tượng phải làm thủ tục hải quan bao gồm:

  • Hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý, đá quý, sản phẩm văn hóa, di vật, cổ vật, bảo vật, bưu phẩm, bưu kiện xuất khẩu, nhập khẩu; hành lý của người xuất cảnh và nhập cảnh; các vật phẩm khác xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh, trong địa bàn hoạt động của cơ quan hải quan;
  • Phương tiện vận tải của đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa, đường sông xuất cảnh, nhập cảnh và quá cảnh.

Những đối tượng dưới đây chịu sự kiểm tra hải quan:

  • Đối tượng phải làm thủ tục hải quan được quy định ở trên;
  • Vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh và quá cảnh;
  • Hồ sơ hải quan và các chứng từ liên quan đến đối tượng được quy định theo Khoản 1 Điều này.

Phải chịu sự giám sát hải quan, bao gồm những đối tượng được kể dưới đây:

  • Đối tượng phải làm thủ tục hải quan được quy định ở trên;
  • Vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh và quá cảnh;
  • Hàng hóa, phương tiện vận tải hoạt động trong địa bàn hải quan; hàng hóa là máy móc, thiết bị, nguyên liệu và vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu đang được lưu giữ tại các cơ sở sản xuất của các tổ chức, cá nhân;
  • Hàng hóa là đối tượng thuộc kiểm tra chuyên ngành được đưa về bảo quản chờ thông quan;
  • Hàng hóa vận chuyển phải chịu sự giám sát hải quan.

2. Nguyên tắc thứ hai

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 16 Luật Hải quan 2014 nguyên tắc thủ tục hải quan thứ hai được quy định như sau:

“2. Kiểm tra, giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro nhằm bảo đảm hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về hải quan và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.”

Theo tổ chức Hải quan thế giới WCO – Cẩm nang về Quản lý rủi ro, thì quản lý rủi ro hải quan có thể được hiểu là “việc áp dụng có hệ thống các thủ tục quản lý và thông lệ mang đến cho Hải quan những thông tin cần thiết để giải quyết vấn đề vận chuyển hàng hoá hoặc lô hàng đặt ra vấn đề rủi ro”. Việc áp dụng quản lý rủi ro được coi như là một nguyên lý quản lý điều đó có thể giúp cho Hải quan không chỉ thực hiện trách nhiệm của mình một cách hiệu quả, chính xác mà còn giúp cho cơ quan Hải quan tổ chức và triển khai nguồn lực theo hướng cải thiện toàn bộ hoạt động của mình.

Ở tại Việt Nam, căn cứ theo các quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn dưới Luật, thì quản lý rủi ro hải quan là “việc áp dụng có hệ thống các quy định pháp luật, các quy trình, biện pháp nghiệp vụ để xác định, đánh giá và phân loại các rủi ro có tác động tiêu cực đến hiệu lực, hiệu quả quản lý hải quan và quản lý thuế, làm cơ sở để cơ quan hải quan phân bổ hợp lý nguồn lực và áp dụng hiệu quả các biện pháp quản lý hải quan, quản lý thuế”.

Những nguyên tắc quản lý rủi ro hải quan bao gồm:

  • Đầu tiên là, những biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro phải được tiến hành để dự báo trước nguy cơ vi phạm pháp luật về hải quan nhằm chủ động áp dụng có hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ cần thiết theo quy định của pháp luật đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh và nhập cảnh.
  • Thứ hai là, việc thực hiện các kỹ thuật quản lý rủi ro phải dựa trên cơ sở áp dụng chỉ số hóa, tiêu chí hóa các thông tin quản lý rủi ro có ở hệ thống thông tin của ngành Hải quan, thông tin dấu hiệu vi phạm và dấu hiệu rủi ro
  • Sau đó là, tiêu chí lựa chọn ( do Bộ Tài chính ban hành) quyết định kiểm tra, giám sát hải quan và kiểm tra sau thông quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất nhập và nhập cảnh trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật quản lý chuyên ngành. Mức độ tuân thủ pháp luật của người khai hải quan, kết hợp với việc xem xét mức độ rủi ro của hàng hóa xuất nhập khẩu, hành lý của người xuất nhập cảnh, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh cùng các yếu tố khác liên quan.
  • Và cuối cùng là, công chức hải quan cần phải thực hiện đúng, đầy đủ và kịp thời các quy định của pháp luật, nội dung theo Quy định của ngành và các quy định, hướng dẫn về quản lý rủi ro theo phân cấp sẽ được miễn trách nhiệm cá nhân căn cứ theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: đối với trong doanh nghiệp tư nhân

3. Nguyên tắc thứ ba
Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan
Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 16 Luật Hải quan 2014 nguyên tắc thủ tục hải quan thứ ba quy định như sau:

“3. Hàng hóa được thông quan, phương tiện vận tải được xuất cảnh, nhập cảnh sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan.”

Người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện những thủ tục hải quan theo quy định của Luật này đối với hàng hóa và phương tiện vận tải.

Thông quan được hiểu là việc hoàn thành các thủ tục hải quan để hàng hóa được nhập khẩu, xuất khẩu hoặc đặt dưới chế độ quản lý nghiệp vụ hải quan khác.

Có thế hiểu rằng, người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện đúng quyền hạn và nghĩa vụ của mình. Sau khi hoàn thành hết các thủ tục được yêu cầu thì hàng hóa mới được phép thông quan.

4. Nguyên tắc thứ tư

Căn cứ vào Khoản 4 Điều 16 Luật Hải quan 2014 quy định nguyên tắc thủ tục hải quan thứ tư như sau:

“4. Thủ tục hải quan phải được thực hiện công khai, nhanh chóng, thuận tiện và theo đúng quy định của pháp luật.”

Đây có thể được xem là một trong những nguyên tắc quan trọng nhằm đảm bảo lợi ích cho các tổ chức và cá nhân khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh và quá cảnh cũng như lợi ích chủ quyền và an ninh của quốc gia.

Thủ tục hải quan rất đa dạng và được chia thành nhiều loại, trong đó thủ tục thông quan hàng hoá, phương tiện vận tải được thực hiện một cách thường xuyên. Những thành phần tham gia vào thủ tục thông quan gồm có:

  • Một là, người khai hải quan: gồm chủ hàng hoá, chủ phương tiện vận tải hoặc người được chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải uỷ quyền.
  • Hai là, tiến hành kiểm tra hải quan: Người khai hải quan phải có trách nhiệm đưa hàng hoá, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định để kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải. Sau đó, công chức hải quan sẽ tiến hành việc kiểm tra hồ sơ hải quan cũng như kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải theo đúng thủ tục mà pháp luật quy định. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, các biện pháp giám sát hải quan sẽ được áp dụng để đảm bảo tính nguyên trạng của hàng hoá và của cả phương tiện vận tải.
  • Ba là, thu thuế và các các khoản thu khác: Những khoản như thế, phí và lệ phí là những nghĩa vụ tài chính bắt buộc đối với người khai hải quan. Công chức hải quan có trách nhiệm tính và thu đúng, thu đủ các khoản thuế, phí và lệ phí khác để đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
  • Bốn là, thông quan hàng hoá, phương tiện vận tải: Hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải sẽ được thông quan nếu như hoàn tất các thủ tục theo quy định của pháp luật. Sau khi hàng hóa, phương tiện vận tải được thông quan sẽ được chính thức xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh hay quá cảnh mà không phải chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan loại trừ trường hợp kiểm tra sau thông quan theo quy định của pháp luật.

5. Nguyên tắc thứ năm
Nguyên tắc khai hải quan
Nguyên tắc khai hải quan

Dựa theo Khoản 5 Điều 16 Luật Hải quan 2014 quy định nguyên tắc thủ tục hải quan thứ năm như sau:

“5. Việc bố trí nhân lực, thời gian làm việc phải đáp ứng yêu cầu hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.”

Hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhằm cho hoạt động này không bị gián đoạn, ngành Hải quan phải bố trí, điều hành nhân lực làm tốt các nhiệm vụ này. Qua đó, gián tiếp làm cho hoạt động xuất nhập khẩu phát triển, đóng góp tích cực vào nền kinh tế nước ta.

Ngành Hải quan hiện nay đang làm rất tốt điều này, được thể hiện ở những năm qua dịch Covid-19 diễn ra gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu, nhưng Tổng cục hải quan đã chỉ đạo triển khai thành lập các tổ chức hỗ trợ, xử lý các vướng mắc liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu đặc biệt là về thủ tục hải quan. Mọi thắc mắc được hỗ trợ 24/7 để giải đáp kịp thời và nhanh chóng nhờ.

Đồng thời, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố cần phải bố trí đủ số lượng cán bộ cần thiết, công chức tại các bộ phận nghiệp vụ có liên quan để làm việc trong những ngày như: ngày hành chính, ngày nghỉ, ngày lễ và ngoài giờ hành chính để thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan cùng các thủ tục quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp nhằm đảm bảo hoạt động thông quan diễn ra liên tục, nhanh chóng và đúng theo quy định của pháp luật.

>>Tài liệu hữu ích: Thủ tục hải quan

Trên đây là toàn bộ thông tin về nguyên tắc thủ tục hải quan. Mong rằng thông qua bài viết này bạn có thể tiến hành thủ tục hải quan cho hàng hóa của mình một cách chính xác và chính xác hơn. Nếu bạn đang còn vướng mắc, chúng tôi – OZ Freight luôn sẵn lòng với bạn. Hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 0972.433.318 hoặc comment dưới bài viết này để được tư vấn chi tiết hơn!

5/5 - (1 bình chọn)