Thủ tục hải quan, kiểm tra và giám sát hải quan là một trong những bước không thể thiếu trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam. Vậy đối tượng phải làm thủ tục hải quan là ai? Đối tượng chịu sự kiểm tra và giám sát hải quan bao gồm những ai? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của thutucxuatnhapkhau.com chúng tôi để hiểu rõ hơn nhé!
Tài liệu chủ đề chính: thủ tục hải quan là gì – thủ tục nhập khẩu hàng hóa
1. Cơ sở pháp lý
Để biết được đối tượng chịu sự giám sát hải quan, chúng ta cần phải căn cứ vào các văn bản pháp luật liên quan sau đây:
- Dựa vào Luật Hải quan năm 2014
- Dựa vào nghị định 08/2015/NĐ-CP
- Dựa vào nghị định 59/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 08/2015/NĐ-CP
2. Thủ tục hải quan được hiểu là gì?
Căn cứ theo Luật Hải quan năm 2014 thì thủ tục hải quan được hiểu là các công việc mà người khai hải quan cùng công chức hải quan phải thực hiện theo quy định tại Luật này đối với hàng hóa, phương tiện vận tải.
Có thể hiểu một cách đơn giản, thủ tục hải quan là những thủ tục cần thiết phải làm để có thể xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, phương tiện vận tải qua biên giới.
Địa bàn hoạt động hải quan gồm:
- Một là cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế và cảng hàng không dân dụng quốc tế
- Hai là cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh hay quá cảnh
- Ba là khu vực đang lưu giữ hàng hóa chịu sự giám sát hải quan, khu chế xuất hay khu vực ưu đãi của hải quan
- Bốn là các địa điểm làm thủ tục hải quan, kho ngoại quan, kho bảo thuế, bưu điện quốc tế hay trụ sở người khai hải quan khi kiểm tra sau thông quan
- Năm là các địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu hay nhập khẩu trong lãnh thổ hải quan.
3. Đối tượng phải làm thủ tục hải quan
Để biết được đối tượng phải làm thủ tục hải quan cần căn cứ vào nghị định số 59/2018/NĐ – CP, bao gồm:
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa quá cảnh; ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý, đá quý và các sản phẩm kim loại quý khác, sản phẩm văn hóa, di vật, cổ vật, bảo vật lịch sử, bưu phẩm, bưu kiện xuất khẩu, nhập khẩu; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; các vật phẩm khác được xuất khẩu, nhập khẩu, các loại hàng hóa quá cảnh, trong địa bàn hoạt động của cơ quan hải quan tại nước sở tại
- Phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển hay đường thủy nội địa, đường sông xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
3. Đối tượng chịu sự kiểm tra hải quan
Sau đây là những đối tượng phải chịu sự kiểm tra hải quan, bao gồm:
- Đối tượng cần phải làm thủ tục hải quan – được quy định tại Khoản 1 Điều này
- Vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
- Hồ sơ hải quan và các chứng từ liên quan đến đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này.
4. Đối tượng chịu sự giám sát hải quan
Đối tượng phải chịu sự giám sát hải quan, được quy định ở dưới đây:
- Đối tượng cần phải làm thủ tục hải quan – quy định tại Khoản 1 Điều này
- Vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh hay quá cảnh
- Hàng hóa, phương tiện vận tải hoạt động trong địa bàn hải quan; hàng hóa là máy móc, thiết bị, nguyên liệu hay vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu đang lưu giữ tại các cơ sở sản xuất của tổ chức hay cá nhân.
- Hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành được đưa về bảo quản chờ thông quan
- Hàng hóa vận chuyển phải chịu sự giám sát hải quan.
5. Xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan
Nếu người khai hải quan muốn xác định trước mã số, xuất xứ và trị giá hải quan thì cần cung cấp giấy tờ, chứng từ, mẫu hàng hóa dự kiến nhập khẩu hay xuất khẩu cho cơ quan hải quan.
Trong tình huống người khai hải quan không thể tiến hành cung cấp mẫu hàng hóa dự định xuất khẩu, nhập khẩu thì lúc này người khai hải quan cần phải cung cấp các tài liệu kỹ thuật có liên quan đến hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu đó.
Cơ quan hải quan sẽ tiến hành xác định mã số, xuất xứ và trị giá cho hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu của người khai hải quan căn cứ vào các tài liệu, giấy tờ, chứng từ mà người khai hải quan đã cung cấp trước đó để xác định được xuất xứ, mã số và trị giá của mặt hàng đó. Nếu không đủ cơ sở hay các thông tin liên quan đến hàng hóa đó để tiến hành việc xác định mã số, xuất xứ và trị giá hải quan theo yêu cầu thì khi đó cơ quan hải quan sẽ gửi thông bào đến người khai hải quan hoặc yêu cầu bổ sung các thông tin, chứng từ có liên quan.
Trong trường hợp người khai hải quan không đồng ý với kết quả xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá thì trong vòng 60 ngày tính từ ngày mà cơ quan hải quan có văn bản thông báo gửi cho người khai hải quan thì có quyền yêu cầu cơ quan hải quan xem xét lại. Khi đó cơ quan hải quan sẽ phải có trách nhiệm xem xét, trả lời kết quả cho người khai hải quan trong thời hạn mà pháp luật đã quy định.
Văn bản thông báo kết quả xác định trước mà cơ quan hải quan trả về cho người khai hải quan có giá trị pháp lý để khi mà tiến hành làm thủ tục hải quan cho hàng thực xuất khẩu, thực nhập khẩu thì phải phù hợp với tất cả thông tin, chứng từ, giấy tờ có liên quan, mẫu hàng hóa đã cung cấp cho cơ quan hải quan.
Thông tin chi tiết về quy định xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan: https://thutucxuatnhapkhau.com/quy-dinh-ve-xac-dinh-truoc-ma-so-xuat-xu-tri-gia-hai-quan/
Trên đây là toàn bộ những thông tin về đối tượng phải làm thủ tục hải quan, đối tượng chịu sự kiểm tra và giám sát hải quan từ cơ quan nhà nước. Mong rằng thông qua bài viết trên của OZ Freight chúng tôi, bạn có thể hiểu rõ hơn về đối tượng phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan.
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hay không rõ phần nào, chúng tôi – Oz freight luôn sẵn lòng với bạn. Hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 0972.433.318 hoặc comment dưới bài viết này để được tư vấn chi tiết hơn!
Chủ đề hôm nay: Đối tượng phải làm thủ tục hải quan bao gồm những gì?