Cuộc sống ngày càng hiện đại nên con người có xu hướng chăm sóc cho bản thân nhiều hơn, nên ngành làm đẹp và bảo vệ sức khỏe lên ngôi. Thực phẩm chức năng cũng là một loại sản phẩm được rất nhiều người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp quan tâm.
Muốn nhập khẩu mặt hàng này về Việt nam cần phải làm công bố sản phẩm. Vậy xin giấy phép công bố thực phẩm chức năng như thế nào? Theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết.
Khái quát về thực phẩm chức năng
Thực phẩm chức năng hay còn gọi là thực phẩm bổ dưỡng hoặc thực phẩm bổ sung, là loại thực phẩm có chứa các thành phần có lợi cho sức khỏe và các thành phần dinh dưỡng khác. Thực phẩm chức năng có chứa các thành phần như: Vitamin, các khoáng chất, protein, các chất chống oxi hóa, omega-3 và các chất béo khác,…
Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng, thực phẩm chức năng không thể thay thế được các chế độ ăn uống lành mạnh hay các thuốc chữa bệnh đặc trị khác. Hơn nữa, không phải ai cũng nên dùng thực phẩm chức năng. Trước khi sử dụng, cần phải có sự hướng dẫn đến từ bác sĩ hoặc các chuyên gia chuyên ngành để đảm bảo được sức khỏe người tiêu dùng.
Xin giấy phép công bố thực phẩm chức năng là gì?
Xin giấy phép công bố TPCN là trách nhiệm của cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh mặt hàng này theo quy định của pháp luật. Giấy phép công bố thực phẩm chức năng là một loại tài liệu pháp lý được phát hành bởi cơ quan quản lý có thẩm quyền, để nhằm chứng nhận rằng sản phẩm TPCN đã được kiểm định và đạt các tiêu chuẩn về an toàn chất lượng. Như vậy thì chất lượng của sản phẩm sẽ được kiểm soát và đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
Cơ sở pháp lý của việc xin giấy phép công bố sản phẩm
Căn cứ vào các bộ luật, nghị định và thông tư dưới đây:
- Luật an toàn thực phẩm 2010
- Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007
- Nghị định số 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật an toàn thực phẩm
- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều luật an toàn thực phẩm
- Thông tư số 43/2024/TT-BYT quy định về quản lý thực phẩm chức năng
Đối tượng thực hiện công bố
Đối tượng thực hiện công bố thực phẩm chức năng có thể khác nhau ở mỗi quốc gia. Dưới đây là những đối tượng phải thực hện công bố thực phẩm tại Việt Nam:
- Nhà sản xuất: Đây là doanh nghiệp có trang thiết bị, máy móc, chịu trách nhiệm sản xuất sản phẩm thực phẩm chức năng. Theo nghị định số 15/2018/NĐ-CP thì các doanh nghiệp sản xuất TPCN cần phải thực hiện làm công bố sản phẩm
- Nhà nhập khẩu: Trong trường hợp này sản phẩm được sản xuất tại một quốc gia khác thì nhà nhập khẩu cần đảm bảo rằng thành phần và công dụng của sản phẩm cần phải đáp ứng đúng với các quy định và tiêu chuẩn của quốc gia về sản phẩm thực phẩm chức năng nhập khẩu.
- Đại diện pháp lý: Vì một số lý do mà doanh nghiệp sản xuất hoặc nhập khẩu có thể lựa chọn đại diện pháp lý tại Việt Nam để thay mặt cho doanh nghiệp làm thủ tục công bố thực phẩm
- Cơ quan quản lý thực phẩm: Bộ Y tế là cơ quan quản lý thực phẩm tại Việt Nam, có trách nhiệm quản lý, kiểm tra và cấp giấy phép công bố TPCN.
Bộ hồ sơ xin giấy phép bao gồm những gì?
Hồ sơ pháp lý chung
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mặt hàng thực phẩm chức năng
- Giấy chứng nhận doanh nghiệp có đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu thuộc đối tượng cần phải có giấy chứng nhận.
- Chứng chỉ xác nhận cơ sở đủ tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc chứng nhận tương đương trong trường doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chức năng có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương.
Hồ sơ công bố theo quy định về an toàn thực phẩm
Đối với sản phẩm thực phẩm chức năng cần chuẩn bị bộ hồ sơ như sau:
- Bản công bố thực phẩm theo mẫu đã quy định
- Bản thông tin chi tiết về thành phần, công dụng của sản phẩm
- Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm còn hạn trong vòng 12 tháng
- Mẫu nhãn sản phẩm
- Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh để đối chiếu khi nộp hồ sơ
- Tài liệu khoa học chứng minh về công dụng của sản phẩm
- Kết quả thử nghiệm hiệu quả công dụng của sản phẩm TPCN đăng ký công bố
- Kế hoạch kiểm tra chất lượng
- Kế hoạch giám sát định kỳ
Số lượng hồ sơ cần chuẩn bị: 2 bộ HS công bố hợp quy và 1 bộ hồ sơ pháp ký chung.
>> Xem thêm: Các thủ tục công bố thực phẩm chức năng
Các bước thực hiện xin giấy phép công bố thực phẩm chức năng
Bước 1: Gửi hồ sơ tới cục An toàn thực phẩm
Bước 2: Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày Cục An toàn thực phẩm tiếp nhận và thẩm định hồ sơ thì doanh nghiệp sẽ được nhận văn bản tiếp nhận bản công bố phù hợp với quy định an toàn thực phẩm, trong trường hợp hồ sơ chưa chính xác cần phải chỉnh sửa, bổ sung thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ có trách nhiệm trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
Bước 3: Gửi giấy tiếp nhận bản công bố thực phẩm hợp lệ cho cá nhân, tổ chức đăng ký xin giấy phép công bố thực phẩm chức năng.
OZ Việt Nam chúng tôi với đội ngũ nhân sự có chuyên môn cao và kinh nghiệp nhiều năm, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn các dịch vụ với sự tận tâm và chất lượng nhất. Để biết thêm thông tin về thủ tục xin cấp phép công bố thực phẩm chức năng, đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 0972433318. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc của bạn.
CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ OZ VIỆT NAM
- Địa chỉ: Số 57, ngõ 481 Ngọc Lâm , P. Ngọc Lâm, Q. Long Biên, TP. Hà Nội.
- Hotline: 0972433318
- Email: xnkngantin@gmail.com
- Website: thutucxuatnhapkhau.com