Việt Nam là một trong những quốc gia đang bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế mạnh mẽ, cùng với đó không ngừng đẩy nhanh hoạt động xuất nhập khẩu và giao thương quốc tế. Vậy xác định trước mã số, xuất xứ và trị giá hải quan như thế nào? Hãy đọc bài viết dưới đây của để hiểu rõ hơn nhé -trang web của Thủ tục xuất nhập khẩu!
Xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là gì?
Việc xác định trước mã số, xuất xứ và trị giá hải quan được quy định Tại Điều 23 của Nghị định 08/2015/NĐ-CP của chính phủ về quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan trong kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan. Quy định cụ thể như sau:
– Việc xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan được thực hiện căn cứ vào đề nghị của người khai hải quan. Cơ quan hải quan thực hiện xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan theo các quy định tại Điều 28 của Luật Hải quan.
– Xác định trước trị giá hải quan bao gồm xác định trước phương pháp và mức giá đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Tìm hiểu thêm chủ đề chính ở đây: Quy định về Thủ tục hải quan
Các quy định về xác định trước mã số, giá trị và xuất xứ hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
Theo quy định hiện hành của pháp luật, người khai hải quan có quyền đề nghị cơ quan hải quan cung cấp, xác định trước mã số đối với hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu. Trình tự, cách thức thực hiện và các vấn đề liên quan được quy định tại Luật hải quan và hướng dẫn chi tiết tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015; Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; Nghị định số 59/2018.NĐ-CP ngày 20/04/2018 và các văn bản luật liên quan.
Trình tự và cách thức thực hiện thủ tục xác định trước mã số hàng hoá
- Bước 1: Tổ chức/cá nhân có nhu cầu gửi đề nghị xác định trước mã số cung cấp thông tin, chứng từ, hồ sơ đối với hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu đến cơ quan hải quan theo đúng quy định.
Bộ hồ sơ xác định trước mã số hàng hóa theo quy định của hải quan bao gồm: Đơn đề nghị và hàng mẫu của hàng hóa dự kiến xuất hoặc nhập khẩu. Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu, cá nhân/tổ chức đề nghị xác định trước mã số của hàng hoá sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại Tổng cục Hải quan
- Bước 2: Tổng cục hải quan sẽ từ chối xác định trước mã số trong trường hợp hàng hóa không đủ điện kiện xác định trước mã số hoặc hồ sơ không hợp lệ. Trường hợp cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện xác định trước mã số hàng hóa và hồ sơ hợp lệ thì tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan sẽ ban hành văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số hàng hóa theo quy định.
Điều kiện được xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan
- Tổ chức, cá nhân đề nghị cơ quan hải quan tiến hành xác định trước mã số, xuất xứ và trị giá hải quan đối với hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu và cần cung cấp thông tin, chứng từ cùng hồ sơ cần thiết liên quan đến việc xác định trước mã số, xuất xứ và trị giá hải quan
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu xác định trước trị giá hải quan là hàng hóa lần đầu xuất khẩu hay nhập khẩu hoặc có sự thay đổi lớn, bất thường khi so sánh với trị giá hải quan mà người khai hải quan đang thực hiện hoặc những hàng hóa có tính chất đơn chiếc hay không có tính phổ biến hoặc không có hàng hóa giống hệt, tương tự trên thị trường để có thể so sánh.
Yêu cầu về hồ sơ xác định trước mã số hàng hoá
Hồ sơ xác định trước mã số hàng hóa được quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư số 38/2017/TT-BTC ngày 25/03/2015.
Theo đó, khi tiến hành thực hiện các thủ tục liên quan đến việc xác định trước mã số hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu thì tổ chức/cá nhân đề nghị sẽ cần phải chuẩn bị 01 hồ sơ. Tùy theo mục đích xác nhận mà hồ sơ cần cung cấp sẽ có các giấy tờ khác nhau.
Bộ hồ sơ xác định trước mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
- Đơn đề nghị xác định trước mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo mẫu số 01/XĐTMS/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư 38/2017/TT-BTC. (01 bản chính)
- Mẫu hàng hóa dự kiến sẽ xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp không có mẫu hàng, tổ chức, cá nhân phải cung cấp đầy đủ các tài liệu kỹ thuật về mẫu hàng (ví dụ: catalogue, bảng phân tích thành phần, hình ảnh hàng hóa…), hoặc các chứng từ giúp mô tả chi tiết thành phần, cấu tạo, phương thức vận hành, tính chất, công dụng của hàng hóa.
Bộ hồ sơ xác định trước xuất xứ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
Các yêu cầu của hồ sơ xác định trước xuất xứ của hàng hoá được quy định tại Thông tư do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
Bộ hồ sơ xác định trước xác định giá trị hải quan
- Đơn đề nghị xác định trước trị giá hải quan theo mẫu số 02/XĐTTG/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư 38/2017/TT-BTC: 01 bản chính
- Hợp đồng mua bán hàng hóa do tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện giao dịch (nếu có): 01 bản sao
- Tài liệu kỹ thuật, catalogue hoặc hình ảnh cụ thể của hàng hóa: 01 bản sao
- Các chứng từ, tài liệu có liên quan đến giao dịch dự kiến cần xác định trước phương pháp xác định trị giá hải quan (nếu có): 01 bản sao
- Trong trường hợp bắt buộc phải quy đổi từ trị giá hóa đơn về giá bán thực tế đối với hàng hóa xuất khẩu, doanh nghiệp cần cung cấp các chứng từ có liên quan tại cửa khẩu xuất.
- Trường hợp chưa có giao dịch thực tế, doanh nghiệp chưa có các chứng từ cụ thể thì đề nghị cơ quan hải quan hướng dẫn nguyên tắc áp dụng phương pháp xác định trị giá hải quan dành cho trường hợp cụ thể của đơn vị.
Bộ hồ sơ xác định trước mức giá của hàng hoá xuất, nhập khẩu
- Đơn đề nghị xác định trước trị giá hải quan theo mẫu số 02/XĐTTG/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư 38/2017/TT-BTC: 01 bản chính
- Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc chứng từ có giá trị tương đương hợp đồng do doanh nghiệp trực tiếp thực hiện giao dịch: 01 bản sảo
- Chứng từ thể hiện giao thanh toán qua ngân hàng: 01 bản sao;
- Vận đơn hoặc các chứng từ vận chuyển vận tải khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật: 01 bản sao
- Tài liệu kỹ thuật, hình ảnh hoặc catalogue hàng hóa xuất, nhập khẩu: 01 bản sao
- Trường hợp người khai hải quan chưa có các chứng từ theo quy định trên thì đề nghị cơ quan hải quan hướng dẫn nguyên tắc áp dụng phương pháp xác định trị giá hải quan để hỗ trợ trường hợp cụ thể của đơn vị.
Xem thêm: Các bước làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa
Cơ quan nào có đủ thẩm quyền thực hiện thủ tục xác định trước mã số hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu?
Hiện nay, cơ quan có thẩm quyền thực hiện các thủ tục xác định trước mã số là Tổng cục hải quan. Sau khi nhận được đề nghị xác định trước mã số của hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu, tổng cục hải quan có các trách nhiệm như sau:
- Trường hợp hàng hóa không đủ điều kiện, hồ sơ xác định trước mã số, trị giá, xuất xứ hải quan, tổng cục hải quan phải trả lời bằng văn bản cụ thể.
- Trường hợp hàng hóa đủ điện kiện và đã đầy đủ hồ sơ xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan của hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan sẽ ban hành văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan. Thời hạn thông thường là trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ. Đối với các trường hợp cần xác minh làm rõ, thì thời hạn là 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Đồng thời kết quả xác định trước mã số, xuất sẽ và giá trị hải quan sẽ được cập nhật vào cơ sở dữ liệu của cơ quan hải quan và công bố công khai trên trang điện tử của Tổng cục Hải quan
Xác định trước mã số, xuất xứ và trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhằm mục đích gì?
Theo các chuyên gia kinh tế, việc thực hiện quy định xác định trước mã số, xuất xứ và trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mang lại lợi ích cho cả cơ quan Hải quan và doanh nghiệp.
Giúp doanh nghiệp chủ động trong kinh doanh
Việc xác định trước các yếu tố mã số, xuất xứ và trị giá hải quan của hàng hóa xuất, nhập khẩu là chuẩn mực mang tầm quốc tế. Đây là việc làm mang lợi ích to lớn cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp chủ động trong việc tính toán, cân đối trước hiệu quả kinh doanh, giảm chi phí tuân thủ, tạo thuận lợi thương mại…
Doanh nghiệp sẽ căn cứ vào những thông tin được cung cấp trước về mã số, trị giá và xuất xứ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có tính ràng buộc pháp lý để nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch kinh doanh và tính toán trước lợi nhuận. Điều này đặc biệt có lợi cho các doanh nghiệp khi tham gia các giao dịch thương mại quốc tế.
Giúp tăng hiệu quả quản lý của cơ quan hải quan
Việc xác định trước mã số, trị giá và xuất xứ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giúp cơ quan Hải quan nâng cao được năng suất và hiệu quả quản lý thông qua các tác động mạnh mẽ trong việc đẩy nhanh tốc độ thông quan hàng hóa cũng như việc phân bổ nguồn lực hợp lý trong từng giai đoạn.
Không chỉ có thế, quy định về xác định trước mã số, trị giá và xuất xứ hải quan còn giúp cơ quan Hải quan tăng cường hiệu quả quản lý khi thực hiện thủ tục thông quan cho hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu.
Hạn chế và giảm thiểu tranh chấp giữa doanh nghiệp và cơ quan hải quan
Thực tế cho thấy, những bất đồng về mã hồ sơ xuất khẩu, nhập khẩu giữa doanh nghiệp và cơ quan hải quan là vấn đề không mới. Với mục đích tạo sự kết nối cũng như hạn chế tối đa các tranh chấp giữa doanh nghiệp và cơ quan hải quan, Luật Hải quan 2014 đã cho phép người khai hải quan được phép đề nghị cơ quan hải quan xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đối với hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu trước. Trên cơ sở đó, các bên sẽ có liên quan sẽ trao đổi để đi đến thống nhất cùng nhau.
Xác định trước mã số, trị giá và xuất xứ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu giúp hạn chế và giảm thiểu các rủi ro xảy ra trong các trường hợp tranh chấp giữa doanh nghiệp và cơ quan Hải quan về các quy tắc áp mã, xuất xứ và xác định giá trị tính thuế của hàng hoá khi làm thủ tục thông quan.
Kết quả thông báo
Các trường hợp mà Tổng cục Hải quan có văn bản từ chối xác định trước
- Một là, không đủ điều kiện, hồ sơ xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan
- Hai là, hàng hóa nêu ở đơn đề nghị xác định trước mã số, xuất xứ và trị giá hải quan đang đợi kết quả xử lý của cơ quan quản lý nhà nước, gồm:
- Hàng hóa nêu ở đơn đề nghị xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan, thuộc vụ việc mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo về việc đang điều tra, thanh tra, kiểm tra
- Hàng hóa nêu ở đơn đề nghị xác định trước mã số đã được Tổng cục Hải quan tiếp nhận và chờ kết quả xử lý.
- Hàng hóa nêu ở đơn đề nghị xác định trước mã số đã có văn bản hướng dẫn về mã số của cơ quan quản lý nhà nước.
Văn bản thông báo kết quả xác định trước
- Trường hợp tổ chức, cá nhân mà không đồng ý với nội dung xác định trước mã số, xuất xứ và trị giá hải quan của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan mà tổ chức, cá nhân cần thiết phải thông quan hàng hóa thì tổ chức, cá nhân tiến hành thực hiện nộp thuế theo giá khai báo hoặc thực hiện bảo lãnh theo quy định để thực hiện thông quan hàng hóa. Cơ quan hải quan tiến hành thực hiện kiểm tra sau thông quan tại cơ quan hải quan.
- Với trường hợp không đồng ý với nội dung xác định trước mã số, xuất xứ và trị giá hải quan thì tổ chức, cá nhân có văn bản yêu cầu Tổng cục Hải quan xem xét. Trong thời hạn 10 ngày làm việc (với hàng hóa thông thường) hoặc 30 ngày (với trường hợp phức tạp cần xác minh, làm rõ), tính từ ngày nhận được yêu cầu của người khai hải quan, Tổng cục Hải quan cần có văn bản trả lời kết quả cho người khai hải quan.
Hiệu lực của văn bản thông báo kết quả xác định trước
- Văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số, xuất xứ và trị giá hải quan có hiệu lực tối đa là không quá 03 năm kể từ ngày Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký ban hành. Riêng đối với văn bản thông báo kết quả xác định trước mức giá có hiệu lực trực tiếp đối với lô hàng được xác định trước mức giá;
- Văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số, xuất xứ và trị giá hải quan không có hiệu lực áp dụng với trường hợp hàng hóa hoặc hồ sơ thực tế xuất khẩu hay nhập khẩu khác với mẫu hàng hóa hoặc hồ sơ đề nghị xác định trước mã số, xuất xứ và trị giá hải quan
- Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan tiến hành ban hành văn bản hủy bỏ văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số, xuất xứ và trị giá hải quan với trường hợp phát hiện hồ sơ xác định trước mã số, xuất xứ và trị giá hải quan do tổ chức, cá nhân cung cấp không chính xác hay không trung thực.
- Văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số, xuất xứ và trị giá hải quan chấm dứt hiệu lực đối với trường hợp quy định của pháp luật làm căn cứ ban hành văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số, xuất xứ và trị giá hải quan được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
Thủ tục nhập khẩu mua lại hàng hóa có xuất xứ Việt nam mà đã được xuất khẩu thì thực hiện như thế nào?
Hàng nhập khẩu là của Công ty xuất khẩu, mà có xuất xứ Việt Nam, nay Công ty mua lại lô hàng đã xuất khẩu thì được xem như hàng hóa mua bán bình thường. Như vậy, theo Luật Thương mại, khi nhập khẩu Công ty cần thực hiện đầy đủ các thủ tục hải quan như đối với hàng hóa nhập khẩu kinh doanh thương mại.
Xin cho biết quy định nào của pháp luật liên quan đến xác định mã số hàng hóa xuất nhập khẩu?
Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định chi tiết và cụ thể về việc xác định trước mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Hàng hóa nêu ở đơn đề nghị xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan, thuộc vụ việc mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo về việc đang điều tra, thanh tra, kiểm tra
- Hàng hóa nêu ở đơn đề nghị xác định trước mã số đã được Tổng cục Hải quan tiếp nhận và chờ kết quả xử lý.
Thủ tục nhập khẩu mua lại hàng hóa có xuất xứ Việt nam mà đã được xuất khẩu thì thực hiện như thế nào?
Hàng nhập khẩu là của Công ty xuất khẩu, mà có xuất xứ Việt Nam, nay Công ty mua lại lô hàng đã xuất khẩu thì được xem như hàng hóa mua bán bình thường. Như vậy, theo Luật Thương mại, khi nhập khẩu Công ty cần thực hiện đầy đủ các thủ tục hải quan như đối với hàng hóa nhập khẩu kinh doanh thương mại.
Xin cho biết quy định nào của pháp luật liên quan đến xác định mã số hàng hóa xuất nhập khẩu?
Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định chi tiết và cụ thể về việc xác định trước mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Hy vọng những thông OZ Freight đã cung cấp về xác định trước mã số, xuất xứ và trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu sẽ hữu ích cho các bạn. Nếu có các vấn đề liên quan cần giải đáp, hãy liên hệ ngay hotline: 0972 433 318 để biết thêm nhiều thông tin bạn nhé.