Tại sao các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lại quan tâm đến C/O. Vậy C/O là gì? Nó có tác dụng gì trong việc xuất nhập khẩu? Và thủ tục xin C/O cho các doanh nghiệp xuất khẩu như thế nào?
Bài viết dưới đây thutucxuatnhapkhau.com sẽ giải đáp những câu hỏi trên cho các bạn.
C/O là gì?
CO là giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ, tiếng Anh là Certificate of Origin. CO cho biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ hay quốc gia nào đó. Biết được nguồn gốc, hay xuất xứ của hàng hóa sẽ giúp chủ hàng nhập khẩu xác định xem hàng có được hưởng ưu đãi đặc biệt hay không.
Thêm nữa, với một số mặt hàng C/O sẽ quyết định hàng từ nước đó có đủ tiêu chuẩn nhập khẩu vào các nước đó hay không.
Các mẫu C/O thường được áp dụng
– CO Mẫu A: ưu đãi thuế suất cho hàng xuất khẩu Việt Nam cam kết WTO
– CO Mẫu B: dùng cho hàng hóa xuất khẩu nói chung
– CO Mẫu D: dùng cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đi các nước trong khối ASEAN
– CO Mẫu E: áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc
– CO Mẫu AK: áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam (ASEAN) sang Hàn Quốc
– CO Mẫu VK: áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Hàn Quốc
– CO Mẫu AJ: áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam (ASEAN) sang Nhật Bản
– CO Mẫu VJ: áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Nhật Bản
– CO mẫu EUR.1: áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước Liên minh Châu Âu (EU)
– CO mẫu AHKIA: áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Hongkong
Tác dụng của C/O
Ưu đãi thuế quan:
Xác định được xuất xứ của hàng hóa khiến có thể phân biệt đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi để áp dụng chế độ ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại đã được ký kết giữa các quốc gia.
Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá:
Trong các trường hợp khi hàng hóa của một nước được phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất xứ khiến các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi.
Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch:
Việc xác định xuất xứ khiến việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại đối với một nước hoặc đối với một khu vực dễ dàng hơn. Trên cơ sở đó các cơ quan thương mại mới có thể duy trì hệ thống hạn ngạch – Xúc tiến thương mại.
Quy trình xin cấp C/O
Căn cứ theo Nghị định số 31/2018/NĐ-CP “Quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa”
Bước 1: Đăng ký hồ sơ thương nhân với Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam
Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lần đầu tiên phải đăng ký hồ sơ thương nhân với Tổ cấp C/O của VCCI và chỉ được xem xét cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi đã đăng ký hồ sơ thương nhân đầy đủ và hợp lệ. Hồ sơ thương nhân bao gồm:
a) Đăng ký mẫu chữ ký của người đại diện theo pháp luật của thương nhân hoặc người được ủy quyền ký đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, ký Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và mẫu con dấu của thương nhân theo Mẫu số 01;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (có dấu sao y bản chính của thương nhân);
c) Danh mục cơ sở sản xuất ra hàng hóa đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (nếu có).
Hồ sơ thương nhân được khai báo qua trang điện tử: comis.covcci.com.vn
Mọi thay đổi trong hồ sơ thương nhân phải được cập nhật tại trang điện tử: comis.covcci.com.vn. Trong trường hợp không có thay đổi, hồ sơ thương nhân vẫn phải được cập nhật 2 năm một lần.
Bước 2: Nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (cấp C/O)
Đối với thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lần đầu hoặc cho sản phẩm mới xuất khẩu lần đầu hoặc cho sản phẩm không cố định (có thay đổi về định mức số lượng, định mức trọng lượng, mã HS, trị giá và nguồn cung nguyên liệu đối với cả nguyên liệu đầu vào hoặc sản phẩm đầu ra mỗi lần cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa), hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ theo Mẫu số 04 và được khai báo qua trang điện tử comis.covcci.com.vn;
b) Mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tương ứng đã được khai hoàn chỉnh;
c) Bản in tờ khai hải quan xuất khẩu. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu không phải khai báo hải quan theo quy định của pháp luật không cần nộp bản sao tờ khai hải quan;
d) Bản sao hóa đơn thương mại (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
đ) Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) trong trường hợp thương nhân không có vận tải đơn. Thương nhân được xem xét không cần nộp chứng từ này trong trường hợp xuất khẩu hàng hóa có hình thức giao hàng không sử dụng vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải khác theo quy định của pháp luật hoặc thông lệ quốc tế;
e) Bảng kê khai chi tiết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc tiêu chí xuất xứ không ưu đãi theo Mẫu quy định;
g) Bản khai báo xuất xứ của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp nguyên liệu có xuất xứ hoặc hàng hóa có xuất xứ được sản xuất trong nước theo Mẫu quy định trong trường hợp nguyên liệu đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác;
h) Bản sao Quy trình sản xuất hàng hóa (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
i) Trong trường hợp cần thiết, Tổ cấp C/O của VCCI kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất của thương nhân; hoặc yêu cầu thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp bổ sung các chứng từ dưới dạng bản sao (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) như: Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu trong quá trình sản xuất); hợp đồng mua bán hoặc hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, phụ liệu trong nước (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu mua trong nước trong quá trình sản xuất); giấy phép xuất khẩu (nếu có); chứng từ, tài liệu cần thiết khác.
Đối với thương nhân sản xuất và xuất khẩu sản phẩm cố định (không thay đổi về định mức số lượng, định mức trọng lượng, mã HS, trị giá và nguồn cung nguyên liệu đối với nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra), hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lần đầu tiên bao gồm các chứng từ theo quy định
Từ lần đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tiếp theo, thương nhân chỉ cần nộp các chứng từ theo quy định từ điểm a đến điểm đ của khoản 1. Các chứng từ trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nêu tại điểm e, điểm g và điểm h của khoản 1 có giá trị trong thời hạn 2 năm kể từ ngày thương nhân nộp cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Trong trường hợp có sự thay đổi trong thời hạn 2 năm này, thương nhân cập nhật thông tin liên quan đến các chứng từ trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nêu tại điểm e, điểm g và điểm h của khoản 1 cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Trong trường hợp chưa có các chứng từ nêu tại điểm c và điểm đ của khoản 1 , thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được phép nộp các chứng từ này sau nhưng không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Sau thời hạn này nếu thương nhân không nộp bổ sung chứng từ, Tổ cấp C/O của VCCI yêu cầu thu hồi hoặc hủy Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp.
Tổ cấp C/O của VCCI có quyền yêu cầu thương nhân cung cấp bản chính của các chứng từ trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 để kiểm tra, đối chiếu trong trường hợp có nghi ngờ tính xác thực của các chứng từ này.
Tổ cấp C/O của VCCI xem xét cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho hàng hóa xuất khẩu gửi kho ngoại quan đến các nước thành viên theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. Ngoài các chứng từ quy định tại khoản 1, thương nhân nộp thêm các chứng từ sau:
a) Bản sao tờ khai hàng hóa nhập kho, xuất kho ngoại quan có xác nhận hàng đến cửa khẩu xuất của cơ quan hải quan (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
b) Bản sao hợp đồng hoặc văn bản có nội dung chỉ định thương nhân Việt Nam giao hàng cho người nhập khẩu ở nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập theo Điều ước quốc tế (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).
Tổ cấp C/O của VCCI xem xét cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu từ doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho ngoại quan, khu phi thuế quan và các khu vực hải quan riêng khác có quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu với nội địa trong trường hợp hàng hóa đó đáp ứng các quy tắc xuất xứ ưu đãi hoặc quy tắc xuất xứ không ưu đãi.
Lưu ý:
Các chứng từ trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có giá trị trong thời hạn 2 năm kể từ ngày thương nhân nộp cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Trong trường hợp có sự thay đổi trong thời hạn 2 năm này, thương nhân cập nhật thông tin liên quan đến các chứng từ trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có quyền yêu cầu thương nhân cung cấp bản chính của các chứng từ trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng để kiểm tra, đối chiếu trong trường hợp có nghi ngờ tính xác thực của các chứng từ này.
Thời hạn hoàn thành thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nếu doanh nghiệp có đủ hồ sơ theo hướng dẫn nêu trên: 02- 03 ngày làm việc;
Báo giá dịch vụ xin C/O hàng hóa xuất khẩu: 500,000 VNĐ/Tờ
Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết, hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về C/O và quy trình xin cấp giấy C/O. Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ hotline: 0972433318 để được tư vấn chi tiết hoặc để lại comment.
Công ty cổ phần Dịch vụ và Thương mại quốc tế OZ Việt Nam
Địa chỉ: Số 8/162 Nguyễn Văn Cừ, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 0972433318
Email: xnkngantin@gmail.com
> Các phương thức thanh toán quốc tế
>> Rủi ro trong thanh toán quốc tế
>> UCP 600
>> CO form E – Những lưu ý đối với hàng nhập khẩu