Vận chuyển hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam

Trong thời đại hiện nay, khi nhu cầu thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới ngày càng tăng cao, việc vận chuyển hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam cũng trở nên phổ biến hơn.

Tuy nhiên, để đảm bảo hàng hóa được vận chuyển an toàn và đến tay người nhận một cách nguyên vẹn, có những lưu ý cần biết dành cho bạn!. Dưới đây là những thông tin hữu ích giúp bạn giảm thiểu tình trạng mất hàng và đảm bảo sự an toàn cho hàng hóa khi chuyển về Việt Nam từ nước ngoài.

Nhu cầu sử dụng hàng hóa từ nước ngoài tại Việt Nam

Trong thời đại phát triển kinh tế hiện nay, người dân Việt Nam ngày càng tăng nhu cầu về cuộc sống chất lượng và tiện nghi. Họ không chỉ tìm kiếm những sản phẩm cao cấp được sản xuất trong nước, mà còn quan tâm đến hàng nhập khẩu để sử dụng những sản phẩm chất lượng cao hơn.

Tâm lý “sính ngoại” cũng là một yếu tố khiến nhu cầu gửi hàng từ nước ngoài về Việt Nam tăng lên. Người tiêu dùng đặc biệt ưa chuộng hàng hóa có nguồn gốc từ các quốc gia phát triển như Mỹ, Đức, Anh, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Họ cho rằng những sản phẩm này được sản xuất theo quy trình chuyên nghiệp và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về chất lượng. Do đó, việc sử dụng hàng hóa từ những quốc gia này mang lại sự an toàn và đảm bảo hơn nhiều.

Có một số mặt hàng được ưa chuộng và thường được gửi về Việt Nam từ nước ngoài, như mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, quần áo, linh kiện điện tử, giày dép, túi xách, đồ gia dụng, sách báo, tạp chí, và các mặt hàng thực phẩm như đồ ăn và đồ uống.

Những lợi ích về chất lượng và đa dạng sản phẩm từ hàng hóa nhập khẩu đã tạo ra sự tăng trưởng về nhu cầu gửi hàng từ nước ngoài về Việt Nam. Tuy nhiên, việc chuyển hàng quốc tế cần được thực hiện cẩn thận và thông qua các dịch vụ vận chuyển đáng tin cậy để đảm bảo hàng hóa vẫn được giữ nguyên vẹn và an toàn trong quá trình vận chuyển.

Vận chuyển hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam
Bưu kiện từ nước ngoài gửi về Việt Nam qua chuyển phát nhanh

Cách tính chi phí vận chuyển hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam

Khi muốn gửi hàng từ nước ngoài về Việt Nam, việc biết cách tính phí vận chuyển là rất quan trọng để bạn có thể kiểm soát số tiền phải trả và tránh các chi phí không cần thiết. Dưới đây là công thức để tính phí vận chuyển hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam:

Phí vận chuyển hàng = (Giá bán của sản phẩm trên website) + (Thuế sản phẩm) + (Phí vận chuyển nội địa) + (Phí vận chuyển về Việt Nam) + (Phí dịch vụ) + (Các khoản phụ thu khác nếu có).

Tuy nhiên, để đưa ra kết quả chính xác hơn, người ta thường tính phí vận chuyển hàng từ nước ngoài về Việt Nam theo hai nhóm phí: phí vận chuyển nội địa và phí vận chuyển về Việt Nam.

Phí vận chuyển nội địa

Cách tính phí vận chuyển nội địa bao gồm các chi phí sau:

Giá sản phẩm mua trên website: Đây là giá bạn trả khi mua sản phẩm trực tuyến trên website. Giá mua hàng sẽ bao gồm giá sản phẩm (đã giảm giá nếu có) và thuế sản phẩm (bao gồm thuế VAT, thuế nhập khẩu nếu có).

Nộp Thuế sản phẩm: Thông thường, thuế sản phẩm được tính vào giá bán của sản phẩm trên website. Tuy nhiên, có những trang web không bao gồm tiền thuế trong giá đã giảm, vì vậy bạn cần chú ý khi tính toán phí vận chuyển hàng.

Phí vận chuyển nội địa: Đây là khoản phí tính từ nơi phân phối hàng đến địa chỉ nhận hàng trong nội địa. Cách tính phí vận chuyển nội địa sẽ khác nhau tùy theo từng trang web. Một số trang web còn cung cấp dịch vụ giao hàng miễn phí cho những địa chỉ gần nơi phân phối hàng.

dịch vụ gửi hàng từ nước ngoài về việt nam
dịch vụ gửi hàng từ nước ngoài về việt nam

Phí về Việt Nam

Phí vận chuyển hàng hóa về Việt Nam sẽ bao gồm phí chuyển từ nước ngoài về Việt Nam, các phụ phí và phí dịch vụ.

Phí từ nước ngoài

Đây là phí vận chuyển hàng từ nước ngoài về Việt Nam, được tính theo khối lượng hàng hóa. Cách tính phí vận chuyển từ nước ngoài cũng bao gồm phí bảo hiểm cho hàng hóa đó. Ngoài ra, hình thức cũng ảnh hưởng đến phí vận chuyển hàng.

Phụ phí

Cách tính phụ phí sẽ phụ thuộc vào từng nhóm hàng hóa.

Phí dịch vụ

Phí dịch vụ khi gửi hàng từ nước ngoài về Việt Nam bao gồm phí mua hộ hàng, phí theo dõi hàng và phí vận chuyển hàng đến 63 tỉnh thành của Việt Nam.

Các mặt hàng thường được vận chuyển từ nước ngoài
  • Hàng thời trang: phụ kiện thời trang, quần áo, giày dép, túi xách.
  • Thực phẩm khô, đồ ăn dặm cho trẻ, đồ cho mẹ và bé.
  • Sữa bột, các loại thực phẩm dạng sữa cho bé và bà bầu.
  • Thực phẩm chức năng, thực phẩm ăn kiêng, vitamin, thực phẩm bổ trợ / Dầu gội, sữa tắm, lotion, sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp.
  • Mỹ phẩm, nước hoa.
  • Loa, ampli, phụ tùng ô tô, đồ điện tử.
  • Các mặt hàng khác: điện thoại di động, iPad, iPhone, các mặt hàng thuốc khó vận chuyển, kính mắt hàng hiệu, quần áo thể thao.
  • Hàng nội thất, máy móc nhỏ.

Các mặt hàng không được phép vận chuyển từ nước ngoài
  • Vũ khí; đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp và trang thiết bị kỹ thuật quân sự), pháo các loại.
  • Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng, bao gồm các nhóm hàng như: Hàng điện tử, hàng dệt may, hàng điện lạnh, hàng trang trí nội thất, hàng điện gia dụng, thiết bị y tế, sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng, hàng gia dụng bằng kim loại, nhựa, gốm, sành sứ, thuỷ tinh, cao su, chất dẻo và chất liệu khác.
  • Các loại văn hóa phẩm cấm lưu hành tại Việt Nam.
  • Các loại phương tiện vận tải có tay lái bên phải, phương tiện đã qua sử dụng.
  • Các loại phế liệu, phế thải, thiết bị làm lạnh sử dụng C.F.C.
  • Các sản phẩm hoặc vật liệu có chứa amiăng thuộc nhóm amfibole.
  • Hoá chất độc trong danh mục Bảng I được quy định tại Công ước vũ khí hoá học.

Quy trình, thủ tục vận chuyển hàng hóa
  • Đầu tiên bạn cần kí hợp đồng dịch vụ nhập khẩu. Bạn cần soạn thảo bản hợp đồng và gửi cho bên khách hàng. Sau đó khi khách hàng xem xét và điều chỉnh hợp đòng cho phù hợp với thực tế. Cuối cùng là kí kết bản hợp đồng dịch vụ sản phẩm.
  • Tiếp theo là tiếp nhận thông tin lô hàng nhập khẩu. Với bước này khách hàng gửi các thông tin về lô hàng kinh doanh, khi đó bạn cần đánh giá và bổ sung các thông tin về lô hàng.
  • Công việc tiếp theo là bạn lập trình dịch vụ cho lô hàng. Khi căn cứ vào lô hàng bạn cần lập trình giao nhận hàng hóa quốc tế và nội địa. Có thể điều chỉnh lịch trình nếu có thay đổi về thông tin lô hàng trước khi nhập khẩu.
  • Thực hiện dịch vụ nhập khẩu – Bạn cần theo dõi hàng hóa và thục hiện nhận hàng thanh toán cước phí vận chuyển tại cảng hay sân bay.
  • Cuối cùng là hoàn tất dịch vụ nhập khẩu. Bạn cần quyết toán lô hàng và đối chiếu công nợ tiếp theo là thanh toán trả hồ sơ gốc và chữ kí số.
Quy trình, thủ tục vận chuyển hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam
Gửi bưu phẩm có kèm tiền từ nước ngoài về Việt Nam có được không

Vận chuyển hàng hóa từ nước ngoài về bằng chuyển phát nhanh

Sau khi hàng hóa đã được gửi đi, bên quốc gia nhận và người nhận cần tuân thủ các quy định của cơ quan hải quan để lấy hàng.

Gửi hàng phi mậu dịch từ nước ngoài về Việt Nam: Đối với hàng phi mậu dịch, khi nhận được thông báo nhận hàng từ công ty chuyển phát nhanh, người nhận chỉ cần mang theo đầy đủ giấy tờ theo yêu cầu để nhận hàng.

Cước vận chuyển sẽ được thanh toán bởi bên nào tùy thuộc vào thỏa thuận giữa hai bên. Tuy nhiên, nếu giá trị hàng vượt quá mức quy định 1 triệu đồng, người gửi phải đóng thêm thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng cho phần giá trị vượt quá.

Gửi hàng mậu dịch từ nước ngoài về Việt Nam: Trong trường hợp hàng được nhận là hàng mậu dịch, bên người nhận phải chuẩn bị và hoàn thành các thủ tục hải quan tại kho hàng sân bay, bao gồm việc đóng đầy đủ các loại lệ phí và thuế nhập khẩu, giá trị gia tăng theo yêu cầu để nhận hàng hóa.

Tại bên nhận, hàng hóa cũng sẽ được phân loại theo từng loại hàng do hải quan quy định, và mỗi loại hàng sẽ có mức thuế nhập khẩu khác nhau.

Một số lưu ý khi vận tải hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam

Hiện nay, có nhiều dịch vụ gửi hàng về Việt Nam mà bạn có thể lựa chọn. Tuy nhiên, cần thận trọng khi chọn công ty hoặc đơn vị vận chuyển để giảm thiểu tình trạng mất hàng, tráo hàng và đảm bảo rằng khi hàng về tay bạn vẫn nguyên vẹn. Dưới đây là một số lưu ý khi gửi hàng về Việt Nam từ nước ngoài mà bạn không nên bỏ qua:

  • Kiểm tra thông tin: Trước khi gửi hàng về Việt Nam, hãy kiểm tra kỹ thông tin về công ty như tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, cách thức hoạt động và mã số thuế.
  • Xem xét uy tín: Tra cứu thông tin về uy tín của công ty qua website, tìm kiếm trên Google hoặc tham khảo ý kiến của những người đã sử dụng dịch vụ của công ty đó.
  • Xem xét bảng giá: Trước khi gửi hàng, hãy tham khảo bảng giá của công ty và xem xét tính rõ ràng và chi tiết của từng khoản mục. Nên so sánh giá với mặt bằng chung để chọn đơn vị có mức giá hợp lý. Tuy nhiên, không nên chọn đơn vị vận chuyển có giá quá rẻ, vì có thể gặp nhiều vấn đề và rủi ro như mất hàng, tráo hàng hoặc hàng không đến đích nguyên vẹn.
  • Thời gian vận chuyển: Xem xét thời gian dự kiến mà công ty đưa ra và đảm bảo rằng công ty có thể đáp ứng đúng thời gian đã cam kết.
  • Thử gửi hàng nhỏ trước: Hãy thử gửi những mặt hàng nhỏ, số lượng ít về Việt Nam để kiểm tra uy tín và chất lượng của đơn vị vận chuyển trước khi quyết định vận chuyển số lượng lớn.
  • Việc lựa chọn công ty vận chuyển đáng tin cậy sẽ giúp bạn an tâm và đảm bảo rằng hàng hóa của bạn sẽ được vận chuyển một cách an toàn và đúng thời gian.
Thời gian gửi hàng từ Mỹ về Việt Nam qua bưu điện

Thường thì quá trình gửi hàng từ Mỹ về Việt Nam thông qua bưu điện mất khá nhiều thời gian. Để cụ thể hơn, thời gian ước tính để hàng hóa đến Việt Nam là từ 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp gặp trục trặc, khách hàng có thể phải chờ đợi đến 1 tháng mới nhận được hàng.

Cách tra mã vận đơn quốc tế sau khi gửi hàng

Cách tra mã vận đơn quốc tế của các dịch vụ vận chuyển:
1. TNT Express:
– Truy cập trang web https://www.ems.com.vn/ và nhập mã vận đơn (10 ký tự số) vào ô tra cứu để xem thông tin lô hàng.
– Gửi mã vận đơn qua email cho TNT hoặc tra cứu qua tổng đài để biết thông tin đơn hàng.
2. UPS:
– Sử dụng công cụ UPS My Choice hoặc Flex Global View để tra mã vận đơn và quản lý đơn hàng quốc tế.
3. FedEx:
– Tra trên trang web của FedEx bằng cách nhập mã vận đơn (10 ký tự số) vào ô theo dõi đơn hàng.
– Sử dụng ứng dụng FedEx Mobile trên điện thoại để tra mã vận đơn và theo dõi đơn hàng.
4. Quý Nam:
– Truy cập trang web của Quý Nam (quynam.vn) và vào mục Tracking để nhập mã vận đơn và xem thông tin vận chuyển.
– Liên hệ qua hotline 090 101 8686 để nhân viên Quý Nam hỗ trợ tra mã vận đơn.

Chú ý: Mã vận đơn có thể có độ dài và định dạng khác nhau tùy theo từng dịch vụ vận chuyển.

Hy vọng bài viết sẽ giúp khách hàng hiểu hơn phần nào về vận chuyển hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam. Nếu có thắc mắc gì thêm, vui lòng liên hệ theo địa chỉ hotline 0972 433 318 để được OZ Freight tư vấn, hỗ trợ chi tiết nhất.

Chủ đề hôm nay nói về những gì bạn cần để tâm!

  • trường hợp không được có bị phạt -mức phí là bao nhiêu?
  • ship hàng như thế nào hiệu quả
  • cách thức nhận hàng đúng chuẩn
Đánh giá post