Thủ tục nhập khẩu bình thủy tinh 2024

Hiện nay, nhu cầu sử dụng các bình thủy tinh để chứa đựng rất phổ biến. Bởi khi dùng đồ thủy tinh để chứa đựng nó an toàn hơn so với các đồ vật bằng nhựa. Nhưng để nhập khẩu bình thủy tinh thì cần làm như thế nào?

Bài viết dưới đây mình sẽ giúp các bạn giải đáp về vấn đề trên.

Tùy vào từng mục đích sử dụng bình thủy tinh mà có các chính sách nhập khẩu khác nhau. Do đó, bạn cần phải lưu ý các thủ tục khi nhập khẩu bình thủy tinh vào Việt Nam. Đặc biệt là bình thủy tinh dùng làm vật dụng đựng thực phẩm.

binh thuy tinh
Bình thủy tinh

1. Về chính sách mặt hàng

Bình thủy tinh dùng đựng mỹ phẩm, hóa chất thì thủ tục nhập khẩu như hàng thông thường

Bình thủy tinh dùng đựng thực phẩm thì phải làm công bố và kiểm tra chất lượng

Ngoài ra mặt hàng bình thủy tinh còn thuộc danh mục hàng hóa quản lý rủi ro về giá. Do đó khi làm thủ tục thông quan nhập khẩu có thể bạn sẽ bị hải quan yêu cầu tham vấn.

2. Mã HS Code

Bình thủy tinh có mã Hs Code thuộc nhóm 7010:  Bình lớn có vỏ bọc ngoài, chai, bình thót cổ, lọ, ống, ống dạng phial, ống dạng ampoule và các loại đồ chứa khác, bằng thủy tinh, dùng trong vận chuyển hoặc đóng hàng; lọ, bình bảo quản bằng thủy tinh; nút chai, nắp đậy và các loại nắp khác, bằng thủy tinh.

7010 Bình lớn có vỏ bọc ngoài, chai, bình thót cổ, lọ, ống, ống dạng phial, ống dạng ampoule và các loại đồ chứa khác, bằng thủy tinh, dùng trong vận chuyển hoặc đóng hàng; lọ, bình bảo quản bằng thủy tinh; nút chai, nắp đậy và các loại nắp khác, bằng thủy tinh.
70101000 – Ống dạng ampoule
70102000 – Nút chai, nắp đậy và các loại nắp khác
701090 – Loại khác:
70109010 – – Bình lớn có vỏ bọc ngoài và bình thót cổ
70109040 – – Chai, lọ và ống dạng phial, để đựng thuốc kháng sinh, huyết thanh và các chất tiêm truyền khác; chai để đựng dung dịch tiêm, truyền tĩnh mạch
  – – Loại khác:
70109091 – – – Có dung tích trên 1 lít
70109099 – – – Loại khác

Danh mục mã HS  Code bình thủy tinh

3. Thuế nhập khẩu bình thủy tinh

Thuế nhập khẩu thông thường: 15-30%

Thuế nhập khẩu ưu đãi: 5-20%

Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt có C/O form E: 0%

Thuế VAT: 10%

4. Thủ tục nhập khẩu bình thủy tinh

thuy tuc nhap khau binh thuy tinh

Trường hợp Bình thủy tinh dùng chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thì phải làm công bố.  Theo điều 4 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP doanh nghiệp có thể tự làm công bố.

4.1 Hồ sơ công bố bao gồm:

  • Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  • Bản công bố sản phẩm được quy định
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (CE) hoặc Giấy chứng nhận Y tế (HC) của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm trong 12 tháng
  • Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc thành phần tạo nên công dụng đã công bố

Nộp hồ sơ công bố tại Cục an toàn thực phẩm, bộ y tế.

4.2 Kiểm tra chất lượng

Sau khi có công bố, bạn cần đăng ký kiểm tra chất lượng bình thủy tinh trên hệ thống thông tin một cửa quốc gia. Và tiến hành làm thủ tục thông quan như bình thường. Nếu các bạn chưa biết đăng ký kiểm tra chất lượng trên công thông tin một cửa quốc gia hãy tham khảo bài viết này

Hồ sơ kiểm tra chất lượng:

  • Hợp đồng
  • Invoice
  • Packing list
  • Bản tự công bố sản phẩm (bản gốc)
  • Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu (bản gốc)

4.3 Làm thủ tục thông quan 

Hồ sơ thông quan bao gồm:

  • Hợp đồng
  • Invoice
  • Packing list
  • Tờ khai hải quan
  • Bill
  • C/O
  • Chứng nhận công bố vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Chứng nhận đạt chất lượng

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết, hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về thủ tục nhập khẩu bình thủy tinh. Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ hotline: 0972433318 để được tư vấn chi tiết hoặc để lại comment.

Công ty cổ phần Dịch vụ và Thương mại quốc tế OZ Việt Nam

Địa chỉ: Số 8/162 Nguyễn Văn Cừ, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: 0972433318

Email: xnkngantin@gmail.com

 

 

Đánh giá post