Thủ Tục Xuất Khẩu Nông Sản Việt Nam sang Trung Quốc 2024

Với lợi thế về mặt địa lý cũng như có nhiều đặc điểm chung về văn hóa. Hiện nay, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ nông sản lớn nhất của nước ta. Vậy để có thể xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc thì thủ tục thực hiện thế nào? Bài viết dưới đây thutucxuatnhapkhau.com sẽ giải đáp cho các bạn.

Tổng quan tình hình xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Trung Quốc hiện nay

nong san
Nông sản Việt Nam

Việt Nam và Trung Quốc ngày càng có quan hệ đối tác thương mại toàn diện, sâu rộng. Hiện nay, có 14 loại nông sản của Việt Nam đã được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc, gồm: Thanh long, nhãn, chôm chôm, xoài, mít, dưa hấu, chuối, măng cụt, vải, thạch đen, chanh dây, sầu riêng, khoai lang và yến sào. Sở dĩ Trung Quốc thu mua nông sản từ thị trường Việt Nam là do sự thuận lợi về chi phí logistic, thời gian vận chuyển (chi phí rẻ hơn, thời gian nhanh hơn) và thói quen tiêu dùng của người dân nước họ.

Trong năm 2023, tình hình xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Trung Quốc có tăng trưởng mạnh mẽ. Đáng chú ý, sầu riêng là loại trái cây có giá trị kinh tế cao và rất được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng. Nửa đầu năm nay, xuất khẩu sầu riêng tăng đột biến, đạt 876 triệu USD, tăng tới 832 triệu USD so với con số 44,2 triệu USD của cùng kỳ năm trước (theo Tổng cục Hải quan Việt Nam). Quả sầu riêng của Việt Nam chủ yếu xuất sang Trung Quốc với 835 triệu USD, chiếm 95% tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này.

Các hình thức xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

nhap khau nong san
Xuất khẩu nông sản Việt Nam

Xuất khẩu trực tiếp

Với hình thức này chủ doanh nghiệp sẽ trực tiếp làm việc với nhau mà không phải qua đơn vị trung gian nào. Điều này giúp cho doanh nghiệp chủ động hơn trong việc tiêu thụ, phân phối các sản phẩm của mình. Hình thức này phù hợp với những doanh nghiệp đã có nhiều năm kinh nghiệm xuất khẩu trên các thị trường.

Ủy thác xuất khẩu

Với hình thức này doanh nghiệp phải qua một bên trung gian. Bên trung gian này sẽ thay thế cho bên muốn xuất khẩu tiến hành ký kết hợp đồng với phía đối tác. Theo đó, bên trung gian sẽ nhận được một khoản phí nhất định.

Ủy thác xuất khẩu phù hợp với những doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường xuất khẩu, chưa có kinh nghiệm, chưa am hiểu thị trường hay nguồn vốn hạn chế.

Thủ tục xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Chính sách về mặt hàng

Kiểm tra xem nông sản bạn có ý định xuất khẩu có nằm trong hàng hóa được phép xuất khẩu không. Các bạn cần xem xét kỹ lưỡng ở cả 2 phía bên xuất cũng như bên nhập khẩu.

Căn cứ vào Điều 1 Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn quy định mặt hàng rau, củ quả thuộc Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật. Trường hợp nếu bên người nhập khẩu ở Trung Quốc yêu cầu để đảm bảo đủ điều kiện thì đơn vị xuất làm thêm C/O.

 Xác định mã Hs Code

Việc xác định mã Hs Code của một mặt hàng phải căn cứ vào tính chất, thành phần cấu tạo, công dụng,… cụ thể của từng hàng hóa thực tế xuất khẩu.

Xem thêm: Hướng dẫn cách tra mã Hs Code

Thuế xuất khẩu nông sản

Hiện nay nhà nước đang khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu do đó đa số các mặt hàng xuất khẩu đều có thuế xuất là 0%.

Thuế VAT 0%

Thủ tục hải quan

Khi làm thủ tục xuất khẩu nông sản cũng như những mặt hàng thông thường khác và kèm theo kết quả kiểm dịch thực vật.

Hồ sơ bao gồm:

  • Hóa đơn hàng hóa
  • Bảng kê hàng hóa được xuất khẩu sang Trung Quốc
  • Giấy kiểm dịch thực vật
  • Giấy xác nhận xuất khẩu
  • C/O (nếu có)

Shipping mark khi xuất khẩu nông sản

Đối với hàng hóa xuất khẩu, khi đảm bảo việc vận chuyển, cũng như yêu cầu từ nước nhập khẩu doanh nghiệp nên dán shipping mark trên các kiện hàng.

Những tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc

  • Thực hiện nghiêm chế độ quản lý hàng hóa đưa vào tiêu thụ tại các chợ, siêu thị;
  • Tăng cường kiểm tra các loại giấy tờ như chứng nhận đạt chuẩn chất lượng, chứng nhận nguồn gốc xuất xứ, chứng từ mua hàng đối với hàng nông sản dùng làm thực phẩm;
  • Cấm mua bán, tàng trữ các loại thực phẩm không phù hợp với tiêu chuẩn an toàn thực phẩm;
  • Các trường hợp kinh doanh thực phẩm nhập khẩu phải cung cấp chứng từ kiểm nghiệm kiểm dịch của cơ quan hải quan.
  • Tăng cường giám sát quản lý và loại trừ rủi ro dịch bệnh đối với các mặt hàng trọng điểm (tươi sống và động lạnh). Như thủy sản và chế phẩm từ thủy sản, các loại thịt gia súc gia cầm như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu
  • Nghiêm cấm việc giao dịch, mua bán các loài động vật hoang dã
  • Tăng cường tổ chức lấy mẫu kiểm tra đối với các loại thực phẩm trọng điểm.

Theo Vụ Thị trường châu Á-châu Phi, Chính quyền thành phố Đông Hưng (có chung đường biên giới với Móng Cái, Quảng Ninh) gần đây cũng tăng cường tổng kiểm tra về nguồn gốc xuất xứ và chất lượng sản phẩm đối với thủy sản, các loại thịt tại các chợ nông sản, siêu thị, khách sạn trên địa bàn.

Trước tình hình đó, Bộ Công Thương một lần nữa khuyến nghị các doanh nghiệp, hộ sản xuất hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Tăng cường giám sát chất lượng, chủ động phối hợp chặt chẽ với đối tác nhập khẩu tuân thủ nghiêm các quy định của Trung Quốc về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm kiểm dịch, an toàn thực thẩm, truy xuất nguồn gốc… đối với hàng nhập khẩu.

Cùng với đó, tích cực theo dõi, nắm bắt thông tin về thị trường để chủ động việc đưa hàng lên các cửa khẩu biên giới. Nhằm góp phần giảm thiểu rủi ro và thời gian thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới.

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết, hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về thủ tục xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Trung Quốc. Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ hotline: 0972433318 để được tư vấn chi tiết hoặc để lại comment.

Công ty cổ phần Dịch vụ và Thương mại quốc tế OZ Việt Nam

Địa chỉ: Số 8/162 Nguyễn Văn Cừ, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: 0972433318

Email: xnkngantin@gmail.com

Đánh giá post