Thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện

Nồi cơm điện từ xưa đến nay luôn là đồ vật cần thiết của mỗi gia đình Việt Nam. Do đó, nhu cầu sử dụng và nhu cầu nhập khẩu của nồi cơm điện là một thị trường phong phú và đầy tiềm năng cho các nhà nhập khẩu hàng hóa.

Tuy nhiên, thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện vẫn là một trong những thách thức đối với những cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu nhập khẩu. Bài viết dưới đây của OZ Việt Nam chúng tôi sẽ giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc làm thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện.

bBxpnVR5WyIA u87F3yGg3m7fUOM2Fmeu9PCYHbAZ9FvrISysqLpWL1nrgSB07fOmXN5bGxSnff c O4utspPjD L7gCbfWdicLbjKwB6Xq9GhsvibIfGmH7QmfSArUmsHiblv56iPXa26sbySEpk s

Khái quát về nồi cơm điện hiện nay

Nồi cơm điện là một thiết bị gia dụng thường thấy trong các gia đình và nhà hàng, được sử dụng để nấu cơm một cách nhanh chóng, tiện lợi và dễ dàng. Nó bao gồm một nồi nấu cơm bằng kim loại hoặc nhựa, một mạch điện để cung cấp năng lượng và các chức năng điều khiển để điều chỉnh nhiệt độ và thời gian nấu.

Nồi cơm điện có nhiều ưu điểm như tiết kiệm thời gian, nấu cơm đều và ngon hơn so với nấu cơm truyền thống bằng bếp củi, dễ sử dụng và có thể giữ cơm ấm trong một khoảng thời gian dài sau khi nấu.

Các loại nồi cơm điện phổ biến hiện nay bao gồm nồi cơm điện thông thường, nồi cơm điện áp suất, nồi cơm điện thông minh với các chức năng điều chỉnh tự động và nồi cơm điện mini dành cho những gia đình có không gian nhỏ hẹp hoặc người sống độc thân. Ngoài ra, còn có các mẫu mã và kiểu dáng đa dạng để phù hợp với nhu cầu và sở thích của người sử dụng.

Xem thêm chủ đề chính: https://thutucxuatnhapkhau.com/thu-tuc-nhap-khau-hang-hoa/

Chính sách nhập khẩu nồi cơm điện

Nồi cơm điện được xếp vào nhóm mặt hàng điện gia dụng, thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện được quy định trong những văn bản pháp luật như sau:

  • Luật thuế GTGT 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008;
  • Công văn số 1488/TĐC-ĐGPH ngày 21/10/2009;
  • Quyết định 04/2017/QĐ-TTg ngày 09/03/2017;
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018;
  • Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN ngày 18/12/2019;
  • Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018;
  • Thông tư số 09/2019/TT-BKHCN ngày 30/09/2019.

Theo những thông tư và nghị định kể trên, nồi cơm điện không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Tuy nhiên đối với nồi cơm điện đã qua sử dụng thì sẽ nằm trong danh sách cấm nhập khẩu.

Đối với khi làm thủ tục nhập khẩu cần chú ý như sau:

  • Nồi cơm điện nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng dựa theo Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN
  • Nồi cơm điện phải được dán nhãn năng lượng theo Quyết định 04/2014/QĐ-TTg

Như vậy, khi tiến hành nhập khẩu nồi cơm điện thì sẽ phải làm nhãn dán năng lượng và kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu.

Thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện 

Dán nhãn hàng nhập khẩu

Việc dán nhãn sản phẩm giúp cho việc quản lý hàng hóa, xác định được xuất xứ và đơn vị chịu trách nhiệm cho hàng hóa. Vì thế, dán nhãn hàng hóa là khâu không thể thiếu khi làm thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện công nghiệp từ các quốc gia khác như nhật bản. Nội dung của nhãn mác bao gồm:

  • Thông tin của bên xuất khẩu hàng hóa ( địa chỉ, tên công ty )
  • Thông tin của bên nhập khẩu ( địa chỉ, tên công ty)
  • Tên hàng hóa và thông tin hàng hóa
  • Xuất xứ hàng hóa

Mã HS của nồi cơm điện

Xác định được mã HS của nồi cơm điện là công việc ưu tiên đầu tiên của bên nhập khẩu khi làm thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện chính hãng, việc đó sẽ giúp cho chúng ta có thể biết được thuế nhập khẩu cũng như chính sách nhập khẩu của mặt hàng. Mã HS của mặt hàng nồi cơm điện như sau:

  • Nồi cơm điện : 85166010
thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện

thuế nhập khẩu và vận chuyển nồi cơm điện mới nhất năm 2023:

Thuế nhập khẩu nồi cơm điện

Thuế nhập khẩu là nghĩa vụ mà bên nhập khẩu phải hoàn thành đối với nhà nước bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế nhập khẩu. Để xác định được thuế nhập khẩu của nồi cơm điện thì ta cần biết được mã HS của nồi cơm điện như trên.

  • Thuế giá trị gia tăng (VAT) của nồi cơm điện là 8%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi của nồi cơm điện là 20%

Nếu như mặt hàng nồi cơm điện được nhập khẩu từ các quốc gia có Việt Nam là thành viên ký kết hiệp định thương mại thì thuế nhập khẩu thường sẽ là 0%. Vì thế, khi đàm phán bên nhập khẩu có thể yêu cầu bên cung cấp đưa ra giấy chứng nhận xuất xứ.

Hồ sơ nhập khẩu nồi cơm điện

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện và các mặt hàng khác được quy định trong thông tư 38/2015/TT-BTC và được sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC. Qua đó, bộ hồ sơ nhập khẩu nồi cơm điện bao gồm như sau:

  • Tờ khai hải quan
  • Hóa đơn thương mại ( Commercial Invoice )
  • Vận đơn ( Bill of Lading )
  • Danh sách đóng gói ( Packing List )
  • Hợp đồng thương mại ( Sale Contract )
  • Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng
  • Chứng nhận xuất xứ ( C/O )nếu có
  • Catalog ( nếu có )

Đăng ký kiểm tra chất lượng nồi cơm điện

Nồi cơm điện là mặt hàng cần phải kiểm tra chất lượng theo thông tư 3810/QĐ-BKHCN dựa theo trang web một cửa quốc gia. Quy trình đăng ký kiểm tra chất lượng bao gồm như sau:

  • Bước 1: tạo tài khoản trên trang web thủ tục một cửa https://vnsw.gov.vn/ và thực hiện theo các thông tin có sẵn trong đó.
  • Bước 2: Lấy mẫu và kiểm tra chất lượng

Sau khi có hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng thì hải quan có thể thông quan được hàng hóa sau khi lấy mẫu ( việc lấy mẫu có thể lấy ngay tại cảng hoặc nhà kho nhập khẩu )

Mẫu sau đó sẽ được đưa đi kiểm tra chất lượng, thông thường sau 2-3 ngày sẽ có kết quả kiểm tra.

  • Bước 3: Nhận kết quả và tải kết quả lên trang web một cửa quốc gia

Sau khi có kết quả kiểm tra chất lượng, bên nhập khẩu hàng hóa hoặc đơn vị kiểm tra có thể tải kết quả lên hệ thống một cửa quốc gia. Sau khi có kết quả, Chi cục tiêu chuẩn đo lường sẽ chấp nhận hoặc từ chối hồ sơ đăng ký.

Quy trình nhập khẩu nồi cơm điện

 Quy trình nhập khẩu dựa theo các bước cơ bản như sau:

  • Bước 1: Khai tờ khai hải quan

Sau khi có đầy đủ giấy tờ cũng như chứng từ nhập khẩu như hợp đồng, hóa đơn thương mại, danh sách đóng gói,… và xác định được mã HS của sản phẩm nồi cơm điện. Sau đó có thể tiến hành khai báo thông tin lên hệ thống khai báo hải quan trên phần mềm

  • Bước 2: Mở tờ khai hải quan

Sau khi khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Sau khi có luồng tờ khai thì mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để làm tờ khai. Tùy theo các luồng đỏ, vàng và xanh để thực hiện các bước mở tờ khai khác nhau.

  • Bước 3: Thông quan tờ khai hải quan

Sau khi kiểm tra xong hồ sơ nếu như không còn bất cứ thắc mắc gì thì sẽ được cán bộ chi cục hải quan chấp nhận thông quan cho tờ khai. Sau đó, bên phía nhập khẩu nồi cơm điện có thể tiến hành đưa hàng hóa về kho bảo quản.

  • Bước 4: Mang hàng hóa về kho 

Sau khi thông quan thì sẽ tiến hành thanh lý tờ khai và làm thủ tục cần thiết để đưa hàng hóa về kho. 

Lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện

Khi làm thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện hàn quốc, thái lan,.. thì cần phải chú ý đến những điều như sau

  • Hàng hóa sau khi thông quan phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước
  • Nồi cơm điện đã qua sử dụng nằm trong danh mục cấm nhập khẩu về Việt Nam
  • Nồi cơm điện khi làm thủ tục nhập khẩu thì phải tiến hành làm kiểm tra chất lượng và dán nhãn năng lượng
  • Linh kiện và các loại phụ tùng khác của nồi cơm điện không cần phải làm kiểm tra chất lượng và dán nhãn năng lượng khi nhập khẩu hàng hóa
thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản cũng như các lưu ý khi tiến hành làm thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện về Việt Nam. Nếu như khách hàng còn có bất kỳ thắc mắc về thủ tục nhập khẩu hay có như cầu sử dụng dịch vụ tại OZ Freight chúng tôi thì hãy nhanh chóng liên hệ với số hotline của chúng tôi để có thể được đội ngũ chăm sóc khách hàng của chúng tôi giải đáp các thắc mắc cũng như tư vấn cho khách hàng các dịch vụ của chúng tôi phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Bài viết liên quan: thủ tục hải quan là gì?

Những yếu tố nào cần cân nhắc khi lựa chọn nhà cung cấp

Khi lựa chọn nhà cung cấp, hãy cân nhắc uy tín, chất lượng sản phẩm, giá cả cạnh tranh, khả năng cung ứng đáp ứng nhu cầu và hỗ trợ dịch vụ sau bán hàng.

Các bước nào cần thực hiện để hoàn tất nhập khẩu nồi cơm điện?

Bước 1: Tìm nhà cung cấp phù hợp; Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ hải quan bao gồm hóa đơn thương mại, chứng từ vận chuyển, giấy phép nhập khẩu; Bước 3: Nộp thuế nhập khẩu và các khoản phí liên quan; Bước 4: Hoàn tất kiểm dịch và thông quan hàng hóa.

Làm thế nào để đảm bảo chất lượng nồi cơm nhập khẩu?

Để đảm bảo chất lượng nồi cơm điện, hãy chọn nhà cung cấp uy tín, yêu cầu kiểm tra chất lượng trước khi giao hàng, và áp dụng các biện pháp bảo quản thích hợp trong quá trình vận chuyển.

Đánh giá post