Thủ tục nhập khẩu máy móc mới

Hiện nay có rất nhiều máy móc được nhập khẩu từ thị trường nước ngoài như Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,… để phục vụ nhu cầu của người dùng. Vậy thủ tục nhập khẩu máy móc mới này có khó không? Thuế suất nhập khẩu bao nhiêu? Hãy cùng thutucxuatnhapkhau.com đi tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

Về chính sách mặt hàng

Máy móc được hiểu là loại đã được lắp ráp thành một chiếc hoàn chỉnh gồm các bộ phận, chi tiết có liên kết với nhau để vận hành và chuyển động theo mục đích thiết kế.

Thủ tục nhập khẩu máy móc mới

Có 2 loại máy móc được nhập khẩu chủ yếu vào Việt Nam là máy móc mới 100% và máy móc đã qua sử dụng.

Máy móc mới 100% là loại máy được sản xuất có đầy đủ tem mác, chưa được sử dụng lần nào. Hàng này khi nhập khẩu không thuộc trong danh mục hàng hóa cấp nhập khẩu nên doanh nghiệp khẩu khẩu bình thường. Tùy thuộc vào mỗi loại máy sẽ có quy định chính sách nhập khẩu cụ thể.

Máy móc đã qua sử dụng để nhập khẩu vào Việt Nam thì cần kiểm tra tuổi thọ của máy móc không được quá 10 năm. Việc xác định tuổi thọ của máy móc doanh nghiệp phải đăng ký ở các trung tâm có thẩm quyền. Trường hợp tuổi thọ của máy quá 10 thì sẽ bị cấm nhập khẩu

Phân loại máy móc mới nhập khẩu

Máy móc mới nhập khẩu sẽ phân thành 2 loại

  • Máy móc mới không thuộc mặt hàng quản lý chuyên ngành thì doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu bình thường
  • Máy móc mới nhập khẩu thuộc mặt hàng quản lý chuyên ngành của các Bộ thì cần phải làm kiểm tra chất lượng theo quy định của Bộ đó

Dưới đây là một số thông tư các mặt hàng thuộc quản lý chuyên ngành của các Bộ, các bạn có thể tham khảo để xem mặt hàng máy móc mình nhập khẩu có nằm trong đó không?

Bộ Khoa học và Công nghệ: Quyết định 3482/QĐ-BKHCN ngày 08/12/2017

Bộ Giao thông vận tải: Thông tư 41/2018/TT-BGTVT ngày 30/07/2018

Bộ Công Thương: Văn bản hợp nhất 13/VBHN-BCT ngày 22/02/2018

Bộ Thông tin và Truyền thông: Quyết định 2261/QĐ-BTTTT ngày 28/12/2018

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Thông tư 14/2018/TT-BNNPTNT ngày 29/10/2018

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: Thông tư 22/2018/TT-BLĐTBXH ngày 06/12/2018

Mã hs code máy móc mới

Khi nhập khẩu bất cứ một mặt hàng nào bạn đều cần phải xác định được mã hs code của mặt hàng đó. Để xác định được mã hs code chính xác cần phải dựa vào tên gọi, cấu tạo và công dụng của mặt hàng đó.

Thủ tục nhập khẩu máy móc mới

Mặt hàng máy móc các bạn có thể tham khảo chương 84 và chương 85

Chương 84: Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy và thiết bị cơ khí; các bộ phận của chúng

Chương 85: Máy điện và thiết bị điện và các bộ phận của chúng; máy ghi và tái tạo âm thanh, máy ghi và tái tạo hình ảnh và âm thanh truyền hình, bộ phận và phụ kiện của các loại máy trên

Nếu bạn chưa tra được mã hs code hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chính xác nhất.

Thuế nhập khẩu máy móc mới

Thuế nhập khẩu thông thường từ 4.5-37.5%

Thuế nhập khẩu ưu đãi từ 0-20%

Thuế nhập khẩu từ Trung Quốc có CO form E từ 0-5%

Thuế VAT: 10%

Dán nhãn mác hàng máy móc nhập khẩu

Căn cứ vào Nghị định 128/2020/NĐ-CP thì việc dán nhãn mác hàng hóa nhập khẩu là bắt buộc. Việc dán nhãn nhằm mục đích để quản lý hàng hóa, xác minh nguồn gốc và đơn vị chịu trách nhiệm về nhập khẩu hàng hóa. Nội dung dãn nhãn mác bao gồm:

Tên và địa chỉ nhà sản xuất;

Tên và địa công ty xuất khẩu;

Tên và địa chỉ công ty nhập khẩu;

Tên hàng hóa và thông tin của hàng hóa;

Xuất xứ hàng hóa.

Các thông tin trên cần phải được thể hiện bằng tiếng anh, nếu sử dụng ngôn ngữ khác thì cần phải có thêm bản dịch thuật.

Việc dãn nhãn hàng hóa rất quan trọng, bạn có thể dán bên ngoài các kiện hàng và những vị trí dễ dàng nhìn thấy nhất. Nếu thiếu nhãn mác doanh nghiệp của bạn sẽ bị phạt hành chính thậm chí có thể không được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.

Thủ tục nhập khẩu máy móc mới

Máy móc mới khi nhập khẩu sẽ phân làm 2 loại do vậy thủ tục nhập khẩu cũng sẽ có 2 loại.

Đối với máy móc mới 100% không thuộc trong danh mục quản lý chuyên ngành của các Bộ thì doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu bình thường.

Bộ hồ sơ làm thủ tục hải quan bao gồm:

Hợp đồng ngoại thương (Sales contract)

Hóa đơn thương mại (Invoice)

Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list)

Vận đơn (Bill of lading)

Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Original)

Catalog (nếu có)

Đối với máy móc mới 100% nhưng thuộc Danh mục quan lý chuyên ngành của các Bộ thì khi nhập khẩu phải làm kiểm tra chất lượng. Hồ sơ kiểm tra chất lượng bao gồm:

Hợp đồng ngoại thương (Sales contract)

Hóa đơn thương mại (Invoice)

Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list)

Vận đơn (Bill of lading)

Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Original)

Giấy chứng nhận chất lượng (Certificate of quanity)

Catalog

Bản giới thiệu, các tài liệu kỹ thuật của máy móc

Các bạn làm hồ sơ xong và tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng trực tuyến trên trang hệ thống thông tin một cửa quốc gia qua trang web https://vnsw.gov.vn/

Hồ sơ làm thủ tục hải quan

Sau khi đã chuẩn bị xong bộ hồ sơ, doanh nghiệp tiến hành khai báo hải quan và đợi kết quả phân luồng trên hệ thống hải quan rồi tiến hành làm thủ tục để có thể rút hàng.

Nếu tờ khai của bạn được phân luồng xanh thì có thể thông quan luôn

Nếu tời khai luồng vàng thì cần kiểm tra hồ sơ xong thì mới có thể thông quan.

Nếu tờ khai luồng đỏ thì cần phải tiến hành kiểm tra hồ sơ và kiểm hóa thực tế hàng hóa

Tiếp theo bạn chỉ cần nộp thuế và tiến hành kéo hàng về kho như bình thường.

Đối với máy móc mới 100% thuộc danh mục quản lý chuyên ngành của các Bộ thì cần đợi có kết quả kiểm tra chất lượng thì mới có thể mang hàng ra thị trường để lưu thông.

Trên đây là bài viết về thủ tục nhập khẩu máy móc mới, nếu các bạn đang cần nhập khẩu máy móc nhưng chưa rõ thủ tục thì hãy liên hệ với OZ Việt Nam qua hotline: 0972433318 để được tư vấn thủ tục và phương án vận chuyển phù hợp nhất.

Đánh giá post