Xe đạp điện đã không còn xa lạ với người Việt Nam, đặc biệt là học sinh sinh viên nữa. Với tính thân thiện, dễ sử dụng và chi phí hợp lý là lý do khiến xe đạp điện này càng phổ biến.
Động cơ điện là phụ kiện không thể thiếu để xe đạp điện có thể vận hành. Vậy thủ tục nhập khẩu động cơ xe đạp điện như thế nào? Trước hết, chúng ta sẽ tìm hiểu một chút về động cơ xe điện.
Động cơ xe đạp điện là gì?
Động cơ xe đạp điện là loại động cơ điện hay motor điện (thường là 3 pha). Chúng được cấu tạo bởi 2 phần chính là vỏ và phần lõi. Khi dòng điện chạy qua sẽ khiến cho motor quay từ đó sinh ra công suất giúp xe có thể di chuyển được.
Thường thì động cơ sẽ được gắn ở bánh sau và được điều khiển bởi board mạch điều khiển. Nhưng ko phải chỉ cần có động cơ là xe đạp điện có thể chạy được mà cần thêm một số bộ phận như sau:
– Bộ điều khiển động cơ, dây nối dài
– Bộ tay ga, bình ắc quy
– Bộ đèn khóa điện,….
Mã HS code của động cơ xe đạp điện và thuế nhập khẩu
Mã HS code của động cơ xe đạp điện là 85013140. Hàng hóa thuộc nhóm hàng có khả năng gây mất an toàn thuộc BGTVT theo thông tư 41/2018/TT-BGTVT
- Thuế nhập khẩu thông thường là: 30%
- Thuế nhập khẩu ưu đãi là: 20%
- Thuế GTGT VAT là: 8%
- Thuế nhập khẩu động cơ xe đạp điện từ Trung Quốc có CO form E là 5%
- Thuế nhập khẩu động cơ xe đạp điện từ Hàn Quốc có CO form AK là 0%
- Thuế nhập khẩu động cơ xe đạp điện từ Nhật Bản có CO form VJ là 30%
– Xem thêm: nhập khẩu hàng hóa
Thủ tục nhập khẩu động cơ xe đạp điện
Quy trình nhập khẩu động cơ xe đạp điện
Bước 1: Truyền tờ khai Hải quan
Khi có có giấy báo hàng đến doanh nghiệp sẽ truyền tờ khai Hải quan để lấy số tờ khai. Trường hợp doanh nghiệp chưa khai báo Hải quan lần nào cần đăng ký ECUS
Bước 2: Đăng ký đăng kiểm đối với động cơ xe điện
Sau khi có tờ khai Hải quan, doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ gồm:
– Bản đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với động cơ xe điện)
– Hợp đồng thương mại (Sales Contract)
– Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
– Phiếu đóng gói hàng hóa chi tiết (Packing List)
– Vận đơn (Bill of Lading)
– Tờ khai Hải quan
Khi đã chuẩn bị toàn bộ chứng từ doanh nghiệp sẽ đăng ký hồ sơ trên cổng thông tin một cửa. Hồ sơ sau đó sẽ được phê duyệt và cấp số đăng ký.
Sau khi có kết quả đăng ký từ cục đăng kiểm, doanh nghiệp nộp bản đăng ký cho Hải quan và làm thủ tục đưa hàng về kho bảo quản.
Bước 3: Kiểm định hàng hóa
Hàng hóa khi đã được đưa về kho bảo quản, doanh nghiệp chưa được phép lưu hành trên thị trường luôn. Doanh nghiệp chủ động gọi cán bộ của cục Đăng kiểm xuống thực tế kho bảo quản kiểm tra hàng hóa. Sau đó, cán bộ lấy mẫu động cơ về kiểm định chất lượng
Trường hợp mẫu test đạt chuẩn theo QCVN 75:2014/BGTVT, doanh nghiệp nộp lại kết quả cho Hải quan và thông quan lô hàng. Đối với lô hàng không đạt có thể phải tái xuất.
Bước 4: Dán tem phụ và lưu thông hàng hóa trên thị trường
Dán xong tem phụ là đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu động cơ xe đạp điện. Doanh nghiệp có thể lưu hành hàng hóa trên thị trường.
Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết, hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về thủ tục nhập động cơ xe đạp điện . Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ hotline: 0972433318 để được tư vấn chi tiết hoặc để lại comment.
Liên hệ nhà cung cấp dịch vụ thủ tục nhập khẩu OZ việt nam
- Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại quốc tế Oz Việt Nam
- Địa chỉ: Số 8 ngõ 162 Nguyễn Văn Cừ, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội
- Điện thoại: 0972433318
- Email: xnkngantin@gmail.com