Để nhập khẩu được dây cáp thép bạn cần phải biết rõ thành phần cấu tạo, kích thước chi tiết cụ thể, cũng như công dụng của chúng để làm gì,…. Có rất nhiều doanh nghiệp đã nhập khẩu về nhưng bị hải quan áp sang mã khác. Vậy thủ tục nhập khẩu dây cáp thép thế nào? Hãy cùng OZ Freight đi tìm hiểu ở bài viết này nhé!
Chính sách thủ tục nhập khẩu dây cáp thép
Mặt hàng dây cáp thép mới 100% không thuộc diện cấm nhập khẩu hay nhập khẩu có điều kiện quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ nên bạn có thể làm thủ tục nhập khẩu hàng dây cáp thép như hàng hóa thông thường khác.
HS code của dây cáp thép nhập khẩu
Để xác định mã Hs Code cần phải dựa vào tính chất cấu tạo. Người ta sẽ phân các mặt hàng thành nhiều loại tương ứng với các mã Hs Code khác nhau.Với mặt hàng dây cáp thép các banjc ó thể tham khảo:
Phân nhóm 7321: Dây bện tao, thừng, cáp, băng tết, dây treo và các loại tương tự, bằng sắt hoặc thép, chưa cách điện.
Thuế nhập khẩu của dây cáp thép
- Thuế nhập khẩu thông thường: 4,5-7,5%
- Thuế nhập khẩu ưu đãi: 3-5%
- Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biêt có CO form E: 0%
- Thuế VAT: 10%
Thủ tục nhập khẩu dây cáp thép về Việt Nam
Mặt hàng dây cáp thép thuộc sự quản lý của Bộ Giao Thông vận tải. Tùy vào từng mã Hs Code của dây cáp thép mà bạn sẽ cần phải làm chứng nhận hoặc công bố hợp quy. T
Căn cứ Điều 16, Điều 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài Chính , chứng từ nhập khẩu gồm:
- Hóa đơn thương mại – Commercial Invoice
- Phiếu đóng gói – Packing List
- Vận đơn – Bill of lading
- C/O
- Hợp đồng ngoại thương – Sales contract
- Chứng nhận hợp quy (nếu có)
Quy trình làm thủ tục hải quan nhập khẩu dây cáp thép
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ khách hàng cung cấp : Hợp đồng, Invoice, Packing list, Bill of Lading, Thông báo hàng đến, C/O …hỗ trợ chỉnh sửa chứng từ khi phát hiện bộ chứng từ chưa phù hợp
Bước 2 : Tư vấn HS code mặt hàng khách hàng đang nhập cho phù hợp với quy định
Bước 3: Truyền tờ khai nháp có thể hiện tiền thuế khách hàng phải nộp lên phần mềm Vnaccs và gửi cho khách hàng kiểm tra
Bước 4: Chuẩn bị bộ chứng từ hoàn chỉnh để khai báo lên hệ thống hải quan điện tử
Bước 5 : Giao nhận nộp tờ khai cho hải quan kiểm tra tại cảng, khu công nghiệp hoặc sân bay
Bước 6: Hoàn thành thủ tục thông quan hàng và thông báo thời gian giao hàng cho khách
Bước 7: Tập hợp toàn bộ chứng từ, phát hành hóa đơn để khách hàng thanh toán.
Trên đây là bài viết về thủ tục nhập khẩu dây cáp thép, nếu các bạn còn thắc mắc gì hãy comment dưới bài viết hoặc liên hệ tới hotline: 0972433318 để OZ Freight tư vấn chi tiết cho các bạn.
Công ty cổ phần Dịch vụ và Thương mại quốc tế Oz Việt Nam
Địa chỉ: Số 8 ngõ 162 Nguyễn Văn Cừ, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội
Sđt: 0972433318
Website: https://ozfreight.com/