Thủ tục nhập khẩu băng tải chi tiết

Cho tới hiện tại công năng của băng tải đối với đời sống và sản xuất là không thể bàn cãi. Việc vận dụng băng tải (thang cuốn) giúp cuộc sống của chúng ta trở nên dễ dàng hơn hay giúp bộ máy sản xuất được vận hành trơn tuột hơn. Bởi thế mà thang cuốn ngày càng được nhập khẩu và đưa vào sử dụng nhiều hơn. Vậy thủ tục nhập khẩu băng tải như thế nào? Chúng ta cần làm những thủ tục gì để nhập khẩu băng tải.

Một số thông tin về băng tải

Băng tải hay còn được hiểu là một máy cơ khí dùng để vận chuyển các đồ vật từ điểm này sang điểm khác, từ vị trí A sang vị trí B. Băng tải được sử dụng cho 2 mục đích chính là dùng cho sản xuất và dùng cho vận chuyển người.

Với loại băng tải dùng cho sản xuất (hay còn gọi là băng chuyền) để vận chuyển hàng hóa như: đá, cát, gạo,… thì nhập khẩu như các mặt hàng thông thường

Còn với băng tải, băng chuyền dùng để chuyên chở người như là thang cuốn thì phải làm kiểm tra chất lượng theo thông tư số 22/2018/TT-BLĐTBXH.

Mã HS code và thuế nhập khẩu băng tải

Mã HS code và thuế với băng tải vận chuyển hàng hóa

Đối với băng tải vận chuyển hàng hóa các bạn có thể tham khảo mã HS code thuộc chương 4010.

*Băng tải hoặc đai tải:

  • 4010.1100  – – Chỉ được gia cố bằng kim loại
  • 4010.1200  – – Chỉ được gia cố bằng vật liệu dệt
  • 4010.1900  – – Loại khác

Thuế nhập khẩu đối với các mã HS code thuộc chương này là:

– Thuế nhập khẩu thông thường là 7,5%

– Thuế nhập khẩu ưu đãi là 5%

– Thuế giá trị gia tăng (VAT) là 10%

– Thuế nhập khẩu băng tải từ Trung Quốc có C/O Form E là 0%

– Thuế nhập khẩu băng tải từ Hàn Quốc có C/O Form AK là 0%

Thủ tục nhập khẩu băng tải dùng trong nhà máy

Mã HS code và thuế đối với băng tải vận chuyển người (thang cuốn)

Mã HS code thang cuốn các bạn có thể tham khảo các mã sau:

84281031- – -Để chở người

84281039- – – Loại khác

Thuế nhập khẩu đối với các mã HS code nhóm này là:

– Thuế nhập khẩu thông thường là 15%

– Thuế nhập khẩu ưu đãi là 10%

– Thuế giá trị gia tăng (VAT) là 10%

– Thuế nhập khẩu thang cuốn từ Trung Quốc có C/O Form E là 0%

– Thuế nhập khẩu thang cuốn từ Hàn Quốc có C/O Form AK là 0%

THỦ TỤC NHẬP KHẨU BĂNG CHUYỀN

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu băng tải

Như đã nêu ở phần đầu bài viết thì thang cuốn sẽ phải làm thêm bước kiểm tra chất lượng còn băng tải thì không. Vậy thủ tục nhập khẩu băng tải doanh nghiệp chỉ cần thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị bộ chứng từ hải quan

Doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ chứng từ bao gồm:

– Hợp đồng thương mại (Sales contract)

–  Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)

–  Phiếu đóng gói hàng hóa chi tiết (Packing list): 1 bản chụp

–  Vận tải đơn (Bill of Lading): bản gốc hoặc bản chụp

–  Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O): bản chụp của các tổ chức cá nhân nhập khẩu.

Sau khi có đầy đủ bộ chứng từ và nhận được thông báo hàng tới (AN) từ hãng tàu doanh nghiệp tiến hành khai báo Hải quan

Bước 2: Khai báo và làm thủ tục Hải quan

Sau khi đã đầy đủ bộ chứng từ doanh nghiệp truyền tờ khai Hải Quan. Lô hàng sẽ được phân luồng tự động (xanh, vàng, đỏ) trên hệ thống.

Với luồng xanh, doanh nghiệp gửi lại Hải quan tiếp nhận hồ sơ bản scan và thông quan hàng hóa

Với luồng vàng, doanh nghiệp nộp lại bộ chứng từ gốc và thông quan hàng hóa

Với luồng đỏ, doanh nghiệp bị yêu cầu kiểm hóa lô hàng và chịu sự giám sát của Hải Quan kiểm hóa.

Trên đây là bài viết về Thủ tục nhập khẩu băng tải, nếu các bạn cần nhập khẩu mà chưa rõ thủ tục cũng như có thắc mắc vui lòng comment dưới bài viết hoặc liên hệ tới hotline: 0972433318 để Oz Việt Nam giải đáp giúp kịp thời tới các bạn.

  • Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại quốc tế Oz Việt Nam
  • Địa chỉ:  Số 57, ngõ 481 Ngọc Lâm , P. Ngọc Lâm, Q. Long Biên, TP. Hà Nội.
  • Điện thoại: 0972433318
  • Email: xnkngantin@gmail.com
Đánh giá post