MSDS (Materiak Safety Data Sheet) là gì?

MSDS Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (tiếng Anh viết tắt MSDS từ Material Safety Data Sheet). Là một dạng văn bản chứa các dữ liệu liên quan đến các thuộc tính của một hóa chất. Nó được đưa ra để cho những người cần phải tiếp xúc hay làm việc với hóa chất đó. Các trình tự để làm việc một cách an toàn khi bị ảnh hưởng của nó.

Tóm lại MSDS sẽ giúp cho chúng ta hiểu rõ được tính chất của hóa chất. Từ đó để có thế tự phòng tránh nhiễm độc, tai nại khi tiếp xúc với chúng. Hoặc phòng trường hợp xảy ra rủi ro thì sẽ có cách giải quyết nhanh chóng

MSDS là gì?
MSDS

Nội Dung của MSDS

MSDS (Material safety data sheet)

Bản MSDS

Một bản MSDS (bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất) gồm:

  Thông tin sản phẩm:

  • Tên gọi sản phẩm, tên gọi hóa học và các tên gọi khác cũng như các số đăng ký CAS,…

Tính chất vật lý của sản phẩm:

  • Các thuộc tính lý học của hóa chất như biểu hiện bề ngoài, màu sắc, mùi vị, tỷ trọng riêng. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, điểm bắt lửa, điểm nổ, điểm tự cháy, độ nhớ. Tỷ lệ bay hơi, áp suất hơi, thành phần phần trăm cho phép trong không khí. Khả năng hòa tan trong các dung môi như nước, dung môi hữu cơ v.v

Các dữ liệu về phản ứng:

  • Thành phần hóa học, công thức và các phản ứng hóa học với các hóa chất khác.

Thành phần độc hại:

  • Độc tính và các hiệu ứng xấu lên sức khỏe con người. Chẳng hạn tác động xấu tới mắt, da, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa. Tới khả năng sinh sản cũng như khả năng gây ung thư hay gây dị biến, đột biến gen. Các biểu hiện và triệu chứng ngộ độc cấp tính và kinh niên.

Nguy cơ cháy nổ:

  • Các nguy hiểm chính về cháy nổ, tác động xấu lên sức khỏe người lao động và nguy hiểm về phản ứng.

Biện pháp phòng ngừa:

  • Thiết bị bảo hệ lao động cần sử dụng khi làm việc với hóa chất.
  • Quy trình thao tác khi làm việc với hóa chất.
  • Trợ giúp y tế, khẩn cấp khi ngộ độc hay bị tai nạn trong khi sử dụng hóa chất.
  • Các điều kiện tiêu chuẩn để lưu giữ, bảo quản hóa chất trong kho. Cũng như các điều kiện cần tuân thủ khi tiếp xúc với hóa chất.
  • Phương pháp xử lý phế thải có chứa hóa chất đó. Cũng như xử lý kho tàng theo định kỳ hay khi bị rò rỉ hóa chất ra ngoài môi trường.
  • Các thiết bị, phương tiện và trình tự, quy chuẩn trong phòng cháy-chữa cháy.
  • Các tác động xấu lên thủy sinh vật và môi trường.
  • Khả năng và hệ số tích lũy sinh học (BCF).
  • Các quy định về đóng gói, tem mác và vận chuyển.

Khi nào cần MSDS

Không phải bất cứ hàng hóa nào cũng cần đến giấy chứng nhận MSDS. Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất yêu cầu cung cấp khi hàng hóa mang tính nguy hiểm. Ngoài ra, các sản phẩm dạng bột như thực phẩm chức năng, mỹ phẩm đôi khi cũng cần thực hiện giấy chứng nhận MSDS để kiểm tra về độ an toàn với người sử dụng. Nếu không bản MSDS này thì bên vận chuyển có quyền từ chối không vận chuyển hàng của bạn.

Mục đích của MSDS

– Đưa ra được giải pháp, phương thức vận chuyển phù hợp. Dựa vào bảng MSDS giúp đảm bảo an toàn trong quá trình bốc xếp và dỡ hàng hóa. Cũng như dễ dàng xử lý các sự cố bất ngờ xảy ra.

-Cung cấp các chỉ dẫn và cảnh báo nguy hiểm trong quá trình sử dụng hóa chất. Nếu không tuân thủ các hướng dẫn xử lý trong quá trình thực hiện.

-Đảm bảo các tổ chức sử dụng hóa chất trong môi trường làm việc an toàn. Thiết bị bảo vệ khi tiếp xúc với vật liệu trong quá trình làm việc.

Trách nhiệm của các bên trong MSDS

Thông thường MSDS do nhà sản xuất, nhà phân phối – công ty thương mại,cung cấp để khai báo. MSDS có hiệu lực phải có dấu tròn của công ty sản xuất hoặc công ty phân phối đó. Do đó nếu làm giả MSDS sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Tùy từng mức độ sẽ xử phạt khác nhau, nhẹ thì bị tịch thu nặng hơn thì bị tiêu hủy.

Người xuất khẩu:

Đảm bảo đầy đủ MSDS phù hợp với từng sản phẩm. MSDS không được quá hạn (quá 3 năm trước ngày bán). Cung cấp thông tin độc hại trung thực và chính xác.

Đảm bảo MSDS phải có tại thời điểm hàng được giao hoặc trước khi nhận hàng.

Cung cấp thông tin (thông tin bí mật) cho bất kì bác sĩ mục đích điều trị y tế.

Người nhập khẩu:

Đảm bảo MSDS của nhà cung cấp được lấy từ nhà sản xuất

Các thông tin trong MSDS phải cập nhật thường xuyên. Nếu có thay đổi về hóa chất thì phải cập nhật trước 90 ngày kể từ ngày thay đổi.

Đảm bảo người lao động hiểu rõ được nội dung yêu cầu trong bản MSDS

Có thể tạo bảng dữ liệu cung cấp thêm thông tin hoặc thay đổi. Nhưng không được ít hơn thông tin được cung cấp bởi MSDS của nhà sản xuất.

Người lao động:

Phải hiểu về bảng an toàn hóa chất.

Hiểu các thông tin an toàn và biện pháp phòng ngừa theo chỉ dẫn.

Giúp người lao động phòng ngừa nguy hiểm.

Cách tra cứu MSDS

Bước 1: Truy cập vào trang web  http://www.sciencelab.com/msdsList.php

Bước 2: Bấm tổ hợp phím Ctr +F rồi nhập hóa chất cần tìm.

Bước 3: Tải về và đổi đuôi file thành PDF.

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết, hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về MSDS. Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ hotline: 0972433318 để được tư vấn chi tiết hoặc để lại comment.

Công ty cổ phần Dịch vụ và Thương mại quốc tế OZ Việt Nam

Địa chỉ: Số 8/162 Nguyễn Văn Cừ, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: 0972433318

Email: xnkngantin@gmail.com

Đánh giá post