Thủ tục nhập khẩu phụ tùng xe đạp điện trong năm 2023

Hiện nay, xe đạp điện là một phương tiện quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta , đặc biệt là đối với học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường. Vì vậy, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đều có nhu cầu nhâp khẩu xe đạp điện hay phụ tùng xe đạp điện về để lắp ráp kinh doanh. Vậy thủ tục nhập khẩu linh kiện xe đạp điện để lắp ráp như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài dưới đây của thutucxuatnhapkhau.com để hiểu rõ hơn nhé!

Thủ tục nhập khẩu phụ tùng xe đạp điện
Thủ tục nhập khẩu phụ tùng xe đạp điện
  • Căn cứ vào thông tư số 41/2018/TT-BGTVT
  • Căn cứ vào thông tư số 66/2015/TT-BGTVT
  • Căn cứ vào thông tư số 39/2013/TT-BGTVT
  • Căn cứ vào văn bản hợp nhất số 25/2019/BGTVT

2. Các phụ tùng của xe đạp điện cần phải làm Chứng nhận hoặc Công bố hợp chuẩn hợp quy

Căn cứ vào TT 41/2018/TT-BGTVT thì các phụ tùng sau đây của xe đạp điện thuộc danh mục hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Giao thông vận tải bao gồm:

  • Khung xe gắn máy
  • Gương chiếu hậu xe gắn máy
  • Vành hợp kim xe gắn máy
  • Ắc quy xe đạp điện
  • Đèn chiếu sáng phía trước xe cơ giới
  • Lốp xe gắn máy
  • Động cơ sử dụng cho xe đạp điệp

Những phụ tùng xe đạp điện trên phải làm Chứng nhận hoặc công bố hợp chuẩn hợp quy sau thông quan và trước khi đưa ra thị trường.

2.1 Động cơ sử dụng cho xe đạp điện

Khi nhập khẩu động cơ điện phải cung cấp cho cơ sở thử nghiệm tài liệu kỹ thuật và mẫu thử theo yêu cầu, và cần tuân thủ QCVN 75:2014/BGTVT và thông tư số 40/2014/TT-BGTVT

  • Mã HS: 85.01
  • Doanh nghiệp cần cung cấp cho cơ sở thử nghiệm tài liệu kỹ thuật và mẫu thử:
    • Tài liệu kỹ thuật
image 10
  • Đối với mẫu thử: Mỗi mẫu thử phải phải kèm theo các cụm chi tiết để động cơ điện hoạt động bình thường. Lấy ngẫu nhiên mẫu trong một lô hàng nhập khẩu để thử nghiệm.
image 12
Qui định về số lượng động cơ sử dụng cho xe đạp điện

2.2 Đối với ắc quy xe đạp điện         

Đối với ắc quy sử dụng cho xe đạp điện cần phải căn cứ theo QCVN 76:2014/BGTVT và thông tư số 40/2014/TT-BGTVT

  • Mã HS: 8507
  • Doanh nghiệp cần cung cấp cho cơ sở thử nghiệm tài liệu kỹ thuật và mẫu thử:
    • Tài liệu kỹ thuật:
image 11
  • Số lượng và phương thức lấy mẫu: Lấy mẫu ngẫu nhiên trong một lô hàng nhập khẩu
image 13
Qui định về số lượng mẫu thử đối với ắc quy xe đạp điện

2.3 Đối với khung xe gắn máy

Đối với khung xe gắn máy cần căn cứ theo QCVN 30:2010/BGTVT và thông tư số 36/2010/TT-BGTVT và thử nghiệm theo Quyết định số 58/2007/QĐ-BGTVT ngày 21/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

  • Mã HS: 8714.10.30
  • Khi có yêu cầu đăng ký thử nghiệm, cơ sở nhập khẩu khung xe có trách nhiệm cung cấp các tài liệu kỹ thuật và mẫu thử như sau:
    – Tài liệu kỹ thuật
  • Bản vẽ thiết kế khung xe thể hiện được các kích thước, vật liệu chế tạo và yêu cầu kỹ thuật của khung xe (đối với khung xe nhập khẩu thì yêu cầu bản vẽ kỹ thuật phải ghi vật liệu chế tạo sẽ được thực hiện sau 02 năm kể từ ngày Quy chuẩn này có hiệu lực thi hành);
  • Bản đăng ký thông số kỹ thuật và số khung xe mô tô, xe gắn máy (theo mẫu phụ lục đính kèm).
    – Mẫu thử
  • 01 khung xe thành phẩm đã đóng số khung;
  • 01 khung xe thành phẩm đã đóng số khung có lắp hệ thống treo, hệ thống chuyển động, hệ thống điều khiển và yên xe;
image 14
image 15

2.4 Đối với gương chiếu hậu xe gắn máy

Đối với gương chiếu hậu xe gắn máy cần căn cứ theo QCVN 28:2010/BGTVT và thông tư số 36/2010/TT-BGTVT và thử nghiệm theo Quyết định số 58/2007/QĐ-BGTVT ngày 21/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

  • Mã HS: 7009.10.00
  • Đối với tài liệu kỹ thuật và mẫu thử
    Khi có nhu cầu thử nghiệm, cơ sở sản xuất, tổ chức hoặc cá nhân nhập khẩu
    gương phải cung cấp cho cơ sở thử nghiệm tài liệu kỹ thuật và mẫu thử theo yêu cầu:
    – Yêu cầu về tài liệu kỹ thuật
    Bản vẽ kỹ thuật của gương phải thể hiện các kích thước chính và kèm theo các
    thông số sau:
  • Độ cứng của vỏ bảo vệ bề mặt phản xạ gương;
  • Bán kính cong của bề mặt phản xạ gương;
  • Hệ số phản xạ của bề mặt phản xạ gương;
  • Đường kính vòng tròn nội tiếp bề mặt phản xạ gương;
  • Kích thước hình chữ nhật ngoại tiếp bề mặt phản xạ gương;
  • Diện tích bề mặt phản xạ;
  • Bán kính cong của mép vỏ bảo vệ bề mặt phản xạ gương.
    – Mẫu thử
    04 mẫu thử cho mỗi kiểu gương cần thử nghiệm.

2.5 Đối với vành hợp kim xe gắn máy

Đối với gương chiếu hậu xe gắn máy cần căn cứ theo QCVN 46:2012/BGTVT và thông tư số 55/2012/TT-BGTVT và thử nghiệm theo Thông tư số 45/2012/TT-BGTVT.

  • Mã HS: 8714.10.50
  • Đối với tài liệu kỹ thuật và mẫu thử

– Yêu cầu về tài liệu kỹ thuật bao gồm:

  • Bản vẽ kỹ thuật của vành hợp kim;
  • Bản đăng ký thông số kỹ thuật thể hiện các thông tin sau đây:
  • Sử dụng cho loại lốp có săm hay không săm;
  • Ký hiệu kích cỡ lốp lớn nhất có thể lắp cho vành hợp kim thử nghiệm;
  • Áp suất lốp;
  • Vị trí lắp trên xe;
  • Tải trọng cho phép lớn nhất tác dụng lên vành;
  • Sử dụng cho xe hai bánh hay ba bánh.
    – Mẫu thử
    04 mẫu thử bao gồm: 01 mẫu vành hợp kim và 03 mẫu vành hợp kim có lắp
image 16

2.6 Lốp xe gắn máy

Đối với gương chiếu hậu xe gắn máy cần căn cứ theo QCVN 36:2010-/BGTVT và thông tư số 39/2010/TT-BGTVT và kiểm tra, thử nghiệm theo Quyết định số 58/2007/QĐ-BGTVT

  • Mã HS: 4011.40.00
  • Yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật và mẫu thử:

– Tiêu chuẩn kỹ thuật, bản vẽ phải thể hiện được các nội dung dưới đây:

+ Tên hoặc nhãn hiệu thương mại;

Ký hiệu kích cỡ lốp như quy định ở 1.3.16 của quy chuẩn này;

+ Loại sử dụng: thông thường, đặc biệt, đi trên tuyết hoặc cho xe máy;

Cấu trúc: lớp mành chéo, chéo có đai, hướng tâm;

Cấp tốc độ;

+ Chỉ số khả năng chịu tải của lốp;

+ Lốp là loại có sử dụng hoặc không sử dụng săm;

+  Lốp “thông thường” hay “gia cường”;

Các kích thước tổng: chiều rộng tổng của mặt cắt ngang và đư­ờng kính tổng;

+ Vành sử dụng để lắp lốp;

+ Vành thử;

 + Áp suất thử;

+ Hệ số X được nêu tại 1.3.19;

Tốc độ lớn nhất cho phép do nhà sản xuất quy định và khả năng chịu tải ứng với tốc độ lớn nhất đó nếu là các lốp được xác định bằng chữ “V” trong quy định về kích thước và phù hợp với tốc độ trên 240 km/h hoặc đối với lốp được xác định bằng chữ “Z” trong quy định  về kích thước và phù hợp với tốc độ trên 270 km/h;

+Bản vẽ hoặc ảnh chụp mẫu vân lốp (Bản vẽ lốp đã bơm căng và lắp vào vành có kích th­ước tương ứng).

Yêu cầu về mẫu thử

Số mẫu thử là 04 mẫu, đã được lắp đầy đủ cả vành săm (nếu có), trục bánh xe.

2.7 Đối với đèn chiếu sáng phía trước xe cơ giới

Đối với đèn chiếu sáng phía trước xe cơ giới cần căn cứ theo QCVN 35:2017/BGTVT và thông tư số 31/2017/TT-BGTVT.

  • Mã HS: 8512.20

Yêu cầu về tài liệu kỹ thuật

– Tài liệu kỹ thuật của đèn phải gồm các thông tin sau đây:

+Đèn dùng để chiếu gần và chiếu xa hay chỉ một trong hai chức năng này;

+ Đèn được thiết kế phù hợp với luật giao bên phải, trái hay cả hai;

+ Công suất danh định của bóng đèn;

+ Điện áp danh định của bóng đèn;

+ Điện áp thử nghiệm;

+ Chùm sáng chiếu gần đối xứng hay không đối xứng;

+ Loại đèn khi thử nghiệm theo Phụ lục H (A hoặc B hoặc C hoặc D ; E);

+ Loại đèn khi thử nghiệm theo Phụ lục G (A hoặc B);

+ Các bản vẽ đủ chi tiết để nhận biết được kiểu loại đèn.

–  Yêu cầu mẫu thử: 03 mẫu thử cho mỗi kiểu loại đèn cần thử nghiệm để chứng nhận chất lượng kiểu loại trong đó:

+ Thử nghiệm đặc tính quang học và màu sắc ánh sáng: 01 mẫu đèn hoàn chỉnh gồm kính đèn, gương phản xạ và nguồn sáng;

+ Thử nghiệm tính ổn định đặc tính quang học: 02 mẫu đèn hoàn chỉnh gồm kính đèn, gương phản xạ và nguồn sáng;

+ Phụ kiện kèm theo để đảm bảo đèn hoạt động ổn định.

3. Thủ tục nhập khẩu

3.1 Hồ sơ thủ tục nhập khẩu

  • Hợp đồng thương mại – Sale contract
  • Hóa đơn thương mại – Invoice
  • Phiếu đóng gói hàng hóa – Packing list
  • Vận đơn – Bill of Lading
  • Giấy chứng nhận xuất xứ – C/O (nếu có)
  • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu và tờ khai trị giá hàng hóa

3. 2 Thủ tục kiểm tra chất lượng

– Cách thức nộp hồ sơ

Cơ sở cần lập 01 bộ hồ sơ đăng ký theo quy định Đăng ký hồ sơ kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật Xe trên trang hệ thống một của quốc gia https://vnsw.gov.vn/

– Mở tờ khai hải quan và làm thủ tục thông quan cho hàng xe đạp điện

Khai báo hải quan kèm số đăng ký kiểm định trên phần mềm Ecus5Vnaccs. Đăng ký mang hàng về kho bảo quản. Đồng thời lên hệ thống cập nhật thông tin địa điểm, ngày giờ để cục Đăng Kiểm tới kiểm tra trụ sở.

– Thử nghiệm và làm kiểm định

Mang mẫu lên Cục Đăng kiểm tiến hành kiểm tra và nộp lệ phí.

– Lấy kết quả Báo cáo thử nghiệm

Sau khoảng từ 20-25 ngày có kết quả thử nghiệm doanh nghiệp cần chuẩn bị một bộ sơ xin cấp giấy chứng nhận bao gồm:

  • Công văn đề nghị thử nghiệm cấp giấy chứng nhận
  • Bản đăng ký thông số Kỹ thuật
  • Bản chính Báo cáo kết quả thử nghiệm Xe của Cơ sở thử nghiệm
  • Bản mô tả quy trình công nghệ sản xuất, lắp ráp và kiểm tra chất lượng Xe
image 18

Trên đây là bài viết về Thủ tục nhập khẩu phụ tùng xe đạp điện, nếu các bạn có thắc mắc hãy comment dưới bài viết hoặc gọi tới hotline: 0972433318 để OZ Freight tư vấn chi tiết hơn.

Đánh giá post