Cảng biển là gì ? Tiềm năng của cảng biển tại Việt Nam

Cảng biển là gì? Và các thông tin về cảng biển hiện nay là điều mà các nhà xuất nhập khẩu hàng hóa đang quan tâm đến vì việc giao thương, buôn bán hàng hóa giữa các quốc gia trên thế giới đang ngày càng được đẩy mạnh thông qua con đường vận chuyển đường biển qua các cảng biển. Vậy cảng biển là gì? Hãy cùng OZ Logistics chúng tôi nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này.

Cảng biển là gì
Cảng biển là gì?

Khái quát về cảng biển và cảng biển tại Việt Nam

Dựa vào Khoản 1 điều số 73 của bộ luật Hàng Hải Việt Nam được nêu ra vào năm 2015 thì : Cảng biển là khu vực bào gồm vùng cảng và nước cảng, được xây dựng các loại kết cấu hạ tầng, lắp đặt các trang thiết bị cho tàu thuyền chở hàng đến, rời cảng để bốc dỡ hàng hóa hoặc đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác. Cảng biển có một hoặc nhiều bến cảng và bến cảng có một hoặc nhiều cầu cảng.

Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài hơn 3260 km, có nhiều các cảng biển lớn nhỏ phục vụ cho nhu cầu vận chuyển hàng hóa trong và ngoài nước. Dưới đây là một số cảng biển lớn và quan trọng tại Việt Nam:

  • Cảng Sài Gòn ( Thành phố Hồ Chí Minh ): là một trong những cảng biển lớn nhất tại Việt Nam, xử lý hàng triệu TEU hàng năm. Cảng này là trung tâm lưu thông hàng hóa quan trọng của Việt Nam
  • Cảng Đà Nẵng: Nằm ở trung tâm Việt Nam và phục vụ cả hàng không và hàng hải. Đây cũng là một điểm kết nối quan trọng giữa nguồn hàng hóa Bắc – Nam của Việt Nam.
  • Cảng Hải Phòng: Là cảng lớn thứ hai sau cảng Sài Gòn phục vụ cho việc kết nối hàng hóa của miền Bắc và các khu vực lân cận
  • Cảng Cái Lân ( Quảng Ninh ): Đây là cảng lớn thứ ba tại Việt Nam chủ yếu phục vụ cho việc xuất khẩu than đá
  • Cảng Cái Mép – Thị Vải ( Bà Rịa – Vũng Tàu ): Đây là cảng biển nước sâu chuyên để phục vụ cho các tàu chứa Container lớn và giao dịch xuất nhập khẩu dầu mỏ.

Mỗi cảng đều có vị trí địa lý và chức năng cũng như tiềm năng riêng. Việc đầu tư, nâng cấp và phát triển hạ tầng cảng biển là việc ưu tiên nhất của Việt Nam để nâng cao khả năng cạnh tranh và chất lượng dịch vụ so với các quốc gia khác.

Các tiêu chí để xác định và phân loại cảng biển

Việc xác định một cảng có phải là một cảng biên hay không sẽ dựa vào các tiêu chí như sau:

  • Có vùng nước nối thông ra biển
  • Có điều kiện tự nhiên đáp ứng được việc xây dựng cầu, bến cảng, khu neo đậu, chuyển tải luồng hàng cho tàu biển đến và rời đi
  • Có lợi thế về địa hình thuận lợi cho giao thông vận tải
  • Là đầu mối giao thông thuận lợi cho việc phục vụ việc vận chuyển hàng hóa trong nước; vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu và trung chuyển hàng hóa qua đường biển.

Cảng biển sẽ được phân loại như sau:

  • Cảng biển đặc biệt: Là loại cảng có quy mô lớn để phục vụ cho việc phát triển kinh tế – xã hội của cả nước hoặc liên vùng. Có chức năng trung chuyển hàng hóa qua thị trường quốc tế ra và vào Việt Nam.
  • Cảng biển loại I: Là loại cảng có quy mô lớn phục vụ cho việc phát triển kinh tế – xã hội của cả nước hoặc khu vực
  • Cảng biển loại II: Là loại cảng biển có quy mô vừa, phục vụ cho việc phát triển kinh tế – xã hội của vùng
  • Cảng biển loại III: Là loại cảng biển có quy mô nhỏ đề phục vụ cho việc phá triển kinh tế – xã hội của địa phương

Xem thêm: Danh sách mã cảng biển trên thế giới

Các chức năng chính của cảng biển

Cảng biển có các chức năng như sau:

  • Cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho tàu thuyến đến và rời cảng
  • Cung cấp các phương tiện, thiết bị và nhân lực cần thiết cho thuyền neo đậu, bốc dỡ hàng hóa và đón trả khách
  • Đầu mối kết nối và liên kết hệ thống giao thông đường biển thế giới
  • Là nơi để tàu thuyền trú ẩn, sửa chữa hoặc bảo dưỡng và thực hiện các dịch vụ cần thiết
  • Cung cấp các dịch vụ khác cho tàu thuyền, người và hàng hóa ra vào

Các nội quy cơ bản của cảng biển

Dựa theo nghị định số 58/2017/NĐ-CP thì cảng biển tại Việt Nam có các quy định cơ bản như sau:

  • Nội quy cơ bản của cảng biển bao gồm các quy định về tàu thuyền, công trình hàng hải, an toàn và an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường và các hoạt động khác liên quan đến các hoạt động tại cảng biển và các dịch vụ tại cảng.
  • Cục Hàng hải Việt Nam có quyền phê duyệt các nội quy của cảng biển theo đề nghị của giám đốc Cảng vụ hàng hải và từ ý kiến của các bộ ngành, tổ chức có liên quan
  • Giám đốc Cảng vụ hàng hải ban hành, công bố công kha và tổ chức hướng dẫn cũng như kiểm tra thực hiện theo các nội quy cảng biển theo quy định
  • Tổ chức và cá nhân cũng như tàu thuyền Việt Nam và nước ngoài khi hoạt động trong vùng nước cảng biển, khu vực quản lý của cảng biểnvà khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải Việt Nam có trách nhiệm chấp hành nội quy cơ bản của cảng biển.
istockphoto 1337630450 612x612 1
hệ thống cảng biển nghành cảng biển

Tiềm năng của cảng biển Việt Nam

Việt Nam có đường bờ biển hơn 3260 km và có vị trí địa lý thuận lợi nên có nhiều tiềm năng để phát triển cảng biển, dưới đây là một số tiềm năng của cảng biển Việt Nam:

  • Vị trí địa lí chiến lược : Việt Nam là nơi có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng, nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á và là cửa ngõ từ bên Ấn Độ Dương vào khu vực Thái Bình Dương ( khu vực Đông Nam Á và Đông Á ), có đường bờ biển dài. Do đó thuận lợi cho việc giao thương và xuất nhập khẩu hàng hóa qua các nước và trung chuyển hàng hóa qua các nước khác
  • Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ: Kinh tế Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, điều này tạo ra lợi thế lớn cho nhu cầu lớn về vận chuyển hàng hóa thông qua các cảng biển. Sự tăng trưởng này cũng thu hút các sự đầu tư từ nước ngoài vào hạ tầng cảng biển giúp cải thiện sự cạnh tranh của cảng biển cũng như kinh tế Việt Nam
  • Hợp tác quốc tế: Việt Nam là thành viên của nhiều các tổ chức và các thỏa thuận thương mại và kinh tế quốc tế như ASEAN, WTO, CPTPP,… và nhiều các thỏa thuận khác nhau. Điều này tạo ra nhiều cơ hội hợp tác và phát triển cũng như mở rộng các dịch vụ tại cảng biển và mở rộng mạng lưới cảng biển Việt Nam đồng thời tạo điều kiện và nhu cầu cho việc vận chuyển hàng hóa và dịch vụ logistics
  • Đầu tư vào hạ tầng cảng biển: Chính phủ Việt Nam đầu tư, nâng cấp và mở rộng hạ tầng cảng biển để có thể lưu trữ nhiều hàng hóa và container cũng như nhiều tàu thuyền hơn.

Trên đây là các thông tin về cảng biển Việt Nam cũng như tiềm năng của cảng biển Việt Nam hiện nay. Nếu như khách hàng còn có bất kỳ câu hỏi nào về vấn đề trên hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ tại OZ Việt Nam chúng tôi thì hãy nhanh chóng liên hệ tới chúng tôi để được đội nhóm chăm sóc khách hàng tiến hành giải đáp các thắc mắc cũng như tư vấn dịch vụ của chún tôi phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

  • CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ OZ VIỆT NAM
  • Địa chỉ: Số 57, ngõ 481 Ngọc Lâm , P. Ngọc Lâm, Q. Long Biên, TP. Hà Nội.
  • Hotline: 0972433318
  • Email: xnkngantin@gmail.com
  • Website: thutucxuatnhapkhau.com

Bài báo liên quan:

  • Top 10 cảng biên lớn nhất việt nam
  • kinh doanh khai thác cảng biển là gì
  • DANH SÁCH CẢNG BIỂN TẠI VIỆT NAM
Đánh giá post