CO CQ là gì

Nếu ai làm trong ngành xuất nhập khẩu hoặc các ngành có liên quan đến xuất nhập khẩu, chắc hẳn cũng từng một lần nghe về CO CQ. Vậy CO CQ là gì? Các bạn đã hiểu hết về CO CQ chưa? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của OZ Việt nam để hiểu hơn nhé!

1. Cơ sở pháp lý của CO CQ

  • Căn cứ theo Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 
  • Căn cứ vào Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BKHCN Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
  • Căn cứ theo Quyết định số 24/2007/ QĐ-BKHCN  về việc ban hành “quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy”
  • Căn cứ theo Nghị định số 67/2009/NĐ-CP sửa đổi nghị định 127/2007/NĐ-CP về xuất xứ hàng hóa.

2. Định nghĩa về CO CQ

Tìm hiểu CO CQ là gì cũng là một việc rất cần thiết đối với những ai cần phải làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu.

CO CQ là hai chứng từ hoàn toàn khác nhau và đương nhiên là cũng có chức năng khác nhau. Hai giấy tờ này đều là tài liệu rất quan trọng trong hồ sơ hải quan khi làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa.Một bộ hồ sơ hải có thể có cả CO CQ nhưng cũng có thể có một trong hai hoặc không có cả hai vì CO CQ là không bắt buộc nó chỉ bắt buộc với một số hàng hóa được quy định phải có giấy tờ này mới thực hiện được thủ tục hải quan cho hàng hàng hóa

3. CO là gì

CO (Certifcate of Orignal) hay còn gọi là Giấy chứng nhận xuất xứ là chứng từ quan trọng trong xuất nhập khẩu xác minh nguồn gốc xuất xứ của một sản phẩm. CO cho biết nơi sản xuất, chế biến sản phẩm hay quốc gia nào. CO thường được yêu cầu bởi cơ quan hải quan của một quốc gia như một phần của quá trình thông quan khi nhập khẩu.

C/O là gì?
CO là gì?

3.1 Nguồn gốc của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Thông lệ của Phòng Thương mại phát hành các tài liệu này cho là được bắt nguồn từ sau Công ước Geneva năm 1923 liên quan đến việc Đơn giản hóa các thủ tục Hải quan.

Phòng Thương mại có thể coi là sự lựa chọn tốt nhất, do họ gần như tham gia vào tất cả các hoạt động thương mại và kinh doanh, mạng lưới của họ trải dài ở nhiều khu vực thành phố khác nhau trên thế giới và họ cũng đã có uy tín, danh tiếng nhất định trong việc phục vụ cộng đồng doanh nghiệp .

Tại một số quốc gia, các cơ quan có thẩm quyền khác như bộ hoặc cơ quan hải quan cũng có thể cung cấp dịch vụ cấp giấy chứng nhận xuất xứ

3.2 Các loại chứng nhận xuất xứ – CO

Giấy chứng nhận xuất xứ – CO có thể được phân thành hai loại: ưu đãi và không ưu đãi, về cơ bản, là do quy tắc xuất xứ có thể được thiết lập cho các mục đích ưu đãi hoặc không ưu đãi.

3.2.1 – Giấy chứng nhận xuất xứ không ưu đãi

Căn cứ theo quy tắc xuất xứ không ưu đãi, các mẫu CO được cấp:

  • CO mẫu B (để cấp cho hàng hóa xuất khẩu)
  • CO cho hàng cà phê (căn cứ vào qui định của Tổ chức cà phê thế giới)

Giấy chứng nhận xuất xứ (CO) không ưu đãi là hình thức chứng nhận được cấp nhằm dùng cho mục đích tuân thủ các quy tắc xuất xứ không ưu đãi.

Về cơ bản thì Giấy chứng nhận xuất xứ không ưu đãi chỉ là xác nhận nước xuất xứ của sản phẩm mà không cho phép sản phẩm được hưởng ưu đãi về thuế quan căn cứ theo chế độ ưu đãi thương mại. . 

Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng trong một số trường hợp nhất định, giấy chứng nhận xuất xứ không ưu đãi vẫn rất quan trọng. 

  • Quy tắc xuất xứ không ưu đãi sẽ được áp dụng cho các sản phẩm có xuất xứ từ các quốc gia bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, vì vậy, biểu mẫu này có thể được sử dụng trong những trường hợp như vậy. 
  • Thời kỳ chiến tranh thương mại, giấy chứng nhận xuất xứ cho thấy sản phẩm không có xuất xứ tại quốc gia bị trừng phạt và cũng có thể được yêu cầu để hàng hóa vào quốc gia bị trừng phạt. 
  • Và giấy chứng nhận xuất xứ cũng có thể coi là một bằng chứng về độ uy tín, chất lượng của hàng hóa vì thế cho nên đôi khi CO không ưu đãi vẫn rất cần thiết và quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu.

3.2.2 – Giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi

CO được cấp theo qui tắc xuất xứ ưu đãi:

  • CO mẫu A (cấp cho hàng XK đi các nước cho hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP)

CO form A

  • CO mẫu D (Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung CEPT giữa các nước ASEAN)
  • CO mẫu E (ASEAN  – Trung  quốc);
  • CO mẫu AK  (ASEAN  – Hàn quốc);
  • CO mẫu S (VN-Lào; VN-Campuchia)
  • CO hàng dệt thủ công mỹ nghệ (VN-EU)…

Để chứng minh hàng hóa thuộc diện hưởng ưu đãi nhất định thì cơ quan hải quan của nước nhập khẩu thường yêu cầu chủ hàng cung cấp Giấy chứng nhận này.

Khác với giấy chứng nhận xuất xứ không ưu đãi, giấy chứng nhận ưu đãi ngoài cho biết nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa còn cho thấy hàng sẽ được hưởng các ưu đãi về thuế nhất định và cho phép hưởng lợi ngoài đối xử MFN.

Giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi có thể xem là tài liệu chứng minh rằng hàng hóa có xuất xứ nhất định theo định nghĩa của một hiệp định thương mại tự do song phương hoặc đa phương cụ thể.  

3.3 Vai trò của CO – Giấy chứng nhận xuất xứ

  • Để được hưởng ưu đãi thuế quan: Việc chứng minh được xuất xứ của hàng hóa để phân biệt đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi và áp dụng chế độ ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại đã được ký kết giữa các quốc
  • Nhằm áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá: khi hàng hóa được nhập khẩu từ nước ngoài mà bán phá giá tại thị trường trong nước thì việc xác định giấy chứng nhận xuất xứ sẽ giúp ngăn chặn các hành động đó.
  • Nhằm thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch: việc xác định được xuất xứ giúp xác định số liệu thống kê thương mại đối với một nước hoặc khu vực dễ dàng hơn. Dựa vào cơ sở đó, các doanh nghiệp có thể duy trì hạn ngạch.
  • Nhằm mục đích để có thể xúc tiến thương mại giữa các quốc gia trên thế giới
  • Ngoài ra, một số sản phẩm động thực vật thuộc đối tượng của hiệp định CITES cũng yêu cầu phải có giấy chứng nhận xuất xứ.
  • Thêm nữa, giấy chứng nhận xuất xứ cũng đóng một vai trò nhất định trong việc xác nhận nguồn gốc của sản phẩm, hàng hóa, đặc biệt đối với một số quốc gia nhập khẩu đang áp dụng lệnh cấm hoặc chế tài đối với hàng hóa có xuất xứ từ một số quốc gia nhất định.

3.4 Các quốc gia nào yêu cầu giấy chứng nhận xuất xứ?

Bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng đều có thể yêu cầu cấp CO cho bất kỳ sản phẩm nào, vì vậy, quan trọng điều cần làm là kiểm tra với phòng thương mại địa phương của bạn nếu cần.

Dưới đây là một số mối quan hệ thương mại quốc tế thường yêu cầu chứng nhận xuất xứ là:

  • Khi vận chuyển từ Liên minh Châu Âu đến một quốc gia có hiệp định thương mại EU – sử dụng chứng từ EUR1 hoặc chứng từ EUR-MED
  • Riêng vận chuyển giữa Canada, Mỹ và Mexico – nên sử dụng chứng chỉ xuất xứ NAFTA
  • Để vận chuyển giữa Hoa Kỳ, Trung Mỹ và Cộng hòa Dominica – nên sử dụng chứng chỉ xuất xứ CAFTA-DR
  • Vận chuyển hàng hóa đến Trung Đông và Châu Phi
  • Nhằm vận chuyển buôn bán hang hóa đến các quốc gia ở Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia hay Singapore.

3.5 Các thông tin trên CO

Một giấy chứng nhận xuất xứ, cơ bản gồm các thông tin dưới đây:

  • Một là: Tên và thông tin liên hệ của nhà xuất khẩu
  • Hai là: Tên và thông tin liên hệ của nhà sản xuất (nếu khác với nhà xuất khẩu)
  • Ba là: Tên người nhận và thông tin liên hệ
  • Bốn là: Mô tả hàng hóa rõ ràng bao gồm mã HS , số lượng và trọng lượng
  • Năm là: Nước xuất xứ
  • Sáu là: Số vận đơn hàng không
  • Bảy là: Phương tiện vận chuyển và chi tiết tuyến đường (tùy chọn)
  • Tám là: Nhận xét (tùy chọn)
  • Cuối cùng là: (Các) số và (các) ngày hóa đơn thương mại (tùy chọn

4. CQ là gì? 

CQ là một chứng từ rất quan trọng trong xuất nhập khẩu hàng hóa, trong hoạt động kinh doanh các mặt hàng xuất nhập khẩu nói chung và các mặt hàng cụ thể yêu cầu CQ nói riêng phải kèm theo hợp đồng mua bán hàng hóa. Vậy CQ là gì? CQ (Certificate of quality) hay còn gọi là Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm nhằm mục đích chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hoá phù hợp với tiêu chuẩn về chất lượng của nước sản xuất hoặc tiêu chuẩn quốc tế.

CQ là gì
CQ là gì

4.1 Các loại chứng nhận CQ

Về cơ bản, giấy chứng nhận chất lượng bao gồm 2 loại dưới đây:

  • Một là, Chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn (Chứng nhận tự nguyện): Đây là giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng trong nước hoặc các tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên Giấy chứng nhận này không bắt buộc mà dựa trên tinh thần tự nguyện và được thực hiện theo yêu cầu của tổ chức hoặc cá nhân. Cách thức đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn phụ thuộc vào các tổ chức hay cá nhân nhưng phải phù hợp với từng sản phẩm để đảm bảo độ chính xác.
  • Hai là, Chứng nhận phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật (Chứng nhận bắt buộc): Khác với Chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn, việc chứng nhận chất lượng sản phẩm phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện bắt buộc theo yêu cầu của cơ quan quản lý của Nhà nước, thường là các chứng nhận liên quan đến các vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm hay môi trường. Cách thức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật này được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

4.2 Cơ quan cấp CQ

Hiện nay, Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa được cấp bởi cơ quan dưới đây:

 Thứ nhất, Bộ công thương Việt Nam

– Thứ hai, Phòng thương mại và công nghệ Việt Nam – VCCI

4.3 Vai trò của CQ là gì

Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm – CQ có vai trò khá quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, cụ thể:

  • CQ là phương tiện giúp chứng minh hàng hóa sản phẩm được sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố kèm theo hàng hóa đó. Đa số các cơ quan chứng nhận chất lượng sản phẩm đều được công nhận theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC Guide 65:1996.
  • Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm – CQ giúp khách hàng yên tâm về chất lượng sản phẩm, từ đó tạo uy tín cho nhà sản xuất.
  • Tuy nhiên, lưu ý rằng Giấy chứng nhận chất lượng – CQ là không bắt buộc phải có trong hồ sơ khai hải quan, ngoài trừ khi mặt hàng đó thuộc diện bắt buộc phải có CQ
  • Đồng thời, cũng là minh chứng cho doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu về pháp luật, tránh được các đợt kiểm tra chuyên ngành có liên quan

Lưu ý rằng: Giấy chứng nhận chất lượng – CQphải được cơ quan có thẩm quyền cấp, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, hàng hóa không được tự ý làm, chỉ được phép công bố các tiêu chuẩn chất lượng hay cấp phép giấy tờ xuất xưởng chứng nhận như hàng chuẩn.

5. Phân biệt CO, CQ

Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm – CQ và Giấy chứng nhận xuất xứ của sản phẩm, hàng hóa – CO đều là loại giấy tờ rất quan trọng và được sử dụng rất phổ biến trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa nói chung và những công việc có liên quan.

Sau đây là một số đặc điểm cơ bản về CQ và CO để bạn có thể phân biệt và hiểu đúng về chúng:

 Định nghĩaCơ quan cấp phátMục đích sử dụng
CQCQ là giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm.Bộ công thương và VCCI là cơ quan có thẩm quyền cấp phát giấy chứng nhận CQ và CO.Là giấy tờ chứng minh chất lượng sản phẩm, hàng hóa đã đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn chất lượng kèm theo hàng hóa
COCO là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, sản phẩm.Ngoài 2 cơ quan có thẩm quyền trên, trong một số trường hợp có thể ủy quyền cho các cơ quan, tổ chức khác.Là giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, hàng hóa phù hợp với những quy định của pháp luật hiện hành.

Phân biệt CO. CQ là gì

6. Các cách để kiểm tra CO CQ
  • Cách thứ nhất: Kiểm tra hình thức của CO và CQ
    • Kiểm tra dòng chữ FORM D/ FORM E/ FORM S/ FORM AK/ FORM AJ, …
    • Mỗi CO có một số tham chiếu riêng.
    • Chứa đầy đủ các tiêu chí trên mẫu chứng nhận
    • Kích thước, màu sắc, ngôn ngữ và mặt sau của giấy chứng nhận của CO phải theo đúng quy định của các Hiệp định và các văn bản pháp luật có liên quan.
  •  Cách thứ hai: Kiểm tra nội dung của CO và CQ
  • Cách thứ ba: HS code trên CO CQ
  •  Cách thứ tư: Trị giá trên CO CQ
  • Cuối cùng: Kiểm tra tiêu chí xuất xứ trên
    • Đối chiếu dấu và/hoặc chữ ký trên CO với mẫu dấu, và/hoặc chữ ký của người, và cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp CO đã được Tổng cục Hải quan thông báo cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố
    • Kiểm tra xem thời gian giấy chứng nhận có hiệu lực đến khi nào

Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi đưa về CO và CQ. Qua bài viết này mong rằng các bạn có thể hiểu hơn về CO CQ là gì? vai trò của nó. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về CO hay CQ hãy liên hệ với chúng tôi bằng cách comment dưới bài viết này hoặc liên hệ với chúng tôi trực tiếp qua trang web OZ Việt Nam để được tư vấn tận tình và chi tiết hơn!

CO và CQ có giá trị bao lâu?

Thời hạn giá trị của CO và CQ thường phụ thuộc vào quy định của cơ quan cấp và các thỏa thuận giữa các bên liên quan. Tuy nhiên, chúng thường có giá trị trong một khoảng thời gian nhất định, thường là 6 tháng đến 1 năm.

Có thể giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro pháp lý khi xuất nhập khẩu không?

CO và CQ có thể giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro pháp lý bằng cách đảm bảo tuân thủ các quy định về nhập khẩu, xuất khẩu, giúp tránh các rủi ro liên quan đến thuế và phạt vi phạm.

là những từ viết tắt của từ gì trong lĩnh vực xuất nhập khẩu?

CO là viết tắt của “Certificate of Origin” (Chứng chỉ xuất xứ), còn CQ là viết tắt của “Certificate of Quality” (Chứng chỉ chất lượng).

5/5 - (1 bình chọn)