Incoterm 2010 đã trở thành một phần quan trọng trong ngôn ngữ thương mại thường ngày, nó được dẫn chiếu đến trong các hợp đồng mua bán hàng hóa trên toàn thế giới và cung cấp những qui tắc hướng dẫn các nhà xuất khẩu, nhập khẩu, vận tải, bảo hiểm,…Incoterm trong nhiều thập kỷ qua, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành các giao dịch thương mại quốc tế. Vậy các điều kiện trong incoterms 2010 là gì? Nội dung của các quy tắc đó là gì? Hãy theo dõi bài biết của OZ Việt Nam nhé!
Tóm tắt 11 điều kiện incoterm 2010
EXW-Giao hàng tại xưởng
Giao hàng tại xưởng có nghĩa là người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi đặt hàng hóa dưới sự định đoạt của người mua tại cơ sở của người bán hoặc tại một nơi quy định khác như: xưởng, nhà máy, kho,..
- Người bán: không cần bốc hàng lên phương tiện vận tải
- Người bán: không cần làm thủ tục thông quan xuất khẩu hàng hóa
- Thời điểm chuyển giao rủi ro (Việc giao hàng diễn ra) – khi hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua
- Trong điều kiện EXW thì người bán có nghĩa vụ tối thiểu
- Delivery point = Named place: Địa điểm giao hàng cũng chính là địa điểm chỉ định
- EXW sử dụng với mọi phương thức vận tải
FCA (Free carrier) – Giao hàng cho người chuyên chở
FCA (tên địa điểm giao hàng) – Giao cho người chuyên chở nghĩa là người bán giao hàng cho người chuyên chở hoặc một người khác do người mua chỉ định tại cơ sở của người bán hoặc một nơi quy định khác
- Người bán: chịu trách nhiệm thông quan xuất khẩu cho hàng hóa
- Người bán: không cần phải ký hợp đồng vận tải
- Người bán: không có nghĩa vụ về ký hợp đồng bảo hiểm
- Thời điểm chuyển giao rủi ro – hàng hóa được giao cho người chuyên chở (hàng hóa đã được bốc lên phương tiện vận tải)
- Delivery point = Named place: Địa điểm giao hàng cũng chính là địa điểm chỉ định
- FCA sử dụng với mọi phương thức vận tải.
CPT (Carriage Paid To) – Cước phí trả tới
Điều kiện CPT trong incoterms 2010 (nơi đến quy định) “Cước phí trả tới” có nghĩa người bán giao hàng cho người chuyên chở hoặc một người khác do người bán chỉ định tại một nơi thỏa thuận (nếu đã được các bên thỏa thuận) và người bán phải ký kết hợp đồng vận tải và trả mọi chi phí vận chuyển cần thiết để đưa hàng hóa tới nơi đến quy định.
- Người bán: cần làm thủ tục hải quan xuất khẩu cho hàng hóa
- Người bán: cần ký hợp đồng vận tải để đưa hàng từ điểm giao hàng tời điểm đến được thỏa thuận
- Người bán: không có nghĩa vụ ký hợp đồng bảo hiểm
- Người mua: không có nghĩa vụ ký hợp đồng vận tải và hợp động bảo hiểm
- Thời điểm chuyển giao rủi ro- khi hàng hóa dã được giao cho người chuyên chở đầu tiên
- Delivery point ≠ Named place: địa điểm giao hàng khác địa điểm chỉ định
- CPT sử dụng với mọi phương thức vận tải
CIP (Carriage & Insurance Paid to) – Cước phí và bảo hiểm trả tới
“Cước phí và bảo hiểm trả tới” có nghĩa người bán giao hàng cho người chuyên chở hoặc một người khác do người bán chỉ định tại nơi thỏa thuận (nếu đã được các bên thỏa thuận) và người bán phải ký kết hợp đồng vận tải và trả mọi chi phí vận chuyển cần thiết để đưa hàng hóa tới nơi đến quy định. Đồng thời, người bán cần phải ký hợp đồng bảo hiểm để bảo hiểm mọi rủi ro với hàng hóa của người mua.
- Người bán: cần làm thủ tục xuất khẩu cho hàng hóa
- Người bán: cần ký hợp đồng vận tải
- Người bán: cần ký hợp đồng bảo hiểm cho hàng hóa – người bán chỉ phải mua bảo hiểm ở mức tối thiểu
- Thời điểm chuyển giao rủi ro – khi hàng hóa được giao cho người chuyên chở đầu tiên
- Delivery point ≠ Named place: địa điểm giao hàng khác địa điểm chỉ định
- CIP được sử dụng với mọi phương thức vận tải
FAS (Free Alongside Ship) – Giao dọc mạn tàu
Điều kiện FAS (cảng bốc quy định)-“Giao dọc mạn tàu” nghĩa là người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi hàng hóa được đặt dọc mạn tàu (ví dụ như: trên cầu cảng hoặc trên sà lan) do người mua chỉ định tại cảng bố quy định
- Người bán: cần làm thủ tục xuất khẩu cho hàng hóa
- Người bán không có nghĩa vụ ký hợp đồng vận tải và hợp đồng bảo hiểm
- Thời điểm chuyển giao rủi ro – khi hàng hóa được đặt dọc mạn tàu và người mua sẽ chịu mọi chi phí từ thời điểm đó
- Delivery point = Named place: địa điểm giao hàng cũng chính là địa điểm chỉ định
- FAS sử dụng cho vận tải đường biển hoặc đường thủy nội địa
FOB (Free on board)- Giao hàng trên tàu
“Giao trên tàu” nghĩa là người bán giao hàng trên con tàu do người mua chỉ định tại cảng bốc hàng quy định hoặc mua hàng hóa đã được giao như vậy. Rủi ro về hàng hóa được chuyển giao cho người mua khi hàng hóa trên tàu và người mua chịu mọi chi phí từ thời điểm đó trở đi.
- Người bán: cần làm thủ tục thông quan xuất khẩu cho hàng hóa
- Người bán: không có nghĩa vụ ký hợp đồng vận tải và hợp đồng bảo hiểm
- Delivery point = Named place: địa điểm giao hàng cũng chính là địa điểm chỉ định
- FOB sử dụng cho vận tải đường biển hoặc đường thủy nội địa
CFR (Cost and Freight ) – Tiền hàng và cước phí
“Tiền hàng và cước phí” có nghĩa là người bán giao hàng phải giao hàng trên tàu hoặc mua hàng đã được giao như vậy. Rủi ro về hàng hóa được chuyển giao khi hàng đặt trên tàu. Người bán phải ký hợp đồng và trả mọi chi phí và cước phí cần thiết khi đưa hàng tới cảng đến quy định
- Người bán cần ký hợp đồng vận tải hàng hóa từ nơi giao hàng tới cảng đến được chỉ định
- Người bán không có nghĩa vụ về việc ký kết hợp đồng bảo hiểm
- Thời điểm chuyển giao rủi ro – khi hàng đã được đặt lên tàu
- Delivery point ≠ Named place: địa điểm giao hàng khác địa điểm chỉ định
- CFR sử dụng cho vận tải đường biển hoặc đường thủy nội địa
>> Xem thêm: Các điều kiện Incoterms 2020? Điểm khác nhau giữa incoterms 2010 và incoterm 2020
CIF (Cost, Insurance & Freight – Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí)
“Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí” nghĩa là người bán giao hàng trên tàu hoặc người mua hàng đã được giao như vậy. Rủi ro về hàng hóa được chuyển giao khi hàng hóa đặt lên tàu. Người bán cần ký hợp đồng và trả mọi chi phí và cước phí cần thiết để đưa hàng tới cảng quy định. Đồng thười, người bán cần phải ký hợp đồng bảo hiểm.
- Người bán cần ký hợp đồng vận tải để giao hàng tới nơi quy định
- Người bán cần ký hợp đồng bảo hiểm cho hàng hóa
- Thời điểm chuyển giao rủi ro – khi hàng được đặt trên tàu
- Delivery point ≠ Named place: địa điểm giao hàng khác địa điểm chỉ định
- CIF sử dụng cho vận tải đường biển hoặc đường thủy nội địa
DAP (Delivery at Place Unloaded) – Giao tại địa điểm đã dỡ xuống
Tiếp theo, là điều kiện DAP – “Giao tại nơi đến” có nghĩa người bán giao hàng, khi hàng hóa được đặt sẵn dưới sự định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải sẵn sàng dỡ hàng tại nơi đến chỉ định
- Người bán cần làm thủ tục xuất khẩu cho hàng hóa
- Người bán cần ký hợp đồng vận tải cho hàng hóa
- Người bán không có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hóa
- Thời điểm chuyển giao rủi ro – khi hàng hóa được đưa đến địa điểm chỉ định
- Delivery point = Named place: địa điểm giao hàng cũng chính là địa điểm chỉ định
- DAP được sử dụng với mọi phương thức vận tải
DAT (Delivered at Terminal) – Giao hàng tại bến
Trong incoterm năm 2010, DAT -“Giao tại bến” nghĩa là người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi hàng hóa đã được dỡ từ phương tiện vận tải chở tới, đặt dưới sự định đoạt của người mua tại một bến quy định tại cảng hay nơi đến quy định. “Bến (terminal) bao gồm bất kỳ nơi nào, dù có mái che hay không có mái che, chẳng hạn như cầu cảng, kho, bãi container,…Người bán chịu mọi rủi to liên quan đến việc đưa hàng đến và dỡ hàng tại điểm tập kết ở cảng hay nơi quy định
- Người bán cần làm thủ tục thông quan xuất khẩu cho hàng hóa
- Người bán cần phải ký hợp đồng vận tải hàng hóa
- Thời điểm chuyển giao rủi ro – khi hàng hóa được đưa đến địa điểm đã qui định
- DAT có thể được áp dụng cho mọi phương thức vận chuyển
DDP (Delivered Duty Paid – Giao đã trả thuế)
“Giao hàng đã thông quan nhập khẩu” nghĩa là người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi hàng hóa được đặt dưới sự định đoạt của người mua, đã thông quan nhập khẩu, trên phương tiện vận tải chở tới sẵn sàng sỡ tại nơi đến quy định.
- Người bán cần làm thủ tục xuất khẩu và cả thủ tục nhập khẩu cho hàng hóa
- Người bán ký hợp đồng vận chuyển và hợp đồng bảo hiểm
- Thời điểm chuyển giao rủi ro – khi hàng hóa đã được giao tới địa điểm quy định (bên nước nhập khẩu)
- DDP là điều khoản quy định nghĩa vụ tối thiểu của người mua
- Delivery point = Named place: Địa điểm giao hàng cũng chính là địa điểm chỉ định
- DDP sử dụng với mọi phương thức vận tải
Lưu ý quan trọng khi sử dụng các quy tắc nhóm C trong incoterm năm 2010?
Các qui tắc CPT, CIP, CFR hoặc CIF được sử dụng, người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình khi giao hàng cho người chuyên chở chứ không phải khi hàng hóa tới nơi đến
Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi muốn cung cấp cho bạn về các điều kiện trong incoterm 2010. Nếu các bạn còn điều nào chưa rõ khi lựa chọn một trong các điều khoản trong incoterms 2010 hãy liên hệ với chúng tôi nhé!