Thủ tục nhập khẩu sữa bột

Nhu cầu về sữa bột ngày càng tăng cao trong khi thị trường nội địa lại không đủ để đáp ứng nguồn cầu. Do đó, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn nhập khẩu sữa bột từ nước ngoài về kinh doanh tại Việt Nam. Vậy thủ tục nhập khẩu sữa bột diễn ra như thế nào? Mời bạn tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

thủ tục nhập khẩu sữa bột mới nhất
Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu sữa bột trẻ em

Sữa bột là gì?

Sữa bột là sản phẩm được chế biến từ sữa tươi thông qua quá trình tách bơ và nước, sau đó được sấy khô để loại bỏ hết độ ẩm. Sữa bột thường có độ béo thấp hơn sữa tươi và có thể được bảo quản lâu hơn mà không cần tủ lạnh. Sữa bột được sử dụng phổ biến trong sản xuất thực phẩm và đồ uống, cũng như là nguyên liệu để chế biến các sản phẩm sữa khác như sữa đặc, sữa chua, kem, bánh kem và nhiều loại thực phẩm khác.

Căn cứ, chính sách pháp luật

Một số chính sách pháp luật cần phải nắm được:

  • Khoản 1, Điều 14 của Nghị định số 38/2012/NĐ-CP do Chính phủ ban hành vào ngày 25/4/52012 quy định phải Kiểm tra thực phẩm nhập khẩu.
  • Điểm 3, phần II, Mục 2 Danh mục động vật và sản phẩm động vật thuộc diện phải được kiểm dịch, ban hành kèm theo Quyết định số 45/2005/QĐ-BNN do Bộ Nông nghiệp cấp ngày 25/7/2005 quy định Các mặt hàng sữa tươi, sữa chua, bơ, pho mát, sữa hộp, sữa bánh và các sản phẩm từ sữa đều thuộc diện phải kiểm dịch khi nhập khẩu.

Theo quy định pháp luật, sản phẩm sữa bột không nằm trong Danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, để có thể nhập khẩu được mặt hàng này, doanh nghiệp cần tiến hành làm các thủ tục sau:

  • Tự công bố sản phẩm hoặc Công bố sản phẩm
  • Làm kiểm dịch động vật (áp dụng cho mặt hàng Tự công bố)
  • Đăng ký An toàn thực phẩm

Mã HS sữa bột nhập khẩu

Căn cứ vào các sản phẩm từ sữa mà doanh nghiệp nhập khẩu để xác định mã HS code cho từng sản phẩm phù hợp. Dưới đây là 1 số mã HS code của sữa bột mời bạn tham khảo:

  • Sữa nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất ra các chế phẩm từ sữa sẽ có HS là:  0401.10.10; 0401.10.90; 0401.20.10; 0401.20.90; 0401.40.10; 0401.40.20; 0401.40.90; 0401.50.10; 0401.50.90
  • Sữa bột pha sẵn có mã HS 0402.10.41; 0402.10.49; 0402.10.91; 0402.10.99
Mã HS sữa bột nhập khẩu
Mã HS sữa bột nhập khẩu

Thuế nhập khẩu sữa bột

Khi nhập khẩu sữa bột từ nước ngoài về, cần phải nộp 2 loại thuế đó là thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia trăng.

  • Thuế nhập khẩu: 5%
  • Thuế Giá trị gia tăng: 10%

Tuy nhiên hiện nay, Hiệp hội sữa Việt Nam đề nghị giảm thuế nhập khẩu sữa bột có mã HS code 0402 từ 5% xuống còn 3% để góp phần giảm giá giá sữa trên thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi đối tượng đều có thể sử dụng sữa.

Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu sữa bột vào Việt Nam

1. Tự công bố sản phẩm

Khi muốn nhập khẩu sữa bột cần phải tiến hành Tự công bố cho sản phẩm. Đây là yêu cầu bắt buộc bởi nếu doanh nghiệp không công bố thì hàng hóa của bạn sẽ bị giữ lại tại Hải quan hoặc tái xuất. Yêu cầu được quy định chi tiết tại Điều 2 Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

Để thực hiện Tự công bố sản phẩm, doanh nghiệp cần có mẫu vật, sau đó gửi mẫu tới đơn vị cơ quan chức năng có thẩm quyền để kiểm nghiệm.

Sau khi có kết quả, doanh nghiệp nộp hồ sơ tự công bố và chờ kết quả từ phía cơ quan chức năng. Bộ hồ sơ tự công bố khi làm thủ tục nhập khẩu sữa bột bao gồm:

  • Bản tự công bố thực phẩm (Mẫu số 1 Nghị định 15/2018/NĐ-CP)
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm thực phẩm với thời hạn dưới 12 tháng theo tiêu chuẩn ISO 17025
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp nhập khẩu
  • Mẫu sữa bột, nhãn mác, hình ảnh sản phẩm
Chi tiết hướng dẫn thủ tục hải quan nhập khẩu sữa bột
Chi tiết hướng dẫn thủ tục hải quan nhập khẩu sữa bột

2. Đăng ký kiểm dịch – Xin giấy phép nhập khẩu sữa bột

Bên cạnh việc Tự công bố sản phẩm, doanh nghiệp còn phải xin đăng ký kiểm dịch cho sữa bột. Hình thức nộp là nộp online qua Hệ thống một cửa quốc gia.

Bộ hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

  • Đơn đăng ký kiểm dịch nhập khẩu theo mẫu 19, Luật Thú y
  • Health certificate của nước xuất khẩu cấp
  • Công văn cam kết Health
  • Ngoài ra, Cục thú y có thể yêu cầu cung cấp thêm mã số nhà máy sản xuất (certificate of registration)

Sau 2-3 ngày, Cục kiểm dịch sẽ ra Công văn hướng dẫn kiểm dịch.

3. Khai báo kiểm dịch

Sau khi Cục Thú y có Văn bản đồng ý cho Kiểm dịch và chỉ định cơ quan làm kiểm dịch lô hàng, doanh nghiệp tiến hành khai báo kiểm dịch theo hướng dẫn, nhận giấy chứng nhận kiểm dịch/chứng thư kiểm dịch. Tại bước này, doanh nghiệp cần phải khai báo bằng cả 2 hình thức: online và nộp hồ sơ giấy.

* Đối với hình thức khai báo online trên hệ thống một cửa quốc gia

Với hình thức này, doanh nghiệp tiến hành khai báo thông tin theo mẫu trên hệ thống một cửa quốc gia, đính kèm các chứng từ cần thiết:

  • Bill, Invoice của lô hàng (bản scan)
  • Health certificate (bản scan)
  • Chứng nhận mã nhà sản xuất (bản scan đính kèm online)

* Đối với hình thức nộp hồ sơ giấy tại chi cục kiểm dịch động vật

Sau khi đăng kí trên hệ thống một cửa quốc gia, doanh nghiệp cần phải hoàn tất đầy đủ bộ hồ sơ giấy để nộp tại Chi cục kiểm dịch động vật. Bộ hồ sơ bao gồm:

  • In đơn khai báo từ hệ thống 1 cửa, ký đóng dấu
  • Vận đơn, Hóa đơn thương mại: 1 bản chụp
  • Health certificate: bản gốc
  • Văn bản đồng ý kiểm dịch của Cục thú y: in từ hệ thống một cửa
  • Giấy báo hàng đến

Sau khi hồ sơ được tiếp nhận, cơ quan kiểm dịch sẽ thông báo thời gian, địa điểm tiến hành kiểm dịch và cấp chứng thư:

– Trong trường hợp hàng hóa không phải lấy mẫu, chứng thư kiểm dịch sẽ được cấp trong vòng 1-2 ngày làm việc.

– Đối với các lô hàng phải lấy mẫu, thời gian cấp chứng thư là 4-5 ngày làm việc.

Tin tức liên quan: https://thutucxuatnhapkhau.com/thu-tuc-nhap-khau-bim-ve-viet-nam-2023/

4. Kiểm tra nhà nước về An toàn vệ sinh thực phẩm

Khi có giấy thông báo hàng về, cùng với việc đăng kí và khai báo kiểm dịch thì doanh nghiệp phải đăng kí kiểm tra nhà nước về An toàn vệ sinh thực phẩm.

Bộ hồ sơ đăng kí kiểm tra An toàn thực phẩm bao gồm:

  • Giấy đăng ký kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm nhập khẩu
  • Bản tự công bố sản phẩm
  • Vận đơn
  • Hóa đơn thương mại
  • Tờ khai hải quan

Thời gian kiểm tra an toàn thực phẩm là tứ 2-3 ngày làm việc

5. Thủ tục thông quan sữa bột nhập khẩu

Bộ hồ sơ để thông quan cần có những loại giấy tờ dưới đây:

  • Giấy chứng nhận kiểm dịch
  • Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tờ khai hải quan
  • Hợp đồng mua bán sữa bột
  • Hóa đơn thương mại
  • Phiếu đóng gói hàng hóa
  • Vận đơn
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Một số câu hỏi thường gặp

Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ để làm gì?

Đối với những khu vực, quốc gia như châu Âu, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản… khi sữa bột được nhập khẩu từ các quốc gia này và có giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (C/O) đi kèm thì có thể nhận được ưu đãi thuế nhập khẩu từ 5-10%

Điều kiện lưu kho sữa bột tốt nhất

Đối với sản phẩm sữa bột cần hết sức chú ý đến điều kiện bảo quản để đảm bảo độ an toàn về chất lượng sản phẩm. mặt hàng này cũng cần được bảo quản trong điều kiện kho thoáng, không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Lý tưởng nhất là để trong điều kiện nhiệt độ mát và ổn định dưới 25 độ C, độ ẩm không quá cao (dưới 50%)

Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng sữa bột nhập khẩu ở Việt Nam là rất lớn. Vì vậy, nếu bạn có dự định hoặc đang hoạt động kinh doanh loại hàng hóa này và có nhu cầu tìm một đơn vị logistics uy tín, nhiều kinh nghiệm làm thủ tục hải quan, hãy liên hệ ngay với chúng tôi – CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ OZ VIỆT NAM để nhanh chóng nhận được tư vấn và hỗ trợ.

Đánh giá post