PO (Purchase Order) trong xuất nhập khẩu là gì? – Giải đáp chi tiết

PO là cụm từ được nhắc đến ở rất nhiều lĩnh vực và xuất nhập khẩu cũng vậy. Thế PO (Purchase Order) trong xuất nhập khẩu là gì và chúng có tác dụng gì đối với doanh nghiệp.

PO (Purchase Order) trong xuất nhập khẩu là gì ?

PO (Purchase Order) còn gọi là đơn đặt hàng là một loại giấy tờ được ủy quyền để thực hiện giao dịch buôn bán. Purchase order sẽ có giá trị pháp lý ràng buộc khi người bán đồng ý.

Trong Purchase Order sẽ gồm các nội dung như: giới thiệu hàng, số lượng, giá, thanh toán, thời gian giao hàng, những điều khoản khác liên quan đến quyền và nghĩa vụ của hai bên,… 

Một số ý nghĩa khác của PO (Purchase Order)

Trong vận chuyển :

Trong vận chuyển nếu một ai đó có nhắc tới  “PO” thì bạn phải nghĩ ngay tới cụm từ purchase order hay hiểu đơn giản là đơn đặt hàng.

Trong thanh toán

PO là ký hiệu viết tắt của từ tiếng anh payoneer, đây là một loại thẻ mà ở đó người sử dụng có thể gửi hoặc rút tiền từ tài khoản thanh toán quốc tế paypal.

PO trong xuất nhập khẩu

PO trong xuất nhập khẩu được hiểu đơn giản là hợp đồng mua bán, tại đây 2 bên sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin liên quan tới hợp đồng của 2 bên

Tại sao doanh nghiệp lại sử dụng PO (Purchase order)

po (purchase order)
PO (Purchase order) hay đơn đặt hàng

Doanh nghiệp sử dụng đơn đặt hàng vì một vài lý do như sau :

Đơn đặt hàng cho phép người mua có thể truyền đạt ý định cũng như là sự lựa chọn của họ đến người bán

Người bán được bảo vệ trong trường hợp bị người mua từ chối của việc trả tiền hàng hóa hoặc dịch vụ

Đơn đặt hàng giúp các đại lý quản lý các yêu cầu mới cũng như là chi tiêu đơn hàng trong tình hình hiện tại

Đơn đặt hàng giúp cho nền kinh tế hợp lý hoá quá trình mua bán theo một quy trình chuẩn

Người cho vay thương mại hoặc tổ chức tài chính có thể cung cấp hỗ trợ về tài chính dựa theo đơn đặt hàng.

Có nhiều các tiện ích tài chính, thương mại hầu hết đều được cung cấp qua đơn đặt hàng thường sử dụng như:

– Đóng trước hạn mức tín dụng gửi hàng

– Gia hạn mức tín dụng Gửi hàng theo chức vụ

– Phương tiện uy tín về thương mại

– Gia hạn mức tín dụng Mua Hoá đơn nước ngoài

– Gia hạn mức tín dụng về hoá đơn cũ

– Xác nhận thứ tự các tiện ích

Một số vấn đề doanh nghiệp nên dùng PO (Purchase Order)

Doanh thường sử dụng PO (Purchase Order) để :

– Tìm kiếm hàng hóa trong tiêu dùng hằng ngày hay trong sàn chứng khoán (cổ phiếu)

– Tìm kiếm dịch vụ, tiện ích

– Yêu cầu khách hàng sử dụng hàng hóa nhập khẩu (đối với doanh nghiệp tư nhân).

– Tìm kiếm hàng hóa có nguồn gốc từ thiên nhiên và được sản xuất trong nước

– Giao dịch buôn bán hay việc mua sắm thuận lợi trong lần đầu tiên.

– Tối ưu hoá mua bán.

Các nội dung cơ bản của PO (Purchase Order) gồm 

– Number and date (số và ngày)

– Seller/Buyer : Name, contact, Tel/fax (thông tin người mua, người bán)

– Goods description/Commodity/Product (Mô tả hàng hóa)

– Quantity(số lượng)

– Specifications/Quality(phẩm cấp, thông số kỹ thuật)

– Unit price (đơn giá)

– Total amount (giá trị hợp đồng)

– Payment terms (điều kiện thanh toán)

Incorterms (điều kiện giao hàng)

– Special instruction (discount, FOC…)

– Signature (chữ ký)

Phân biệt PO, PI và SC

PO là một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực logistics, xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người nhầm lẫn giữa PO với PI, và SC. Dưới đây là bảng so sánh để làm rõ ba thuật ngữ này:

Phân biệt PO PI SC
Viết tắt của Purchase order Proforma Invoice Sale Contract
Mục đích Dùng để xác nhận đơn đặt hàng Ghi rõ các điều khoản mua bán để tham khảo trước khi đạt được thỏa thuận Quy định các điều khoản mua bán
Thời điểm lập Trước khi giao hàng Trước khi giao hàng Trước khi giao hàng hoặc sau khi giao hàng
Tính chất Người mua gửi cho  người bán Người bán gửi cho người mua Người bán gửi cho người mua
Nội dung Chứa thông tin về mô tả, số lượng, đơn giá và các yêu cầu khác của dịch vụ/hàng hóa mà người mua muốn mua. Bao gồm thông tin chi tiết về hàng hóa: mô tả, đơn giá, số lượng, thuế và các điều khoản thanh toán dự kiến Bao gồm: loại hàng hóa, giá bán, điều kiện vận chuyển, phương thức thanh toán, điều kiện bảo hành và các điều khoản khác
Tính pháp lý Không có tính pháp lý cao như PI và SC Có tính pháp lý nhất định, nhưng không được coi là hợp đồng chính thức Có tính pháp lý cao, là hợp đồng giao dịch chính thức giữa hai bên

Tóm lại, trong giao dịch thương mại quốc tế, Purchase Order (PO) đóng vai trò vô cùng quan trtrọ. PO không chỉ cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm, số lượng, giá cả, và thời gian giao hàng, mà còn hỗ trợ quản lý đơn hàng hiệu quả và bảo vệ quyền lợi pháp lý cho cả hai bên. Hy vọng bài viết trên của Vạn Hải đã giúp bạn hiểu rõ PO là gì, vai trò và nội dung trên PO.        

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết, hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về PO (Purchase Order) trong xuất nhập khẩu. Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ hotline: 0972433318 để được tư vấn chi tiết hoặc để lại comment.

Công ty cổ phần Dịch vụ và Thương mại quốc tế OZ Việt Nam

Địa chỉ: Số 8/162 Nguyễn Văn Cừ, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: 0972433318

Email: xnkngantin@gmail.com

Đánh giá post