Hiện nay, thiết bị phát wifi đang được nhập khẩu ngày càng nhiều và được mọi người sử dụng phổ biến, rộng rãi. Vậy thủ tục nhập khẩu thiết bị phát wifi từ nước ngoài về Việt Nam cần những giấy tờ gì, quy trình thực hiện như thế nào? Hãy theo dõi tiếp bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!
Thiết bị phát wifi là gì?
Thủ tục nhập khẩu thiết bị viễn thông với tên gọi phổ biến là Thiết bị phát Wi-Fi (tên chính thức là router Wi-Fi) là một thiết bị được sử dụng để tạo ra một mạng không dây cho các thiết bị khác, chẳng hạn như điện thoại, máy tính xách tay, máy tính bảng, tivi và smart home devices, kết nối vào internet.
Thiết bị này hoạt động bằng cách chuyển đổi dữ liệu từ cáp quang hoặc modem đến một mạng Wi-Fi rộng rãi, cho phép các thiết bị kết nối internet và trao đổi dữ liệu một cách dễ dàng.
Sản phẩm này ngày càng được sử dụng nhiều bởi nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Có kích thước gọn và nhẹ
- Một số bộ phát có kèm theo sạc dự phòng nên rất tiện lợi
- Thiết lập kết nối Internet vô cùng nhanh chóng và dễ dàng
- Có thể chia sẻ kết nối Internet với nhiều thiết bị khác cùng một lúc
- Quản lý dễ dàng, tiện lợi thông qua các ứng dụng
Chính sách nhập khẩu thiết bị phát wifi
Thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin thuộc quản lý của Bộ thông tin & truyền thông. Căn cứ theo quy định của Bộ tại Thông tư 05/2019/TT-BTTTT quy định: Tất cả các sản phẩm liệt kê trong Phụ lục 1 và Phụ lục 2 của thông tư đều phải tiến hành thủ tục Công bố hợp quy trước khi lưu hành ra thị trường. Trong đó:
- Phụ lục 1 của Thông tư 05/2019/TT-BTTTT quy định về: Danh mục thiết bị vô tuyến, viễn thông, công nghệ thông tin bắt buộc phải Chứng nhận và Công bố.
- Phụ lục 2 của Thông tư 05/2019/TT-BTTTT quy định về: Danh mục thiết bị chuyên ngành viễn thông, công nghệ thông tin bắt buộc phải Công bố (không bắt buộc phải Chứng nhận).
Tài liệu liên quan: Thủ tục nhập khẩu hàng hóa trung nước ngoài về việt nam
Mã HS code của thiết bị phát Wifi
- 8517 – Bộ điện thoại, bao gồm cả điện thoại cho mạng di động tế bào hoặc mạng không dây khác; thiết bị khác để truyền, nhận tiếng, hình ảnh hoặc dữ liệu khác, kể cả các thiết bị viễn thông nối mạng hữu tuyến hoặc không dây (như loại sử dụng trong mạng nội bộ hoặc mạng diện rộng), trừ các loại thiết bị truyền hoặc thu thuộc nhóm 84.43, 85.25, 85.27 hoặc 85.28.
- 851762 – Máy thu, đổi, truyền hoặc tái tạo âm thanh, hình ảnh hoặc dạng dữ liệu khác, kể cả thiết bị chuyển mạch và thiết bị định tuyến.
- 85176251 – Thiết bị mạng nội bộ không dây
Hồ sơ xin cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị viễn thông
Hồ sơ xin cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị viễn thông bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện theo Mẫu 04 thuộc Phụ lục III Thông tư 14/2011/TT-BTTTT ngày 07/6/2011
- Bản sao có chứng thực (đối với trường hợp gửi qua đường bưu chính) hoặc bản sao kèm bản gốc để đối chiếu (đối với trường hợp nộp trực tiếp) giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc Quyết định/giấy phép thành lập, hoặc giấy chứng nhận đầu tư/giấy phép đầu tư, hoặc chứng minh nhân dân/hộ chiếu,…) ;
- Bản sao giấy chứng nhận hợp quy;
- Tài liệu kỹ thuật của thiết bị;
- Bản sao chứng thực sao y bản chính của người nhập khẩu hợp đồng hoặc chứng từ, vận đơn thể hiện tên, ký hiệu, số lượng hàng hóa nhập khẩu.
Bài báo liên quan:
– Thủ tục nhập khẩu điện thoại di động
– Thủ tục nhập khẩu thiết bị viễn thông
Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu thiết bị phát wifi
Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm
Doanh nghiệp cần đem bộ hồ sơ đầy đủ đến đăng ký kiểm tra chất lượng tại Cục Viễn Thông, hồ sơ đăng ký bao gồm;
- Đơn đăng ký kiểm tra chất lượng: 02 bản
- Invoice: 01 bản
- B/L: 01 bản
- PO: 01 bản
- Catalogue: 01 bản
- Packing List: 01 bản
Thời gian có kết quả đăng ký kiểm tra chất lượng là 02 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ. Doanh nghiệp có thể nộp bộ hồ sơ này tại Cục Viễn thông có Địa chỉ: số 68 đường Dương Đình Nghệ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Bước 2: Tiến hành thủ tục hải quan thông quan lô hàng
Khi làm thủ tục hải quan và Sau khi doanh nghiệp có được kết quả đăng ký kiểm tra chất lượng thiết bị phát wifi tại Cục Viễn Thông, doanh nghiệp tiếp tục tiến hành mở tờ khai hải quan để thông quan hàng hóa nhập khẩu. Theo quy định hiện hành, Cơ quan hải quan sẽ thông quan cho doanh nghiệp luôn ngay sau khi có được kết quả đơn đăng ký chứ không cần đem hàng về kho bảo quản.
Bước 3: Đưa hàng hóa đi thử nghiệm
Sau khi hàng hóa đã được thông quan, doanh nghiệp đưa 01 mẫu thiết bị phát wifi lên Trung tâm kỹ thuật – Cục Tần số vô tuyến điện để thử nghiệm.
Thời gian thử nghiệm mất khoảng 10-15 ngày làm việc.
Chi phí thử nghiệm được áp dụng theo từng quy chuẩn mà sản phẩm doanh nghiệp nhập khẩu được áp dụng theo Thông tư 2/2022/BTTTT, không có mức phí chung cho tất cả sản phẩm.
Bước 4: Làm giấy chứng nhận hợp quy
Hồ sơ làm Giấy chứng nhận hợp quy thiết bị phát wifi bao gồm:
- Văn bản đề nghị chứng nhận hợp quy theo mẫu
- Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
- Tài liệu kỹ thuật của sản phẩm đề nghị chứng nhận hợp quy (bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh; thể hiện đầy đủ các nội dung: tên, ký hiệu, các thông tin kỹ thuật của sản phẩm, ảnh chụp bên ngoài, hãng sản xuất)
- Chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2015
- Kết quả đo kiểm
- Quy trình sản xuất và quy trình đảm bảo chất lượng sản phẩm
- Tài liệu liên quan đến lô sản phẩm đề nghị chứng nhận hợp quy
- Thời gian có kết quả chứng nhận hợp quy là 07 ngày làm việc (nếu hồ sơ hợp lệ)
Bước 5: Thực hiện công bố hợp quy
Các tài liệu cần thiết để tiến hành thủ tục công bố hợp quy thiết bị phát wifi như sau:
- Mẫu Giấy Công bố hợp quy theo quy định
- Bản sao Giấy chứng nhận hợp quy của thiết bị
- Tài liệu kỹ thuật của thiết bị
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Mẫu dấu Công bố hợp quy ICT của doanh nghiệp
- Kết quả thử nghiệm của sản phẩm
- Tờ khai nhập khẩu hàng hóa thông quan
Một vài câu hỏi thường gặp
Thiết bị phát wifi khi nhập khẩu về Việt Nam phải chịu những loại thuế gì?
Khi nhập khẩu mặt hàng này vè Việt Nam, người nhập khẩu phải chịu thuế GTGT và thuế nhập khẩu, trong đó:
– Thuế VAT của thiết bị phát wifi là 10%
Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép nhập khẩu ở đâu?
Hiện nay, việc nộp hồ sơ xin cấp giấy phép nhập khẩu có thể gửi qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại Cục quản lý chất lượng công nghệ thông tin và truyền thông – Tòa nhà ICTQC phường Yên Hòa, quận Cầu Giây, Hà Nội.
Thiết bị phát wifi khi nhập khẩu về Việt Nam phải chịu những loại thuế gì?
Khi nhập khẩu mặt hàng này vè Việt Nam, người nhập khẩu phải chịu thuế GTGT và thuế nhập khẩu, trong đó:
– Thuế VAT của thiết bị phát wifi là 10%
Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép nhập khẩu ở đâu?
Hiện nay, việc nộp hồ sơ xin cấp giấy phép nhập khẩu có thể gửi qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại Cục quản lý chất lượng công nghệ thông tin và truyền thông – Tòa nhà ICTQC phường Yên Hòa, quận Cầu Giây, Hà Nội.
Sau khi hoàn tất xong thủ tục Công bố hợp quy, doanh nghiệp có thể coi đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu thiết bị phát wifi từ nước ngoài về Việt Nam. Nếu có vấn đề gì cần thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi – Công ty Cổ phần DV &TM Quốc Tế OZ Việt Nam – Chuyên cung cấp các dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa theo địa chỉ hotline 0972 433 318. Xin chân thành cảm ơn