Xuất nhập khẩu là gì? Vai trò và đặc điểm? Đăng ký hoạt động xuất nhập khẩu?

Có thể nói rằng, hoạt động xuất nhập là một hoạt động không thể thiếu đối với các quốc gia đang mở cửa hội nhập kinh tế. Vậy xuất nhập khẩu là gì? Vai trò và đặc điểm của xuất nhập khẩu là gì? Cách đăng ký hoạt động xuất nhập khẩu như thế nào? Cùng tôi theo dõi bài viết dưới đây của thutucxuatnhapkhau.com để rõ hơn nhe!

Xuất nhập khẩu là gì
Cửa khẩu quốc tế đường bộ

1. Xuất nhập khẩu là gì?

Xuất nhập khẩu ( Import – Export) đây là hoạt động số một trong lĩnh vực kinh doanh. Xuất nhập khẩu là “hoạt động mua, bán hàng hóa của thương nhân Việt Nam đối với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hóa, bao gồm hoạt động tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu hàng hóa.” – Theo Luật Thương mại.

Xuất nhập khẩu là cụm từ dùng để gọi chung cho hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Có thể hiểu một cách đơn giản rằng, xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ với nhau. Các quốc gia sẽ tiến hành trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ mà mình không sản xuất được bằng tiền tệ. Một quốc gia mua hàng hoá vào lãnh thổ của họ được gọi là nhập khẩu, một quốc gia bán ra các sản phẩm cho quốc gia khác thì được gọi là xuất khẩu.

2. Đặc điểm của xuất nhập khẩu

Vì hoạt động xuất nhập khẩu là hoạt động diễn ra giữa các quốc gia khác nhau có những quy định, yêu cầu khác nhau nên khá phức tạp và nhiều thủ tục hơn nhiều so với hoạt động kinh doanh trong nước.

Cơ bản có thể nói, hoạt động xuất nhập khẩu có những đặc điểm dưới đây:

  • Là một thị trường buôn bán rộng lớn và rất khó có thể kiểm soát.
  • Vì là hoạt động giao thương giữa các quốc gia với nhau nên chịu sự ảnh hưởng và chi phối của nhiều yếu tố có thể kể đến như: kinh tế, chính trị, văn hóa, pháp luật,..
  • Hoạt động xuất nhập khẩu sẽ được thanh toán bằng đồng tiền ngoại tệ, hàng hóa sẽ được chuyển qua biên giới giữa các quốc gia và phải tuân thủ những tập quán buôn bán quốc tế.
  • Nhà nước sẽ quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu một cách trực tiếp và gián tiếp thông qua các công cụ chính sách như: Chính sách về thuế quan, hạn ngạch, quy định về hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu, căn văn bản pháp luật khác có liên quan,…
  • Cách thức giao dịch trên thị trường đa dạng, phong phú với nhiều hình thức như trực tiếp, gián tiếp,…
  • Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Vì vậy, để hạn chế rủi ro thì chủ hàng nên mua bảo hiểm cho hàng hóa.

3. Vai trò của xuất nhập khẩu

Hoạt động xuất nhập khẩu đem lại rất nhiều cơ hội cho thị trường hàng hóa của Việt Nam ta. Đóng vai trò vô cùng to lớn trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển, bao gồm:

  • Hoạt động xuất nhập khẩu giúp lưu thông hàng hóa, đa dạng thị trường và còn tạo các mối quan hệ kinh doanh với các quốc gia, thúc đẩy kinh tế trong nước.
  • Hoạt động xuất nhập khẩu có mối liên hệ với nhiều ngành khác nhau và cũng là mối liên hệ quan trọng giữa các nền kinh tế giữa các quốc gia và trên thế giới. Xuất nhập khẩu tạo ra rất nhiều công ăn việc làm, đa dạng các mặt hàng trên thị trường, thúc đẩy dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đảm bảo phát triển kinh tế ổn định.
  • Hoạt động xuất khẩu hàng hóa sẽ giúp mở rộng thị trường kinh doanh, đem lại nguồn thu cho doanh nghiệp: Lúc này thay vì chỉ bán hàng trong nước, giờ đây họ có thể kinh doanh tại nhiều thị trường. Đây cũng chính là một cách giúp nguồn thu ngoại tệ của doanh nghiệp và đất nướctăng lên.
  • Khi một loại hàng hóa được bán sang các quốc gia khác nhau thì điều này cũng giúp quảng bá hình ảnh và định vị thương hiệu Việt Nam trên thị trường quốc tế. Khi thương hiệu của họ trở lên nổi tiếng và được biết đến nhiều hơn từ đó cũng giúp phát triển nền kinh tế nước nhà.
  • Khi tiến hành nhập khẩu hàng hóa điều đóa sẽ giúp giải quyết được vấn đề khan hiếm hàng hóa, tao ra sự đa dạng các mặt hàng trên thị trường. Điều này giúp đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng như đảm bảo cân đối nền kinh tế.
  • Khi các mặt hàng nhập khẩu từ các quốc gia khác được nhập khẩu về điều này sẽ tạo nên sự canh tranh với các mặt hàng trong nước. Điều này đòi hỏi sự thay đổi, cập nhật và phát triển sản phẩm để có thể canh tranh tốt hơn
  • Ngoài ra hoạt động nhập khẩu còn có một số vai trò khác như xóa bỏ tình trạng độc quyền hàng hóa, cải thiện trình độ sản xuất giữa các quốc gia, giúp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trong nước,…

4. Đăng ký hoạt động xuất nhập khẩu
Đăng ký hoạt động xuất nhập khẩu
Đăng ký hoạt động xuất nhập khẩu

Theo Điều 3 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP về quyền tự do kinh doanh xuất nhập khẩu cụ thể như sau:

  • Đối với thương nhân Việt Nam không là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh xuất nhập khẩu và thực hiện các hoạt động khác có liên quan không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này; hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu khác theo quy định của pháp luật; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Chi nhánh của thương nhân Việt Nam được thực hiện hoạt động ngoại thương theo ủy quyền của thương nhân.
  • Đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài ở tại Việt Nam khi tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này thì phải thực hiện các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Danh mục hàng hóa và lộ trình do Bộ Công Thương công bố, đồng thời thực hiện các quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
  • Còn với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam, thì tổ chức, cá nhân khác có liên quan thuộc các nước, vùng lãnh thổ là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới và các nước có thỏa thuận song phương với Việt Nam tiến hành thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Xuất nhập khẩu không phải là ngành nghề kinh doanh nên khi đăng ký dinh doanh thì doanh nghiệp không phải đăng ký ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu cụ thể là cái gì. Khi doanh nghiệp muốn tiến hành kinh doanh hoạt động xuất nhập khẩu thì doanh nghiệp chỉ kê khai đăng ký thông tin đăng ký thuế là có hoạt động “Xuất nhập khẩu”. Thông tin về việc doanh nghiệp có đăng ký hoạt động xuất nhập khẩu hay không sẽ được thể hiện tại mạng đăng ký kinh doanh quốc gia,… đồng thời liên thông với nhiều cơ quan như cơ quan Thuế, Hải quan cùng các cơ quan liên quan.

Tuy nhiên, hoạt động xuất nhập khẩu là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành; doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện mới được hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, cụ thể dưới đây:

  • Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân muốn xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ Thương mại hoặc các Bộ quản lý chuyên ngành.
  • Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cần phải bảo đảm các quy định liên quan về kiểm dịch động thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm và tiêu chuẩn, chất lượng, phải chịu sự kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trước khi thông quan.
  • Các hàng hóa khác không thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hoá cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và các hàng hóa không thuộc quy định tại các Khoản 1, 2 Điều 5 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP Quy định chi tết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.

Trên đây là toàn bộ thông tin về xuất nhập khẩu là gì, vai trò và đặc điểm của xuất nhập khẩu và thông tin về đăng ký hoạt động xuất nhập khẩu. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc chưa thể giải đáp hãy comment dưới bài viết này hoặc có thể liên hệ với chúng tôi qua kênh OZ Freight của chúng tôi để được tư vẫn chi tiết hơn!

Đánh giá post