Khi nhập khẩu hàng hóa doanh nghiệp cần phải chú ý các vấn đề liên quan tới xuất xứ hàng hóa để đúng quy trình nhập khẩu hàng hóa và thủ tục thông quan nhanh gọn.
Tổng cục Hải quan có Nghị định về xuất xứ hàng hóa Công văn số 5189/TCHQ-GSQL ngày 13/8/2019 quy định về kiểm tra, xác định xuất xứ, chống gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chuyển tải bất hợp pháp Thông tư quy định về xuất xứ hàng hóa Thông tư số 05/2022/TT-BCT Quy định xuất xứ hàng hóa
Đối với lĩnh vực ghi nhãn hàng hóa, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
– Hàng hóa khi nhập khẩu từ nước khác vào Việt Nam bắt buộc phải ghi rõ nguồn gốc xuất xứ hàng hóa
VD: Hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc thì trên nhãn mác hàng hóa phải thể hiện Made in China
Có một số doanh nghiệp khi nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam đã ghi sẵn dòng chữ “Made in Vietnam”, “sản xuất tại Việt Nam”, “xuất xứ Việt Nam”… hoặc trên sản phẩm và/hoặc bao bì sản phẩm, phiếu bảo hành thể hiện bằng tiếng Việt các thông tin về nhãn hiệu, địa chỉ trụ sở doanh nghiệp, trang web, trung tâm bảo hành tại Việt Nam để tiêu thụ nội địa hoặc xuất khẩu;
Điều này là hoàn toàn sai và cơ quan hải quan khi phát hiện có quyền tạm ngừng thủ tục hải quan và tiến hành kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng. Doanh nghiệp phải chịu toàn bộ chi phí và nộp phạt đúng quy định.
– Nhập khẩu hàng giả, hàng nhái, đã được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam
Dưới cơ chế tự do thương mại các doanh nghiệp có quyền tự do nhập khẩu hàng hóa có thương hiệu. Tuy nhiên đối với các thương hiệu đã được đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu tại Việt Nam thì doanh nghiệp cần cung cấp cho cơ quan hải quan giấy ủy quyền của thương hiệu đó khi làm thủ tục hải quan.
Đối với lĩnh vực xuất xứ hàng hóa
Hàng hóa nhập khẩu về Việt Nam để được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt theo các hiệp định thương mại tự do thì doanh nghiệp nhập khẩu cần phải xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin) cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục.
Tuy nhiên vì một số trường hợp mà CO được cung cấp không hợp lệ có thể bị hải quan bác CO . Điều này dẫn tới doanh nghiệp không được hưởng thuế suất ưu đãi.
VD: Hàng nhập khẩu từ Trung Quốc bắt buộc phải có CO form E để được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt
(Tham khảo bài viết C/O 3 bên tại đây )
Hướng dẫn doanh nghiệp tiến hành làm thủ tục hải quan
Doanh nghiệp tham khảo và lưu ý các vấn đề sau:
Đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu
Cơ quan hải quan không đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu nếu người khai hải quan không khai thông tin xuất xứ hàng hóa tại ô mã nước xuất xứ trên tờ khai hải quan nhập khẩu.
Trường hợp kiểm tra hồ sơ hải quan
– Kiểm tra nội dung khai xuất xứ hàng hóa trên tờ khai hải quan nhập khẩu
+ Khai thông tin nước xuất xứ: Phải khai chính xác mã nước, vùng lãnh thổ nơi hàng hóa được chế tạo, sản xuất theo đúng bảng mã UN/LOCODE đã được Tổng cục Hải quan thông báo
+ Khai thông tin về hàng hóa: Phải khai đầy đủ, chính xác tên hàng, nhãn hiệu hàng hóa, quy cách phẩm chất, thông số kỹ thuật, thành phần cấu tạo, model, ký mã hiệu, đặc tính, công dụng của hàng hóa
– Trường hợp người khai hải quan nộp C/O theo quy định tại Thông tư số 38/2018/TT-BTC
Cần lưu ý các vấn đề sau:
– Kiểm tra thông tin về người nhập khẩu: C/O phải thể hiện tên, địa chỉ người nhập khẩu phù hợp trên tờ khai hải quan
– Kiểm tra nội dung khai thông tin về quy cách phẩm chất, thông số kỹ thuật, thành phần cấu tạo, model, ký/mã hiệu, đặc tính, công dụng của hàng hóa khai trên tờ khai nhập khẩu được quy định tại Phụ lục II của thông tư. Qua đó để xác định sự phù hợp hay không phù hợp của các thông tin với hồ sơ hải quan;
– Kiểm tra nội dung về tên hàng, mô tả hàng hóa, số lượng, mã HS code, trị giá với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan để xác định nội dung khai của người khai hải quan hợp lệ, thống nhất và đủ cơ sở để xác định xuất xứ hàng hóa
– Kiểm tra tiêu chí xuất xứ của hàng hóa trên C/O (theo tiêu chí hàm lượng giá trị gia tăng hoặc tiêu chí chuyển đổi mã số HS hàng hóa hoặc tiêu chí công đoạn gia công chế biến hàng hóa hoặc tiêu chí xuất xứ thuần túy,…)
Các bạn có thể đọc thêm bài viết tiêu chí xuất xứ CO tại đây
– Các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa
+ Tên hàng hóa;
+ Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
+ Xuất xứ hàng hóa;
+ Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa
– Xử lý kết quả kiểm tra
Đối với trường hợp kiểm tra hồ sơ hải quan
+ Trường hợp qua kết quả kiểm tra hồ sơ hải quan chưa đủ cơ sở xác định xuất xứ hàng hóa, có nghi vấn dấu hiệu gian lận, giả mạo,…sẽ bị đề xuất lãnh đạo Chi cục Hải quan thực hiện chuyển luồng để kiểm tra thực tế
+ Trường hợp phát hiện có dấu hiệu nghi vấn sử dụng C/O giả, C/O không hợp lệ thì chuyển thông tin cho lực lượng kiểm soát chống buôn lậu của đơn vị để tiến hành điều tra, xác minh, làm rõ dấu hiệu vi phạm và xử lý theo quy định
+ Trường hợp CO cho lô hàng bị phát hiện khai sai tiêu chí xuất xứ hàng hóa để áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt thì từ chối C/O
Đối với trường hợp kiểm tra thực tế hàng hóa
+ Trường hợp phát hiện hàng hóa quá cảnh có dấu hiệu là hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, giả mạo xuất xứ Việt Nam thì chuyển thông tin cho lực lượng kiểm soát chống buôn lậu thuộc Cục để thực hiện xác minh, điều tra và xử lý theo quy định
+ Trường hợp phát hiện vi phạm liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ thì xử lý theo quy định tại Nghị định số 99/2013/NĐ-CP, Nghị định số 131/2013/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn có liên quan;
+ Trường hợp hàng hóa nhập khẩu không có nhãn hàng hóa thực hiện xử phạt theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Nghị định số 45/2016/NĐ-CP. Đồng thời chuyển thông tin cho Tổng cục quản lý thị trường để kiểm tra việc dán nhãn phụ trước khi lưu thông
+ Trường hợp trên nhãn hàng hóa nhập khẩu không ghi đầy đủ các thông tin bắt buộc theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP thì thực hiện xử phạt theo quy định, đồng thời chuyển thông tin cho Tổng cục quản lý thị trường để kiểm tra, giám sát việc dán nhãn phụ trước khi lưu thông
+ Trường hợp hàng hóa nhập khẩu (trừ hàng hóa đã xuất khẩu bị trả lại, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước, hàng hóa nhập khẩu là bao bì để đóng gói hàng hóa sản xuất tại Việt Nam) có nhãn hàng hóa nhưng trên nhãn ghi hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ Việt Nam như “Made in Vietnam” hoặc “Produced in/by Vietnam” hoặc “Origin Vietnam”…thì thực hiện xử lý đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định tại Điều 13 Nghị định số 185/2015/NĐ-CP;
+ Trường hợp phát hiện người khai hải quan cố ý không khai hoặc khai sai xuất xứ hàng hóa để trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức xử lý hình sự thì xử lý theo quy định.
Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết, hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về kiểm tra, xác định xuất xứ chống giả mạo . Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ hotline: 0972433318 để được tư vấn chi tiết hoặc để lại comment.
Câu hỏi thường gặp : ” Trên nhãn hàng hóa có bắt buộc có nguồn gốc xuất xứ không?”
trả lời : bắt buộc
Câu hỏi thường gặp 2: “Trường hợp hàng hóa không xác định được xuất xứ thì ghi xuất xứ hàng hóa trên nhãn như thế nào?”
trả lời : Tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa không được viết tắt.”; Như vậy, đối với trường hợp hàng hóa không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa
Công ty cổ phần Dịch vụ và Thương mại quốc tế OZ Việt Nam
Địa chỉ: Số 8/162 Nguyễn Văn Cừ, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 0972433318
Email: xnkngantin@gmail.com
Xem thêm:
Quy cách đóng gói hàng hóa xuất khẩu-Những điều doanh nghiệp phải biết
Shipping Mark là gì? Tầm quan trọng của Shipping Mark trong xuất nhập khẩu