ICC được viết tắt từ: Institute Cargo Clause.ICC 1982 và ICC 1990 do Luật và tập quán Anh chi phối.
Việt Nam cũng có một bộ luật gần giống vậy QTCB 2004 và do Luật Việt Nam chi phối, việc chọn lựa bộ luật nào thì tùy vào các bên và nếu có tranh chấp sau này thì sẽ xử theo Luật chi phối đó.
Các bộ luật trên chỉ áp dụng cho bảo hiểm hàng hải. Bảo hiểm vận chuyển đường biển được chia làm 3 loại A,B và C
Điều kiện bảo hiểm hàng hoá A, B, C dành cho các doanh nghiệp
Điều kiện bảo hiểm hàng hoá A, B, C là các điều kiện được thiết lập khi doanh nghiệp tham gia bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, trừ 1 số loại hàng hoá đặc biệt được doanh nghiệp bảo hiểm quy định cụ thể. Các điều này cũng thuộc quy định liên quan đến trách nhiệm của công ty bảo hiểm trước những rủi ro mà bên mua bảo hiểm có thể gặp phải.
3 loại điều kiện bảo hiểm A, B, C có khá nhiều điểm giống nhau, bên cạnh đó cũng có những trường hợp ngoại lệ khác. Do đó các doanh nghiệp bảo hiểm trước khi tham gia bảo hiểm này cần phải hiểu rõ hết những điều kiện này.
Có thể định nghĩa 1 cách dễ hiểu, điều kiện bảo hiểm hàng hoá chính là những quy định về phạm vi trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm đối với bên mua bảo hiểm, trong trường hợp người được bảo hiểm xảy ra rủi ro dẫn đến tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm. Phạm vi trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm sẽ được xác định dựa trên các điều kiện bảo hiểm thoả thuận giữa 2 bên, thể hiện trên hợp đồng bảo hiểm đã giao kết.
Hiện nay, Bộ Tài chính Việt Nam đã ban hành luật và các quy định chung về các điều kiện bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, bao gồm:
– Điều kiện bảo hiểm hàng hoá A (ICC-A)
– Điều kiện bảo hiểm hàng hoá B (ICC-B)
– Điều kiện bảo hiểm hàng hoá C (ICC-C)
Phạm vi quyền lợi của bảo hiểm hàng hoá A, B, C
Khi tham gia bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu và chọn lựa 1 trong số các điều kiện bảo hiểm A, B, C thì bên mua bảo hiểm sẽ được bồi thường tổn thất khi xảy ra các rủi ro vận chuyển hàng hoá bằng đường biển bởi các nguyên nhân như cháy nổ, đâm va, động đất,… Cụ thể:
Điều kiện bảo hiểm loại A
Các trường hợp được bảo hiểm khi phát sinh rủi ro gồm:
– Hư hỏng, mất mát bởi sự hy sinh vì tổn thất chung.
– Hàng hoá bị ném khỏi tàu (vứt xuống biển) trong quá trình vận chuyển trên biển.
– Hàng hoá bị nước cuốn trôi.
– Hàng hoá bị thất lạc do tàu, thuyền mất tích (ngoại trừ bị cướp).
– Nước tràn vào tàu hay nơi chứa hàng hoá khiến hàng hoá bị hư hỏng.
– Kiện hàng bị hư hỏng, mất mát, rơi mất trong quá trình bốc xếp.
– Chủ ý phá vỡ hàng hoá của đoàn thuỷ thuỷ.
– Tàu thuyền bị cướp biển
– Các rủi ro phụ như: bị trộm cắp, hư hỏng, cong, bẹp, đổ vỡ, thiếu hàng, không giao hàng,…
Các nguyên nhân gián tiếp:
– Hàng hoá bị cháy, nổ.
– Phương tiện vận chuyển hàng hoá gặp sự cố mắc cạn, lật úp, đắm,…
– Phương tiện di chuyển đâm va các vật cản hoặc đâm va vào nhau.
– Hàng hoá được dỡ tại cảng.
– Phương tiện vận chuyển hàng hoá (vận chuyển bằng đường bộ) bị lật đổ, trật bánh khi di chuyển.
– Tổn thất hàng hoá khi vận chuyển do núi lửa, động đất, sét đánh.
Điều kiện bảo hiểm loại B
Các trường hợp được bảo hiểm khi phát sinh rủi ro gồm:
– Hư hỏng, mất mát bởi sự hy sinh vì tổn thất chung.
– Hàng hoá bị ném khỏi tàu (vứt xuống biển) trong quá trình vận chuyển trên biển.
– Hàng hoá bị nước cuốn trôi.
– Hàng hoá bị thất lạc do tàu, thuyền mất tích (ngoại trừ bị cướp).
– Nước tràn vào tàu hay nơi chứa hàng hoá khiến hàng hoá bị hư hỏng.
– Kiện hàng bị hư hỏng, mất mát, rơi mất trong quá trình bốc xếp.
Các nguyên nhân gián tiếp:
– Hàng hoá bị cháy, nổ
– Phương tiện vận chuyển hàng hoá gặp sự cố mắc cạn, lật úp, đắm,…
– Phương tiện di chuyển đâm va các vật cản hoặc đâm va vào nhau.
– Hàng hoá được dỡ tại cảng.
– Phương tiện vận chuyển hàng hoá (vận chuyển bằng đường bộ) bị lật đổ, trật bánh khi di chuyển.
– Tổn thất hàng hoá khi vận chuyển do núi lửa, động đất, sét đánh.
Điều kiện bảo hiểm loại C
Các trường hợp được bảo hiểm khi phát sinh rủi ro gồm:
– Hư hỏng, mất mát bởi sự hy sinh vì tổn thất chung.
– Hàng hoá bị ném khỏi tàu (vứt xuống biển) trong quá trình vận chuyển trên biển.
– Hàng hoá bị thất lạc do tàu, thuyền mất tích (ngoại trừ bị cướp).
Các nguyên nhân gián tiếp:
– Hàng hoá bị cháy, nổ
– Phương tiện vận chuyển hàng hoá gặp sự cố mắc cạn, lật úp, đắm,…
– Phương tiện di chuyển đâm va các vật cản hoặc đâm va vào nhau.
– Hàng hoá được dỡ tại cảng.
– Phương tiện vận chuyển hàng hoá (vận chuyển bằng đường bộ) bị lật đổ, trật bánh khi di chuyển.
Một vài lưu ý quan trọng khi tham gia bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu
Khi xảy ra rủi ro bảo hiểm dẫn đến tổn thất, bên mua bảo hiểm chắc chắn sẽ được doanh nghiệp bảo hiểm chi trả quyền lợi và bồi thường theo thoả thuận. Song, các điều kiện bảo hiểm hàng hoá A, B, C cũng có những quy định rõ về 1 số trường hợp không được chấp nhận chi trả quyền lợi bảo hiểm này, đó là:
– Hàng hoá bị hư hỏng, mất mát do các hành vi cố ý của bên mua bảo hiểm.
– Các hàng hoá và đối tượng được bảo hiểm xảy ra hiện tương hao hụt hoặc hao mòn thông thường.
– Những hư hỏng, mất mát, thiệt hại chi phí về hàng hoá bởi nguyên nhân đóng gói hoặc sự chuẩn bị hàng hoá chưa đầy đủ/không thích hợp (bao gồm cả việc sắp xếp hàng hoá vào các container, kiện gỗ, xảy ra trước khi hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực và được thực hiện bởi bên mua bảo hiểm).
– Những hư hỏng, mất mát, chi phí tổn thất về hàng hoá gây ra bởi nguyên nhân khuyết tật có sẵn của hàng hoá và các đối tượng được bảo hiểm.
– Những hư hỏng, mất mát, chi phí tổn thất về hàng hoá gây ra bởi nguyên nhân chậm trễ (dù đó là nguyên nhân gây rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm).
– Những hư hỏng, mất mát, chi phí tổn thất về hàng hoá bởi nguyên nhân bên mua bảo hiểm (chủ tàu, người quản lý, người thuê, người điều hành tàu) không thể trả nợ hoặc gặp vấn đề tài chính.
– Những hư hỏng, mất mát, chi phí tổn thất phát sinh khi bên mua bảo hiểm sử dụng các loại vũ khí hạt nhân/phản ứng hạt nhân/năng lượng nguyên tử, phóng xạ,… hay các trang thiết bị tương tự.
Lưu ý:
Các điều kiện bảo hiểm B và C còn có thêm phần loại trừ cho những hư hỏng, mất phát, chi phí về thiệt hại hàng hoá do nguyên nhân sử dụng vũ khí chiến tranh có sử dụng năng lượng hạt nhân/phản ứng hạt nhân/năng lượng nguyên tử, hay các trang thiết bị có phóng xạ tương tự.
Trên đây là những thông tin quan trọng về điều kiện bảo hiểm hàng hoá A, B, C và những trường hợp loại trừ bảo hiểm mà doanh nghiệp tham gia bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu nhất định phải nắm rõ.
Công ty cổ phần Dịch vụ và Thương mại quốc tế OZ Việt Nam
Địa chỉ: Số 8/162 Nguyễn Văn Cừ, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 0972433318
Email: xnkngantin@gmail.com
Xem thêm:
>>> 5 lý do khiến bạn chọn nhập FOB chứ không phải CIF
>>>Incoterms 2020- Những thay đổi bạn cần biết