Top 5 sân bay quốc tế lớn nhất Việt Nam mới nhất 2024

Nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không ngày càng tăng vì vậy số sân bay cũng ngày một tăng lên. Đặc biệt là các sân bay quốc tế ngày càng nhiều để phục vụ nhu cầu di chuyển và vận tải quốc tế. Hiện nay, nước ta có 7 sân bay quốc tế và trong số đó có 5 sân bay quốc tế lớn nhất có lượt khách hàng thông quan hơn 2 triệu khách hàng.

Các bạn hãy cùng OZ Việt Nam đi tìm hiểu Top 5 sân bay quốc tế lớn nhất Việt Nam nhé!!!

Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (SGN)

Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, trước năm 1975 còn được gọi là phi trường Tân Sơn Nhứt.  Đây là sân bay quốc tế lớn nhất Việt Nam về cả diện tích với 850ha cũng như công suất nhà ga (với công suất thiết kế năm 2018 là 28 triệu lượt khách/năm và quá tải khi lượng hành khách lên tới 38 triệu khách/năm)

Nằm cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 8 km về phía Bắc, thuộc quận Tân Bình. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là đầu mối giao thông quan trọng của cả miền Nam. Năm 2014, sân bay này phục vụ 26.546.475 lượt khách, nằm trong nhóm 50 sân bay có lượng khách nhiều nhất thế giới. Năm 2016, sân bay này đã phục vụ 32,6 triệu lượt khách, tăng 22,8% so với năm 2015 và 38,5 triệu lượt khách năm 2018.

Cảng hàng không hiện nay đang có 2 nhà ga hành khách là nhà ga nội địa và nhà ga quốc tế. Bên cạnh đó, ban quản lý cũng đang có phương án xây dựng thêm nhà ga T3 để tăng công suất phục vụ của sân bay

Hiện có 6 hãng hàng không nội địa45 hãng hàng không quốc tế (trong đó có 6 hãng hàng không bay theo mùa)

Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất thuộc sự quản lý và khai thác của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam (JSC), trực thuộc Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Sân bay quốc tế
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (sân bay quốc tế lớn nhất Việt Nam)

Sân Bay Quốc Tế Nội Bài (HAN)

Cảng hàng không quốc tế Nội Bài có tên tiếng anh là Noi Bai International Airport. Sân bay Nội Bài nằm tại huyện Sóc Sơn, cách trung tâm Hà Nội 27 Km. Đây là cảng hàng không lớn nhất miền bắc, phục vụ cho thủ đô và các tỉnh lân cận. 

Ngày 28/2/1977 Tổng cục hàng không dân dụng Việt Nam ra quyết định thành lập sân bay quốc tế Nội Bài. Đến ngày 2/1/1978 sân bay chính thức mở cửa và đón chuyến bay quốc tế đầu tiên hạ cạnh.

Năm 1995 nhà ga hành khách T1 được xây dựng và tới tháng 10/2001 thì hoàn thành. Khu vực nhà ga T1 có 3 sân đỗ máy bay A1, A2, A3 với tổng diện tích 165.224 m². Nhà ga gồm 4 tầng cùng 1 tầng hầm với tổng diện tích 90.000 m² và công suất khoảng 6 triệu hành khách/năm. 

Bên cạnh đó, nhà ga được trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ hàng không và phi hàng không. Sân đỗ bao gồm 10 cầu hành khách. Cầu 1, 2, 4, 5, 6, 7, 9 được trang bị ống lồng, còn lại cầu 3, 8, 10 là cầu cứng.

Ngày 29/12/2013, sân bay Nội Bài chính thức khai trương mở cửa sảnh E nhà ga T1. Nó được kết nối với sảnh A thông qua một hành lang kín kéo dài, giúp giảm tải cho sân bay

Tháng 12/2014, nhà khách VIP và nhà ga T2 được khánh thành. Nhà ga T2 chính thức trở thành nhà ga phục vụ các chuyến bay quốc tế và nhà ga T1 cũ được chuyển đổi chuyên phục vụ các chuyến bay nội địa.

Ngày 4/1/ 2015, nhà ga quốc tế T2 được khánh thành cùng thời điểm với cầu Nhật Tân.

Hiện có 5 hãng hàng không nội địa 22 hãng hàng không quốc tế đang có đường bay đến sân bay quốc tế Nội Bài. Đến năm 2016, sân bay Nội Bài đạt công suất phục vụ hơn 20 triệu lượt khách

Sân bay quốc tế
Sân bay quốc tế Nội Bài

Sân Bay Quốc Tế Đà Nẵng (DAD)

Sân bay Quốc tế Đà Nẵng là cảng hàng không lớn nhất khu vực miền TrungTây Nguyên, lớn thứ ba của Việt Nam. Cảng hàng không này nằm ở quận Hải Châu, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 3km, với tổng diện tích khu vực sân bay là 842 ha. Đây là điểm bay quan trọng của miền Trung Việt Nam và cả nước.

Sân bay được xây dựng từ năm 1940. Trong thời gian chiến tranh Việt Nam cho đến 1975, sân bay Đà Nẵng là căn cứ không quân của quân đội Mỹ và không lực Việt Nam Cộng hòa. Trước năm 1975, sân bay quốc tế Đà Nẵng là một trong những sân bay nhộn nhịp nhất thế giới.

Hiện có 5 hãng hàng không nội địa38 hãng hàng không quốc tế đang có đường bay đến sân bay quốc tế Đà Nẵng. Từ Đà Nẵng đã có 16 tuyến bay nội địa, 51 chuyến bay đi quốc tế.

Năm 2015, Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng được xếp vị trí thứ 23 trong Top 30 Sân bay Tốt nhất châu Á.

Hiện nay, cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng đang hoạt động với 2 nhà ga hành khách gồm nhà ga quốc nội và nhà ga quốc tế. Năm 2019, CHKQT Đà Nẵng được tổ chức đánh giá và xếp hạng Cảng hàng không, sân bay toàn cầu – SKYTRAX xếp hạng đạt tiêu chuẩn 3 sao +, nhà ga Quốc tế T2 đạt tiêu chuẩn 4 sao.

Sản lượng khách năm 2019 tại sân bay này là 15,5 triệu lượt khách, là sân bay có lượng khách thông qua nhiều thứ 3 tại Việt Nam.

Sân bay quốc tế
Sân bay quốc tế Đà Nẵng

Sân Bay Quốc Tế Cam Ranh (CXR)

Sân bay quốc tế Cam Ranh là sân bay dân sự chính phục vụ cho tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh Cực Nam Trung Bộ.

Sân bay Cam Ranh do quân đội Hoa Kỳ xây dựng và được sử dụng là căn cứ Không quân Hoa Kỳ trong thời gian chiến tranh. Năm 1973, sau Hiệp Định Paris, Hoa Kỳ trao căn cứ này lại cho Không lực Việt Nam Cộng hòa.

Ngày 19/5/2004, sân bay Cam Ranh đón chuyến bay dân sự đầu tiên, bay từ Hà Nội thay thế cho sân bay Nha Trang

Ngày 16/8/2007, Văn phòng chính phủ ra quyết định nâng cấp cảng hàng không Cam Ranh trở thành cảng hàng không Quốc tế.

Năm 2012, sân bay này đã đạt lượng khách thông qua 1 triệu lượt/năm 

Năm 2016, sân bay phục vụ 4.858.362 lượt khách và 8,5 triệu lượt khách năm 2018.

Đây là sân bay duy nhất tại Việt Nam có số lượng khách quốc tế cao hơn khách nội địa. Năm 2018 có lượng khách quốc tế chiếm đến 70% tổng lượng khách thông qua Sân bay này có lượng khách thông qua nhiều thứ 4 tại Việt Nam.

Hệ thống vận hành của sân bay gồm:

– Đường cất hạ cánh (Runway): sân bay có 2 đường băng để cất hạ cánh, dài: 3.048m, rộng 45m.

  • Đường băng số 1: 02L/20R
  • Đường băng số 2: 02R/20L (khai thác từ ngày 10/10/2019)

– Sân đỗ tàu bay (Apron): 26 vị trí đỗ tàu bay.

– Cấp sân bay: 4E

– Sân bay dùng chung quân sự và hàng không dân dụng.

– Nhà ga hành khách (Passenger Terminal): Sân bay Quốc tế Cam Ranh có 2 nhà ga riêng biệt để phục vụ các chuyến bay nội địa và quốc tế (13.995m2).

  • Nhà ga T1: Ga nội địa
  • Nhà ga T2: Ga quốc tế (khai thác từ tháng 6/2018)
Sân bay quốc tế
Sân bay quốc tế Cam Ranh

Sân Bay Quốc Tế Phú Bài- Huế (HUI)

Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài là sân bay phục vụ thành phố Huế tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Nằm ở phía nam thành phố Huế cách trung tâm thành phố 15km, (thuộc phường Phú Bài, thị xã Hương Thuỷ – tỉnh Thừa Thiên Huế)

Sân bay có tọa độ: 16°24′06″N, 107°42′10″E.

Sân bay quốc tế Phú Bài hiện có đường băng dài 2700m, rộng 45m, có đèn chiếu sáng phục vụ các chuyến bay đêm.

Sân bay quốc tế Phú Bài được xây dựng từ thời còn thực dân Pháp, người Pháp xây dựng sân bay này nhằm phục vụ kinh thành Huế. Nó được sửa chữa nâng cấp nhiều lần như kéo dài đường băng để tiếp nhận các máy bay lớn; hệ thống đường lăn, sân đỗ, hệ thống thoát nước, hệ thống đèn dẫn đường

Năm 2011, sân bay này đã phục vụ 5800 lượt chuyến bay hạ và cất cánh với tổng số 780.000 lượt khách.

Năm 2015, sân bay này phục vụ 1,3 triệu lượt khách.

Năm 2020 sân bay đạt lượng khách phục vụ là 2 triệu lượt khách. 

Cảng HKQT Phú Bài là nơi đặt trụ sở của hãng hàng không Vietravel Airlines

Đây cũng là sân bay thứ tư của nước ta đã được chính phủ phê duyệt vào ngày 16/8/2007

Sân bay quốc tế
Sân bay quốc tế Phú Bài (top 5 sân bay quốc tế lớn nhất Việt Nam)

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết, hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về Top 5 các sân bay quốc tế lớn nhất Việt Nam . Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ hotline: 0972433318 để được tư vấn chi tiết hoặc để lại comment.

Công ty cổ phần Dịch vụ và Thương mại quốc tế OZ Việt Nam

Địa chỉ: Số 8/162 Nguyễn Văn Cừ, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: 0972433318

Email: xnkngantin@gmail.com

Xem thêm

Những sân bay quốc tế bận rộn nhất tại Trung Quốc

Quy trình làm thủ tục hàng nhập khẩu tại kho hàng sân bay Tân Sơn Nhất

Đánh giá post