Thuận lợi, khó khăn của hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu năm 2023

Hiện nay vấn đề tự do hóa thương mại đã trở thành thực tiễn phổ biến của nền kinh tế thế giới, góp phần tích cực đẩy mạnh hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu. Vậy những thuận lợi, khó khăn của hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của thutucxuatnhapkhau.com để hiểu hơn nhé!

image 39

1. Khái niệm xuất nhập khẩu hàng hóa?

Xuất nhập khẩu hàng hóa là hoạt động kinh doanh buôn bán hàng hóa trên phạm vi quốc tế nhằm mục đích phục vụ nền kinh tế trong nước phát triển trên cơ sở khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sẵn có về lao động, đất đai, tài nguyên khác của nền kinh tế giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân lao động, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật và quy trình công nghệ sản xuất, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá đất nước, đáp ứng các yêu cầu cơ bản và cấp bách về sản xuất và đời sống, đồng thời góp phần hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng và điều hoà cung cầu để ổn định thị trường trong nước.

2. Về đặc điểm xuất nhập khẩu hàng hóa
thuận lợi, khó khăn của hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu
Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu

Xuất khẩu và nhập khẩu là hai hoạt động cơ bản cấu thành nên hoạt động ngoại thương. Thông qua trao đổi buôn bán trên phạm vi ngoài quốc gia thì xuất nhập khẩu hàng hóa hoạt động phức tạp hơn rất nhiều so với kinh doanh trong nước.

Thứ nhất, Thị trường rộng lớn, khó kiểm soát. Với phạm vi không giới hạn trên
toàn cầu xuất nhập khẩu kết nối các quốc gia lại với nhau và tạo ra một thị trường rộng
lớn, điều này khiến các quốc gia khó kiểm soát như thị trường nội địa do pháp luật, chính
sách kinh tế, thương mại, tập quán buôn bán của mỗi quốc gia là khác nhau.

Thứ hai, Xuất nhập khẩu hàng hóa hoạt động tuân theo nguyên tắc thị trường (Bàn tay vô hình) chịu sự quản lý của Nhà nước. Tất cả hoạt động buôn bán đều tuân theo quy luật Cung – Cầu với cơ sở là lợi thế so sánh của David Ricardo và theo mô hình Heckscher-Ohlin nên nước có lợi thế sản xuất sẽ xuất khẩu sang nước có lợi thế ít hơn. Tuy nhiên Nhà nước sẽ đưa ra những chính sách để kiểm soát xuất nhập khẩu hàng hóa như thuế quan, phi thuế, hạn ngạch,…

Thứ ba, Xuất nhập khẩu hàng hóa vô cùng đa dạng, phong phú và chịu ảnh hưởng tổng hợp của nhiều nhân tố như văn hóa, thị hiếu, điều kiện tự nhiên, chính trị, … Từ đó tạo nên thị trường quốc tế rộng lớn với đa dạng các mặt hàng, thị trường mới, kinh nghiệm sản xuất mới để đáp ứng nhu cầu tốt nhất của người tiêu dùng.

3. Thuận lợi, khó khăn của hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu

3.1 Thuận lợi của hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu

Thứ nhất, Kể từ khi bắt đầu tham gia ký kết FTA đầu tiên (AFTA, có hiệu lực năm 1993) cho đến nay Việt Nam và các đối tác đã cắt giảm đáng kể hàng rào thuế quan và phi thuế quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa của Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa .

Xuất nhập khẩu Việt Nam trước khi có sự tác động của FTA nói chung còn nhiều yếu
kém về giá trị và chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế của đất nước. Ngược lại với giai
đoạn trước đó, trong những năm gần đây xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có những bước
tiến vượt bậc, nhất là trong giai đoạn nhiều FTA đi vào có hiệu lực và có sự xuất hiện của
FTA thế hệ mới là CPTPP và EVFTA.

Thứ hai, số lượng các nước có quan hệ thương mại với Việt Nam tăng lên đáng kể
và tiếp cận được nhiều khu vực địa lý mới

  • Khu vực châu Á: Đông Nam Á (ASEAN), Đông Á(Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) và Nam Á (Ấn Độ) là những quốc gia truyền thống của Việt Nam và có vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế. Nhờ FTA mà đến năm 2021 Việt Nam đã có thêm nhiều thị trường xuất nhập khẩu ở một số thị trường khác như Tây Nam Á (Israel),
  • Khu vực Châu Âu: Có quan thương mại với Việt Nam từ khá sớm nhưng còn chiếm tỷ trọng nhỏ. Nhờ FTA mà cụ thể là EVFTA đã giúp Việt Nam ngày càng thâm nhập sâu vào thị trường này
  • Khu vực Bắc Mỹ với thị trường Hoa Kỳ chiếm tới 16,7% tỷ trọng xuất nhập khẩu
    hàng hóa của Việt Nam
  • Khu vực Nam Mỹ: Hiện nay Việt Nam mới bắt đầu tiếp cận thị trường này với tỷ trọng còn nhỏ và Chile là quốc gia duy nhất ở Nam mỹ hiện nay có FTA với Việt Nam.
  • Châu Đại Dương: Với Úc và New Zealand là hai thị trường chính của Việt Nam với
    tỷ trọng có xu hướng tăng nhờ cáo CPTPP và một số FTA hỗn hợp đa phương khác với
    ASEAN.

Thứ ba, về tính chất đẳng cấp của thị trường có thị trường “khó tính” và thị trường “dễ tính”: Việt Nam đã có khả năng cạnh tranh và tận dụng được nhiều thị trường được coi là dễ tính và dần tiếp cận được các thị trường khó tính trong xuất nhập khẩu:

Thị trường “dễ tính” của Việt Nam có thể kể đán như các nước ở Đông Á gồm Trung
Quốc, Đài Loan hay Nam Á có Ấn Độ hoặc ASEAN. Đây là những thị trường đóng vai trò
lớn trong thúc đẩy xuất nhập khẩu Việt Nam phát triển với tỷ trọng của một số quốc gia
khá cao trong tổng cơ cấu xuất nhập khẩu như Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, ASEAN

Thị trường “khó tính” đem lại nhiều lợi ích lớn cho xuất nhập khẩu Việt Nam trong mở rộng quan hệ thương mại quốc tế, nâng cao giá trị hàng xuất khẩu, xây dựng thương hiệu trên phạm vi toàn cầu và tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hóa, doanh nghiệp và vị thế quốc gia trên thị trường quốc tế. Trước khi có các FTA việc tiếp cận các thị trường khó tính như EU, Bắc Mỹ, Úc, New Zealand… hay thậm chí là Nhật Bản. Nhờ các FTA mà đã giúp dần tiếp cận được những thi trường này và trong tương lai khi mà hàng hóa Việt Nam ngày càng được nâng cao về chất lượng và năng lực cạnh tranh thì sẽ có cơ hội thâm nhập sâu hơn nữa vào các thị tường này.

Thứ tư, về cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu được chuyển biến theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam thời kỳ trước những năm 1993 khá lạc hậu và khó có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới. Trong giai đoạn trước năm 1993 tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu chủ yếu ở một số mặt hàng như Nông sản (42,5%), hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp (19,04%) hay hàng thủy sản (11,40%). Có thể thấy với cơ cấu này Việt Nam lúc này mới chỉ có thể xuất khẩu một số mặt hàng giá trị chưa cao cũng như chưa tận dụng được hết thế mạnh trong nước trong lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu. Cũng trong giai đoạn đó Việt Nam chủ yếu nhập khẩu tư liệu sản xuất với tỷ trọng 84,82% trong đó: Máy móc, thiết bị, phụ tùng chiếm 25,71% và nguyên nhiên vật liệu chiếm 59,11%. Lúc này nhu cầu nhập khẩu hàng tiêu dùng của Việt Nam vẫn còn khá lớn (15,18%) khi mà tiềm năng sản xuất chưa được khai thác có hiệu quả.

Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu như nông sản, thủy sản, khoáng sản thô có xu hướng giảm mặc dù vẫn là các sản phẩm xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam. Tỷ trọng các loại hàng hóa như máy móc, linh kiện điện tử, hay các mặt hàng có giá trị cao mà trước đây phải nhập khẩu nay đã có thể sản xuất và xuất khẩu. Điều này chứng tỏ không chỉ cơ cấu hàng xuất khẩu ngày càng phát triển mà hoạt động trong nước ngày càng có nhiều tiến bộ.

Thứ năm, hiện nay chất lượng của các sản phẩm tại Việt Nam có chất lượng ngày càng cao và đang dần chinh phục các thị trường khó tính trong đó có thị trường EU,… Nhiều doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay ngày càng chú trọng đầu tư cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng hóa tiêu chuẩn cao để xuất khẩu đi các thị trường phát triển khác. Các yêu cầu về sản phẩm như: chất lượng sản phẩm, mẫu mã, kiểu loại,… ngày càng đa dạng và phong phú đáp ứng được nhu cầu của các quốc gia khác trên thế giới.

3.2. Khó khăn của hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu

Xuất khẩu Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Hoa Kỳ nên khi các thị trường này biến động sẽ làm trì trệ hoạt động xuất khẩu của nhiều mặt hàng như nông sản. Hơn thế Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam nhưng vẫn chưa thể đàm phán ký kết nên nhiều tiềm năng vẫn chưa thể phát huy ở thị trường này.

Nhận thức của các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hộ sản xuất của Việt Nam còn nhiều hạn chế, chưa thực sự hiểu rõ và hiểu đúng các FTA để tận dụng và gây ra tình trạng lo ngại đầu tư vào các dự án, ngành sản xuất tận dụng ưu đãi FTA. Từ đó gây nên thực trạng không tận dụng được FTA là để lãng phí nguồn lực sản xuất.

Hiện nay hoạt động sản xuất hàng xuất nhập khẩu còn chưa đúng với tiềm năng, các hạng mục cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ, còn lạc hậu và làm cản trở xuất nhập khẩu và hạn chế khả năng tận dụng ưu đãi. Ngoài ra, không ít trường hợp hàng hóa của nước ngoài lấy xuất xứ Việt Nam để hưởng thuế suất ưu đãi theo các FTA hoặc các quy định ưu đãi thuế quan. Thống kê từ Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương), đến hết quý 1/2021, đã có 203 vụ việc phòng vệ thương mại do 21 quốc gia/vùng lãnh thổ khởi xướng điều tra đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đặc biệt, số lượng các vụ việc chống lẩn tránh
nhằm vào hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam đang có dấu hiệu tăng lên do một vài nước cho rằng hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sử dụng nguyên liệu chính được nhập khẩu từ những khu vực đang bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.

Các thủ tục hành chính trong xuất nhập khẩu còn rườm rà, nhiều thủ tục có thể cắt bỏ, hành vi tiêu cực của cán bộ vẫn còn tồn tại ở một số cá nhân làm gián đoạn xuất nhập khẩu hàng hóa. Công tác quản lý kiểm tra vẫn còn lỏng lẻo ở một số khâu, một số địa phương. Tình trạng gian lận xuất xứ và gian lận thương mại trong thời gian qua có dấu hiệu tăng lên. Hoạt động lẩn tránh phòng vệ thương mại là hành vi thay đổi nguồn gốc hoặt loại hàng hóa để tránh biện pháp phòng vệ thương mại đang được nhiều doanh nghiệp lợi dụng.

Các ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chưa đáp ứng tốt được các nhu cầu về nguyên liệu, máy móc, dịch vụ… và chưa thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Vấn đề cốt yếu là đào tạo ra thế hệ lao động mới đáp ứng tính toàn cầu còn hạn chế trong chương trình giáo dục, nhiều lỗ hổng về sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu tham khảo chưa được quản lý triệt để nên nhiều “lao động tương lai” chưa tiếp cận được với vấn đề tự do thương mại và vị trí chuỗi giá trị toàn cầu.

Hoạt động sản xuất trong nước còn nhiều yếu kém, các ngành công nghiệp phụ trợ cho xuất khẩu chưa đáp ứng được yêu cầu, năng lực cạnh tranh nhỏ nên gây cản trở lớn trong quá trình xuất khẩu.

Việc cắt giảm thuế quan cho hàng hóa nước ngoài đồng nghĩa với việc hàng hóa Việt Nam mất đi “hàng rào” bảo hộ nên làm cho hàng hóa nội địa bị cạnh tranh mạnh cũng như gây ra tình trạng các ngành sản xuất trong nước chịu tác động trực tiếp của những biến động trên thị trường hàng hóa quốc tế. Tự do hóa thương mại, cắt giảm thuế quan đồng nghĩa giảm ngân sách nhà nước, điều này là nguyên nhân chính khiến nước ta chưa thể ngay lập tức rút gọn các thủ tục hành chính như nhiều quốc gia trên thế giới.

Thêm vào đó, sự hiểu biết của các Doanh nghiệp Việt Nam về các ưu đãi được hưởng đối với hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu chưa cao, khả năng cải tiến thay đổi của các doanh nghiệp chưa linh hoạt. Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thì có tới 40% doanh nghiệp gặp khó khăn trong đổi mới, nâng cao chất lượng lao động và môi trường lao động; 55% doanh nghiệp thiếu vốn, trình độ quản lý,
công nghệ mới; 59% Doanh nghiệp lại chưa thể đáp ứng yêu cầu về nguyên tắc xuất xứ..

Cuối cùng là, hạn chế của hệ thống cơ sở hạ tầng khiến trình độ sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều bất cập chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ lẻ ít khả năng cạnh tranh so với thị trường trong khuôn khổ FTA và khó đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ hay không thể cạnh tranh. Trong quá trình thực hiện các FTA, doanh nghiệp có thể tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Đây là một trong những điều kiện giúp tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động này cũng tiềm ẩn nguy cơ gian lận rất lớn nếu không được kiểm soát.

Hiện nay, nhu cầu về xuất khẩu hàng hóa là rất lớn, nếu doanh nghiệp muốn kinh doanh hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Hãy đọc bài viết về những thuận lợi của hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu và các khó khăn của hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu để có quyết định chính xác hơn nhé. Nếu bạn có dự định hoặc đang hoạt động kinh doanh loại hàng hóa nào và có nhu cầu tìm một đơn vị logistics uy tín, nhiều kinh nghiệm làm thủ tục hải quan, hãy liên hệ ngay với chúng tôi – CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ OZ VIỆT NAM để được tư vần và hỗ trợ một cách nhanh chóng nhất.

5/5 - (2 bình chọn)