Những loại đá Marble trắng ý từ lâu vẫn luôn được các khách hàng ưa chuộng. Vì vẻ đẹp tươi sáng, hiện đại, sang trọng luôn lôi cuốn họ ngay từ cái nhìn đầu tiên. Một thực tế là hầu hết khách hàng đều chỉ biết chúng có màu trắng nên gọi đá Marble trắng. Chứ không phải ai cũng biết rằng có nhiều loại đá tự nhiên Marble ý cũng có màu trắng. Hiện nay mặt hàng đá trắng marble đang là thế lực xuất khẩu mạnh của các tỉnh Nghệ An. Vậy thủ tục xuất khẩu đá trắng marble thế nào? Hãy cùng thutucxuatnhapkhau.com đi tìm hiểu ở bài viết này nhé!
Về chính sách mặt hàng
– Thông tư số 05/2019/TT-BXD sửa đổi bổ sung thông tư số 05/2018/TT-BXD hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
– Thông tư số 05/2018/TT-BXD thay thế thông tư số 04/2012/TT-BXD hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
– Căn cứ quy định tại Điều 1 và điều 2 Thông tư số 41/2012/TT-BCT ngày 21/12/2012 của Bộ Công Thương quy định về xuất khẩu khoáng sản thì:
“2. Khoáng sản xuất khẩu bao gồm: khoáng sản kim loại, khoáng sản phi kim loại, khoáng sản làm khoáng chất công nghiệp. Than, dầu mỏ, khí đốt thiên nhiên, condensate, băng cháy, nước khoáng, nước nóng thiên nhiên, khoáng sản làm vật liệu xây dựng, khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng, hợp kim, kim loại không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.”
Căn cứ theo Phụ lục 1 Danh mục, tiêu chuẩn và điều kiện xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng ban hành kèm Thông tư số 05/2019/TT-BXD của Bộ Xây dựng hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng. Khi xuất khẩu sẽ lấy mẫu đi kiểm tra chất lượng tại các cơ sở thuộc hệ thống VILAS.
Hs code đá trắng marbel
Để xác định mã Hs Code cần phải dựa vào tính chất cấu tạo. Người ta sẽ phân các mặt hàng thành nhiều loại tương ứng với các mã Hs Code khác nhau.
Nếu xác định được mặt đá là Marbel dùng để làm tượng đài hoặc đá xây dựng. Loại mới chỉ cắt bằng cưa thành tấm, sản phẩm còn ở dạng thô, chưa được gia công. Trên mặt đá còn mang dấu vết của quá trình cưa thì sản phẩm thuộc nhóm 25.15 và 25.16
Nếu xác định được mặt đá là Marbel dùng để làm tượng đài hoặc đá xây dựng. Loại mới chỉ cắt bằng cưa, đã được gia công (đã đánh bóng, cắt cạnh, mài…), thuộc nhóm 68.02.
Mặt hàng đá trắng marble dùng trong ốp lát có dạng khối hoặc hình chữ nhật có mã HS Code là 25151210 nhưng theo Thông tư 05/2019/tt-bxd thì quy cách để xuất khẩu đá marble dùng trong ốp lát phải có thể tích >= 0,5m3
Phân nhóm 2515.11
Với mục đích của phân nhóm này thì “dạng thô” được coi là các khối hoặc phiến được xẻ dọc theo mặt phẳng thớ tự nhiên của đá. Bề mặt của chúng thường không phẳng hoặc nhấp nhô và thường có dấu của dụng cụ dùng để phân tách (xà beng, nêm, búa chim v.v)
Đá “đẽo thô” là loại đá mới chỉ được gia công thô sau khi khai thác, để tạo thành các khối hoặc phiến, các bề mặt còn rất thô và ghồ ghề. Việc gia công này bao hàm việc cắt bỏ các chỗ lồi không cần thiết bằng búa hoặc bằng dụng cụ đục đẽo.
Phân nhóm này không bao gồm đá khối hoặc phiến đã được cắt thành hình chữ nhật (kể cả hình vuông).
Phân nhóm 2515.12
Thuộc phân nhóm này là các khối và phiến chỉ mới được cắt bằng việc cưa, phải có rõ dấu vết của quá trình cưa (hình sợi dây hoặc vết cưa khác) trên bề mặt của chúng. Trường hợp việc cưa được thực hiện cẩn thận thì vết cưa có thể rất mờ. Trong trường hợp này, nên đặt một tấm giấy mỏng vào mặt đá và dùng bút chì trà nhẹ và đều với bút chì đặt nằm ngang tối đa. Cách này sẽ giúp thấy các vệt cưa đều trên những bề mặt được cưa cẩn thận hoặc bề mặt có dạng hạt.
Phân nhóm này cũng bao gồm các khối và phiến hình chữ nhật (kể cả hình vuông) được gia công bằng cách khác không phải dùng cưa, như bằng búa đục hoặc búa chim
Trích dẫn ” Chú giải Hs code 2017″
Thuế xuất khẩu đá trắng marble
Thuế xuất khẩu mặt hàng đá trắng marble: 17% Thuế xuất khẩu ưu đãi CPTPP: 13%
Thủ tục xuất khẩu đá trắng marble
Mặt hàng đá trắng là khoáng sản làm VLXD xuất khẩu có quy định quy cách và chỉ tiêu theo Thông tư 05/2019/TT-BXD. Ngoài ra còn là hàng hóa rủi ro về giá và phân loại.
Đối với hồ sơ xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng, đề nghị bạn thực hiện theo quy định tại khoản 5 điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi bổ sung điều 16 của thông tư số 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính. Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 05/2018/TT-BXD của Bộ Xây Dựng, các giấy tờ chứng minh nguồn gốc khoáng sản gồm:
- a) Đối với doanh nghiệp tự khai thác và chế biến khoáng sản hoặc được ủy quyền khai thác, chế biến và xuất khẩu khoáng sản: Doanh nghiệp phải có bản sao công chứng giấy phép khai thác khoáng sản và giấy chứng nhận đầu tư dự án chế biến khoáng sản. Trường hợp, đơn vị khai thác khoáng sản chưa có nhà máy chế biến phải bổ sung giấy chứng nhận đầu tư dự án chế biến của đơn vị đã được thuê chế biến khoáng sản và hợp đồng thuê chế biến khoáng sản.
- b) Đối với doanh nghiệp mua khoáng sản để chế biến xuất khẩu: Doanh nghiệp phải có bản sao công chứng các giấy phép khai thác khoáng sản, hoá đơn thuế giá trị gia tăng và giấy chứng nhận đầu tư dự án chế biến khoáng sản của bên bán.
- c) Đối với doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hoạt động xuất khẩu khoáng sản mua khoáng sản đã qua chế biến để xuất khẩu: Doanh nghiệp phải có hợp đồng mua bán, bản sao công chứng các giấy phép khai thác khoáng sản, hoá đơn thuế giá trị gia tăng và giấy chứng nhận đầu tư dự án chế biến khoáng sản của bên bán.
- d) Đối với doanh nghiệp nhập khẩu khoáng sản để chế biến và xuất khẩu: Doanh nghiệp phải có Tờ khai nhập khẩu chứng minh khoáng sản đã chế biến để xuất khẩu được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
Thủ tục hải quan:
Bộ hồ sơ bao gồm
- Sales Contract
- Commercial Invoice
- Packing List
- Giấy phép khai thác và giấy phép mua bán, gia công
- Giấy kết quả phân tích VILAS
- Giấy tờ đầu vào khác (đã nêu ở bên trên)
Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết, hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về thủ tục xuất khẩu đá trắng marble. Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ hotline: 0972433318 để được tư vấn chi tiết hoặc để lại comment.
Công ty cổ phần Dịch vụ và Thương mại quốc tế OZ Việt Nam
Địa chỉ: Số 8/162 Nguyễn Văn Cừ, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 0972433318
Email: xnkngantin@gmail.com