Thủ tục nhập khẩu phân bón

Thủ tục nhập khẩu phân bón đang là điều mà các nhà nhập khẩu đang muốn tìm hiểu trong những năm gần đây vì nhu cầu trồng trọt và sự phát triển đa dạng của các loại phân bón mới . Vậy nhập khẩu phân bón về Việt Nam gồm những bước nào? Hãy cùng OZ Việt Nam chúng tôi giải đáp vấn đề này mới nhất hôm nay.

Thủ tục nhập khẩu phân bón

Khái quát về nhập khẩu phân bón tại Việt Nam

Nhập khẩu phân bón là một hoạt động quạn trọng trong ngành nông nghiệp của Việt Nam nhằm đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp của nước ta. Việt Nam là một quốc gia chủ yếu là nông nghiệp vì vậy phân bón đóng vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất cũng như chất lượng nông sản Việt Nam và đảm bảo phát triển kinh tế bền vững.

Phân bón thường được nhập khẩu từ các quốc gia như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, các nước khu vực thuộc Liên minh Châu Âu, Mỹ và các khu vực khác. Các loại phân bón được nhập chủ yếu bao gồm phân bón hữu cơ, phân bón hóa học và phân bón hỗn hợp.

Chính sách nhập khẩu phân bón về Việt Nam

Quy trình nhập khẩu phân bón được quy định trong các văn bản quy định như sau:

  • Luật thuế GTGT ( VAT ) 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008
  • Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017
  • Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20/09/2017
  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi và bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018
  • Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019

Theo những văn bản kể trên thì mặt hàng phân bón nhập khẩu về Việt Nam không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, khi khách hàng tiến hành làm thủ tục nhập khẩu phân bón về Việt Nam thì cần phải chú ý đến những điểm như sau:

  • Phải tiến hành làm thủ tục công bố lưu hành loại phân bón nhập khẩu
  • Tiến hành kiểm tra chất lượng phân bón nhập khẩu
  • Phân bón là đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng ( VAT ) khi nhập khẩu

Bài báo liên quan: Dịch vụ công trực tuyến hải quan

Mã HS và thuế nhập khẩu ưu đãi của phân bón nhập khẩu

Tra cứu mã HS khi tiến hành làm thủ tục nhập khẩu phân bón về Việt Nam là điều cần thiết phải làm của các bên xuất nhập khẩu hàng hóa. Mã HS của phân bón nhập khẩu chi tiết như sau:

Mô tả sản phẩmMã HSThuế nhập khẩu ưu đãi (%)
Phân bón có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật
Phân bón có nguồn gốc từ thực vật310100100
Phân bón có nguồn gốc từ động vật310100920
Phân bón có nguồn gốc từ thực vật và động vật310100990
Phân khoáng hoặc phân hóa học có chứa nitơ
Phân Ure, có hoặc không ở trong dung dịch nước310210006
Phân bón Ammonia Sulphate310221000
Phân bón Ammonia Sulphate, muối kép và hỗn hợp của Ammonium Sulphate và Ammonia Nitrat310229000
Phân Ammonia Nitrat, có hoặc không dung dịch nước310230000
Phân hỗn hợp của Ammonia Nitrat với Canxi Cacbonat hoặc các chất vô cơ khác không phải phân bón 310240003
Phân Natri Nitrat310250000
Phân có thành phần muối kép và hỗn hợp của Canxi Nitrat và Ammonia Nitrat310260000
Hỗn hợp Urê và Amoni Nitrat ở trong dung dịch nước hoặc là Amoniac310280000
Các loại phân khác kể cả các loại hỗn hợp chưa có tên trong phân nhóm trước310290000
Phân khoáng hoặc phân hóa học có chứa phosphat ( phân lân )
Phân phosphat đã nung310390106
Các loại phân lân khác310390900
Phân khoáng hoặc phân hóa học có chứa kali
Phân Kali Clorua310420000
Phân Kali Sulphate310430000
Các loại phân Kali khác310490000
Phân tổng hợp
Phân tổng hợp Supephotphat và phân phosphat đã nung đóng gói không quá 10 kg310510106
Phân tổng hợp nito, phospho và kali, đóng gói không quá 10 kg310510206
Phân bón đá đóng gói không quá 10 kg, dạng viên và các loại khác310510900
Phân khoáng hoặc phân hóa học có chứa 3 thành phần cơ bản là nitơ, phospho và kali310520006
Phân hỗn hợp diamoni hydro orthophosphat ( diamoni phosphat )310530006
Phân hỗn hợp amoni dihydro orthophosphat ( monoamoni phosphat )  và hỗn hợp của nó với diamono hydro orthophosphat310540000
Phân hỗn hợp có chứa nitrat và phosphat310551000
Mã phân bón khác310590000

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu phân bón

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu phân bón nói riêng và đối với các loại hàng hóa khác nói chung đã được quy định trong Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 và đã được sửa đổi và bổ sung tại thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018. Các giấy tờ và hồ sơ cần thiết như sau:

  • Tờ khai hải quan
  • Hóa đơn thương mại ( Commerical Invoice )
  • Vận đơn ( Bill of Lading )
  • Danh sách đóng gói ( Packing List )
  • Hợp đồng thương mại ( Sale Contract )
  • Chứng nhận xuất xứ ( C/O ) nếu như có yêu cầu
  • Hồ sơ công bố lưu hành
  • Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng
istockphoto 684977254 612x612 1
Thủ tục nhập khẩu phân bón

Trong những giấy tờ và chứng từ kể trên thì tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, vận đơn, hồ sơ công bố và lưu hành sản phẩm và hồ sơ kiểm tra chất lượng. Chứng nhận xuất xứ là chứng từ không bắt buộc phải có, tuy nhiên nếu như muốn hưởng thuế nhập khẩu đặc biệt thì người mua nên yêu cầu người bán cung cấp. Đối với các giấy tờ khác thì nếu như bên hải quan yêu cầu sẽ bổ sung thêm.

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu phân bón

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu phân bón cũng như quy trình làm thủ tục nhập khẩu các loại mặt hàng khác được quy định cụ thể tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC vào ngày 25/03/2015 và được sửa đổi tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC vào ngày 20/04/2018. Dưới đây là các bước tiến hành làm thủ tục nhập khẩu phân bón.

Bước 1 : Khai tờ khai hải quan

Sau khi đã có đầy đủ các loại chứng từ nhập khẩu hàng hóa như: Hợp đồng, hóa đơn thương mại, danh sách đóng gói, vận đơn, chứng nhận xuất xứ,… và xác nhận được mã HS của sản phẩm nhập khẩu thì có thể tiến hành nhập thông tn khai báo lên hệ thống hải quan điện tử

Bước 2: Đăng ký kiểm tra chất lượng và kiểm dịch hàng hóa

Đăng ký kiểm tra chất lượng và kiểm dịch là yêu cầu hàng đầu và bắt buộc khi làm thủ tục nhập khẩu phân bón về Việt Nam. Kiểm tra chất lượng hàng hóa sẽ được đăng ký trên hệ thống một cửa quốc gia https://vnsw.gov.vn/

Bước 3: Mở tờ khai hải quan

Sau khi đã khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Sau khi đã có luồng tờ khai thì sẽ in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để tiến hành mở tờ khai hải quan. Tùy theo các luồng xanh, vàng, đỏ mà thực hiện các bước mở tờ khai.

Bước 4: Thông quan tờ khai hải quan

Sau khi kiểm tra xong hồ sơ hải quan, nếu như không còn thiếu xót hay còn có thắc mắc gì thì các bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan cho tờ khai hải quan. Lúc này, bên nhập khẩu hàng hóa có thể tiến hành đóng thuế nhập khẩu và đưa hàng hóa về kho bảo quản

Bước 5: Mang hàng về kho bảo quản và sử dụng

Sau khi đã có chứng nhận đạt chất lượng xuất nhập khẩu thì có thể bổ sung cho bên hải quan và tải lên trang web một cửa quốc gia để tiến hành thông quan cho hàng hóa. Sau khi hoàn thành các bước kể trên, nhà nhập khẩu hàng hóa có thể tiến hành đưa hàng hóa ra ngoài thị trường Việt Nam.

Quy trình đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm phân bón

Việc đăng ký kiểm tra chất sản phẩm phân bón là điều bắt buộc các nhà nhập khẩu phải làm dựa theo quy định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019. Việc đăng ký có thể diễn ra trực tiếp trên giấy tờ hoặc là sử dụng đăng ký điện tử để thực hiện đăng ký trực tuyến. Sau đây OZ Việt Nam chúng tôi sẽ hướng dẫn quy trình đăng ký trực tuyến kiểm tra chất lượng sản phẩm phân bón như sau:

Bước 1: Mở tài khoản trên trang thủ tục một cửa

Để có thể tiến hành khai báo kiểm tra chất lượng phân bón nhập khẩu vào Việt Nam, trước tiên phải tạo tài khoản trên trang web một cửa quốc gia https://vnsw.gov.vn/ và làm theo hướng dẫn đã có.

Bước 2: Tạo hồ sơ đăng ký

Để tạo hồ sơ đăng ký cho tài khoản thì cần chuẩn bị các hồ sơ, chứng từ cần thiết như hợp đồng thương mại, hóa đơn, danh sách đóng gói, vận đơn, công bố lưu hành. Sau khi đã chuẩn bị xong các chứng từ, hồ sơ kể trên thì sẽ tiến hành nhập các dữ liệu liên quan.

Bước 3: Liên hệ chung tâm kiểm nghiệm sản phẩm

Sau khi đã đăng ký xong và hồ sơ đã được thông qua thì sẽ có thể liên hệ đến chung tâm kiểm nghiệm để thông báo lấy mẫu và tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm. Có thể đưa hàng về kho và lấy mẫu trực tiếp tại kho bảo quan hàng hóa.

Bước 4: Chờ kết quả và bổ sung hồ sơ nếu như cần thiết

Sau khi đã lấy xong mẫu, phía trung tâm kiểm tra sẽ tiến hành kiểm tra theo quy chuẩn đã được quy định. Việc lấy mẫu và kiểm tra chất lượng sản phẩm sẽ diễn ra trong vòng từ 5-10 ngày sẽ có kết quả. Trong quá kiểm tra, nếu như cần bổ sung hồ sơ hoặc giấy tờ gì thì bên trung tâm kiểm tra sẽ yêu cầu bổ sung thêm.

Bước 5: Nộp kết quả cho hải quan để tiến hành thông quan hàng hóa

Sau khi đã có kết quả kiểm tra đầy đủ thì chứng từ sẽ tải lên trang thủ tục một cửa quốc gia, kết quả gốc sẽ được đưa đến bên hải quan để tiến hành thông quan hàng hóa.

Những lưu ý khi tiến hành nhập khẩu phân bón

Trong quá trình tiến hành làm thủ tục nhập khẩu phân bón, những lưu ý khách hàng cần lưu tâm khi tiến hành làm thủ tục như sau:

  • Phân bón là mặt hàng không chịu thuế giá trị gia tăng ( VAT )
  • Mặt hàng phân bón cần phải làm công bố lưu hành
  • Phân bón nhập khẩu cần phải làm kiểm tra chất lượng
  • Có thể mang hàng hóa về kho bảo quản trong thời gian chờ thông quan hàng hóa.
istockphoto 856189046 612x612 1
Thủ tục nhập khẩu phân bón

Trên đây là những lưu ý và quá trình làm thủ tục nhập khẩu phân bón về Việt Nam của OZ Việt Nam của chúng tôi. Nếu như khách hàng có bất kỳ thắc mắc về thủ tục nhập khẩu phân bón hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ tại OZ Việt Nam của chúng tôi thì hãy nhanh chóng liên hệ đến số hotline để được đội nhón chăm sóc khách hàng tiến hành giải đáp các thắc mắc và tư vấn về dịch vụ của công ty chúng tôi phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ OZ VIỆT NAM

  • Địa chỉ: Số 57, ngõ 481 Ngọc Lâm , P. Ngọc Lâm, Q. Long Biên, TP. Hà Nội.
  • Hotline: 0972433318
  • Email: xnkngantin@gmail.com
  • Website: thutucxuatnhapkhau.com
Đánh giá post